Bullish là gì? Đặc điểm, dấu hiệu và cách giao dịch hiệu quả

Đầu tư ngoại hối phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường, do đó, các traders cần nắm vững các kiến thức cơ bản thì mới nắm bắt được sự biến động đó. Hai thuật ngữ rất cơ bản trong giao dịch ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung là bullish và bearish. Cả hai thuật ngữ này đều đang ám chỉ đến trạng thái và xu hướng của thị trường. Nếu bullish thể hiện giá đang đi theo xu hướng tăng thì bearish mang ý nghĩa ngược lại. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể về bullish là gì và cách giao dịch với nó như thế nào.

Bullish là gì?

Bullish là gì
Bullish là thuật ngữ biểu hiện thị trường đang trong giai đoạn tăng

Hiểu một cách đơn giản, bullish mang ý nghĩa thị trường đang di chuyển theo xu hướng đi lên. Nó biểu thị cho việc giá của một tài sản đang trong xu hướng tăng. Vậy thị trường bullish được hiểu như thế nào? Thuật ngữ này ám chỉ đến một thị trường tăng giá. Cụ thể, giá của các tài sản trong thị trường đang diễn biến theo xu hướng tăng, tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và giao dịch với volume lớn.

Sở dĩ từ dùng từ “bull” là để ám chỉ thị trường di chuyển như cách con bò tấn công. Thông thường, bò sẽ tấn công đối phương bằng cách dùng sừng hất tung theo chiều từ dưới lên. Điều này cũng được giải thích ngược lại với thuật ngữ bearish. “Bear” ám chỉ đến hình ảnh con gấu dùng chân tấn công theo chiều từ trên xuống.

Trong thị trường này, nhà đầu tư kỳ vọng giá tài sản tăng lên, cầu lớn hơn cung. Do số lượng mua lớn hơn nhiều so với số lượng bán. Kết quả là giá bị nghiêng hẳn về một hướng và giá lại có đà tăng lên cao. Về bản chất, nó là sự tăng giá, nhưng đối với mỗi đối tượng trong những khung thời gian khác nhau, bullish sẽ được thể hiện theo nhiều hình thức.

Có thể bạn quan tâm: Ủy thác đầu tư Forex là gì?

Tăng giá trong ngắn hạn

Giống như tên gọi, hình thức này phù hợp với traders giao dịch ngắn hạn. Thời gian ngắn hạn có thể là vài phút, vài giờ hoặc kéo dài đến vài ngày. Đương nhiên, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng tài sản tăng giá trong những khoảng thời gian này. Traders cũng có thể gặp bullish ngắn hạn trong môi trường tăng giá dài hạn và giảm giá dài hạn.

Tăng giá trong dài hạn

Ngược lại với hình thức trên, bullish dài hạn phù hợp với các traders giao dịch dài hạn. Theo đó, giá tài sản sẽ di chuyển theo xu hướng tăng trong một khoảng thời gian dài. Có thể là tăng trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn nữa là vài năm. Thị trường lúc này đang diễn ra hết sức sôi động, nhà đầu tư luôn đặt niềm tin vào xu hướng di chuyển này. Do vậy, họ không ngừng thực hiện mua vào, kết quả là đẩy giá tăng lên cao. Đôi khi, giá cả cũng tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung, đây vẫn là mô hình tăng.

Đặc điểm của thị trường bullish

Thị trường bullish
Giá sẽ liên tục tăng nhưng đôi khi cũng xuất hiện các đợt điều chỉnh giảm

Một thị trường bullish sẽ được chia thành nhiều giai đoạn, từ bắt đầu đến cao trào và cuối cùng là suy thoái.

Giai đoạn bắt đầu thường diễn ra tích tắc trong thời gian rất ngắn, lúc này, giá có xu hướng tăng nhẹ. Giai đoạn này thường được hình thành do sự “bẻ gãy” từ thị trường giảm giá hoặc sau khi thị trường tích lũy trong thời gian dài.

Giai đoạn cao trào hình thành sau khi giá tăng nhẹ và đã tích lũy đủ. Lúc này, nhiều người mua với volume giao dịch lớn sẽ làm giá bị đẩy lên cao. Thông thường, giá sẽ chỉ tăng trong thời gian ngắn nếu cường độ tăng quá mạnh. Ngược lại, thời gian giá tăng sẽ dài hơn nếu cường độ tăng ở mức độ vừa phải.

Cuối cùng là thị trường rơi vào giai đoạn suy thoái, lúc này, giá có xu hướng tăng chậm dần. Nhịp tăng càng ngày càng chậm cho đến khi số lượng người bán tăng, giá bị đẩy xuống. Đây là thời điểm thị trường có thể bị đảo ngược, chuyển sang thị trường bearish.

Dưới đây là một số đặc điểm của thị trường tăng giá:

– Trong thị trường này, giá tài sản liên tục tăng, kết quả là tạo thành các đỉnh và đáy mới.

– Ở giữa những khung tăng với cường độ mạnh sẽ xuất hiện đợt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, đợt điều chỉnh này có cường rất nhẹ, không phá vỡ được cấu trúc của thị trường bullish.

– Sau những đợt điều chỉnh giá giảm, các khung tăng phải có cường độ mạnh mẽ hơn.

Dấu hiệu bullish

Nhu cầu đặt lệnh BUY cao hơn so với nhu cầu đặt lệnh SELL
Nhu cầu đặt lệnh BUY cao hơn so với nhu cầu đặt lệnh SELL

Có 4 dấu hiệu để nhận biết một thị trường có đang bullish hay không, cụ thể như sau:

– Sự tăng giá hình thành khi nhu cầu đặt lệnh BUY cao hơn so với nhu cầu đặt lệnh SELL.

– Tâm lý giao dịch của nhà đầu tư không bị gò bó trong tăng giá hay giảm giá. Nguyên nhân là do traders hoàn toàn kiếm được lợi từ cả hai xu hướng này.

– Mỗi cổ phiếu trong thị trường bullish đều có thể đem lại lợi nhuận cao cho các traders. Do vậy, họ có thể nhận thấy sự gia tăng lợi nhuận trong thời điểm này.

– Thị trường nhận được sự quan tâm từ phía truyền thông, hơn nữa, tin tức cũng sẽ được update liên tục. Traders có thể thông qua yếu tố này để nhận biết.

Hướng dẫn cách giao dịch trong thị trường bullish

Chiến lược đơn giản mà hiệu quả nhất mà bạn nên sử dụng trong thị trường tăng giá là “thuận theo chiều gió”. Hiểu đơn giản, nếu giá đã di chuyển theo xu hướng tăng thì bạn cứ thuận theo mà đặt lệnh BUY. Đương nhiên bạn vẫn có thể đặt lệnh SELL trong quá trình bullish. Trong thị trường này thường xuất hiện những đợt điều chỉnh giá giảm, nếu đặt lệnh SELL vào đúng thời điểm có thể thu lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý là cách giao dịch này tiềm ẩn rủi ro rất lớn, hơn nữa, lợi nhuận từ nó cũng không đáng kể.

Đặt lệnh buy

Cách đặt lệnh
Cách đặt lệnh buy, stop loss, take profit trong bullish

Thời điểm đặt lệnh BUY hoàn hảo là sau các đợt điều chỉnh giảm hoặc giao đoạn pullback.

– Sử dụng đường MA: Đặt lệnh BUY ngay khi giá bắt đầu tăng sau khi giảm xuống chạm MA.

– Sử dụng Trendline: Đặt lệnh BUY ngay khi giá bắt đầu tăng sau khi giảm xuống chạm trendline của xu hướng tăng.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu từ các mô hình nến đổi chiều, ví dụ: nến Pin bar đảo chiều tăng hay mô hình sao mai.

Xem thêm: Bearish là gì? Hướng dẫn giao dịch với bearish trong Forex

Đặt lệnh stop loss

– Nếu bạn đặt lệnh BUY bằng cách sử dụng MA thì đặt dừng lỗ ở điểm dưới đường chỉ báo MA.

– Nếu bạn đặt lệnh BUY bằng cách sử dụng Trendline thì đặt dừng lỗ ở phía dưới đường Trendline.

– Còn nếu bạn sử dụng tín hiệu từ mô hình nến thì còn phải tùy thuộc vào từng loại mô hình.

Đặt lệnh take profit

Theo nguyên tắc, bạn đặt lệnh chốt lời khi bullish bước vào giai đoạn cuối cùng, đó là suy thoái. Lúc này, thị trường cũng đang bắt đầu vào quá trình đảo chiều. Hoặc nếu, giá đã tăng đến một mức đạt được kỳ vọng của bạn thì bạn có thể đặt chốt lời ở điểm đó.

Bạn có thể sử dụng đường trung bình động MA và Trendline để nhận biết thời điểm thị trường đảo chiều. Nếu giá giảm xuống cắt MA và cả Trendline thì đây là thời điểm thị trường chuẩn bị đảo chiều. Bạn đóng lệnh mua và đặt lệnh take profit ngay tại điểm cắt này.

Lời kết

Trong giao dịch Forex, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận khủng trong thị trường bullish. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận, bạn cần biết cách giao dịch hiệu quả với bullish. Thông thường, để giao dịch trong thị trường này, traders thường sử dụng chiến lược “thuận theo chiều gió”. Đây là một sự lựa chọn an toàn cho các traders, đặc biệt là newbie mới tham gia thị trường.

Tổng hợp: trangtienao.com

1 thoughts on “Bullish là gì? Đặc điểm, dấu hiệu và cách giao dịch hiệu quả

  1. Pingback: Bullish là gì? Đặc điểm, dấu hiệu và cách giao dịch hiệu quả – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *