Mô hình cái nêm: Khái niệm, phân loại và cách giao dịch

Wedge Pattern được gọi với cái tên mô hình cái nêm, là một trong các mô hình quen thuộc trong phong cách Price Action (Hành động giá). Thực tế, có không ít nhà đầu tư lẫn lộn mô hình này với mô hình tam giác khi phân tích. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi hai mô hình này có hình dạng khá giống nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, phân loại và cách giao dịch với mô hình cái nêm!

Mô hình cái nêm là gì?

Mô hình cái nêm là gì
Mô hình nêm (Wedge Pattern)

Mô hình cái nêm có tên tiếng Anh là Wedge Pattern là mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, dự báo khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng trước đó.

Như đã đề cập, rất nhiều nhà giao dịch chưa phân biệt chính xác mô hình nêm với mô hình tam giác bởi sự giống nhau về hình dạng. Vậy thì mô hình cái nêm cấu tạo ra sao mà lại có sự nhầm lẫn này? Mô hình nêm có cấu tạo gồm hai đường hỗ trợ và kháng cự; cả hai đường này có thể là cùng dốc lên/xuống hội tụ tại một điểm bất kỳ. Cũng bởi vì đặc điểm này mà nhiều traders nhầm lẫn với mô hình tam giác.

Giá di chuyển trong khoảng cách hai đường hỗ trợ – kháng cự này với biên độ ngày càng hẹp hơn. Khi hai đường này hội tụ tại một điểm cũng tức là khoảng cách bị thu hẹp dần về 0. Lúc này, trên thị trường sẽ xuất hiện một cú break out hướng lên/xuống, tương ứng với hai xu hướng tăng/giảm.

Các loại mô hình cái nêm

Thực tế, có hai loại mô hình cái nêm phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật; bao gồm: Rising Wedge và Falling Wedge. Mỗi loại mô hình này tương ứng với những xu hướng giá khác nhau; do đó, đây là những tín hiệu giúp nhà đầu tư nhận biết được xu hướng giá.

Các loại mô hình
Hình dạng của Rising Wedge và Falling Wedge

Mô hình cái nêm tăng (Rising Wedge)

Mô hình nêm tăng có cấu tạo hai đường hỗ trợ – kháng cự dốc lên. Rising Wedge có thể xuất hiện sau xu hướng tăng/giảm, tuy nhiên, giá break out khỏi mô hình thường có xu hướng ngược chiều với cái nêm.

– Trường hợp mô hình cái nêm tăng xuất hiện trong xu hướng tăng; đặc điểm là đường hỗ trợ có độ dốc cao hơn đường kháng cự. Đây là đặc điểm cho thấy bên bán đang dần mạnh lên áp đảo bên mua. Đến khi lực bán đủ mạnh để chiếm thế áp đảo hoàn toàn, giá sẽ break out vùng hỗ trợ để bắt đầu một xu hướng giảm.

– Trường hợp mô hình cái nêm tăng xuất hiện trong xu hướng giảm thì hoàn toàn ngược lại. Thị trường lúc này đang trong giai đoạn “tạm nghỉ ngơi”, lực mua khá yếu; trong khi đó, bên bán lại đang tiếp tục dồn sức để đẩy giá giảm xuống hơn nữa. Đến khi sức đủ mạnh, giá lúc này sẽ break out khỏi vùng hỗ trợ và tiếp diễn xu hướng giảm.

Mô hình cái nêm giảm (Falling Wedge)

Ngược lại với Rising Wedge, mô hình nêm giảm có cấu tạo hai đường hỗ trợ – kháng cự cùng dốc xuống. Giống Rising Wedge, mô hình nêm giảm vẫn có thể xuất hiện sau xu hướng tăng/giảm.

– Trường hợp mô hình cái nêm giảm xuất hiện sau xu hướng tăng được xem là thời điểm “vàng” để nhà đầu tư chốt lời. Hãy nhớ là chỉ nên chốt lời khi mức giá di chuyển đến mức sinh lời kỳ vọng trước đó. Lúc này, thị trường đang trong trạng thái, bên bán yếu; còn bên mua dồn sức đẩy giá lên cao. Đến khi sức dồn đủ mạnh, giá sẽ break out khỏi ngưỡng kháng cự, tiếp diễn xu hướng tăng.

– Mô hình nêm giảm xuất hiện sau xu hướng giảm là tín hiệu của một cuộc đảo chiều mạnh mẽ; lúc này, đường hỗ trợ có độ dốc nhỏ hơn so với đường kháng cự. Đây là dấu hiệu cho thấy bên bán đang dần yếu đi, đến khi bên mua chiếm thế “thượng phong”, giá sẽ break out khỏi vùng kháng cự và đảo chiều tăng.

Xem thêm: Heiken Ashi là gì? Chiến lược giao dịch với nến Heiken Ashi

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình cái nêm

Đây là một mô hình khá phổ biến trong phân tích kỹ thuật Forex, cách giao dịch không quá phức tạp. Các bước giao dịch với mô hình cái nêm sẽ được tóm gọn trong hai bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xác định điểm vào lệnh

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình
Trader thực hiện vào lệnh tại điểm giá break out

Đầu tiên, nhà đầu tiên cần xác định được điểm vào lệnh. Chúng tôi sẽ giới thiệu hai cách xác định, nhà đầu tư có thể lựa chọn cách nào tùy ý.

– Cách một: Nhà đầu tư thực hiện vào lệnh tại thời điểm giá bắt đầu phá vỡ. Đối với mô hình nêm tăng, traders vào lệnh tại điểm phá vỡ vùng hỗ trợ. Ngược lại, đối với mô hình nêm giảm, traders vào lệnh tại điểm giá phá vỡ vùng kháng cự.

– Cách hai: Nhà đầu tư chờ cho đến khi cây nến xác nhận xuất hiện sau nến break out thì tiến hành vào lệnh. Lời khuyên cho nhà đầu tư là nên vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận. Cần lưu ý, nến xác nhận là nến giảm đối với mô hình nêm tăng, là nến tăng đối với mô hình nêm giảm.

Cách hai được cho là có độ an toàn cao và tỷ lệ rủi ro thấp hơn so với cách một. Cách nhà đầu tư mới tham gia nên sử dụng cách hai để vào lệnh. Ngoài ra, traders cũng có thể kết hợp thêm với các công cụ khác để tín hiệu đảo chiều rõ ràng hơn.

Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời

Sau khi vào lệnh, traders đừng bao giờ quên đặt stop loss và take profit cho giao dịch của mình.

– Stop loss: Đối với nêm tăng, traders đặt lệnh này tại điểm nằm trên đỉnh cao nhất. Ngược lại, đối với nêm giảm, traders đặt lệnh này tại điểm nằm dưới đáy gần nhất so với điểm vào lệnh.

– Take profit: Điểm chốt lời hoàn hảo cho nhà đầu tư là điểm cách điểm break out bằng độ rộng của cái nêm.

Có thể bạn quan tâm: Ichimoku là gì? Toàn tập về cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu xong khái niệm, phân loại và cách giao dịch với mô hình cái nêm. Đây là một trong các mô hình giá thường gặp, nhất là đối với traders giao dịch theo Price Action. Mô hình này có tính ứng dụng cao trên thị trường đầu tư Forex, do đó, đừng bao giờ bỏ qua nhé!

Tổng hợp: trangtienao.com