Trong thị trường chứng khoán, có khá nhiều mô hình hỗ trợ nhà đầu tư trong việc phân tích kỹ thuật. Trong đó, mô hình tam giác (Triangle) được đánh giá là một trong các mô hình có độ tin cậy và tỷ lệ chính xác cao. Bởi vậy mà nó được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng trong giao dịch chứng khoán.
Đối với mô hình này, bạn phải tìm hiểu thật kỹ, nếu không thì rất dễ nhầm lẫn với các mô hình khác. Để tránh trường hợp nhầm lẫn này, sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm, đặc điểm nhận dạng và phân tích mô hình tam giác nhé.
Mục lục
Mô hình tam giác là gì?
Nghe đến tên gọi, ắt hẳn bạn cũng hình dung mô hình này có hình dạng tam giác rồi đúng không nào? Cụ thể, đường xu hướng trên và dưới gặp nhau, tạo thành một đỉnh. Tiếp theo, nối các điểm bắt đầu của hai đường xu hướng này lại với nhau. Như vậy là đã tạo ra một hình tam giác hoàn chỉnh. Vậy khái niệm cụ thể của mô hình Triangle là gì? Nó là mô hình giá trong ngoại hối xuất hiện sau xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình này dùng để báo hiệu cho sự tạm ngưng của xu hướng hiện tại. Nó còn được gọi với cái tên mô hình tích lũy.
Như đã đề cập ở trên, mô hình này được tạo ra từ hai đường xu hướng. Một trong hai đường xu hướng phải dốc xuống hoặc hướng lên. Đường xu hướng còn lại sẽ đi ngang hoặc theo hướng ngược với đường còn lại. Chúng sẽ gặp nhau tại một điểm nằm ở phía bên phải của mô hình. Đường xu hướng phía trên được gọi là đường kháng cự, nó sẽ đi qua các đỉnh của mô hình. Còn đường xu hướng phía dưới được gọi là đường hỗ trợ, nó sẽ đi qua các đáy của mô hình.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình cốc tay cầm: Tìm hiểu định nghĩa và đặc điểm
Ý nghĩa đằng sau của mô hình
Mô hình tam giác xuất hiện khi thị trường ngoại hối đi ngang, tức là trong giai đoạn sideway. Ắt hẳn là một trader, bạn biết rằng thị trường sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh sau những đợt biến động về giá. Nếu biên độ di chuyển của giá hẹp dần, nó là dấu hiệu cho thấy mô hình này đang được hình thành.
Nếu bạn nghiên kỹ sâu hơn về mô hình này, bạn sẽ thấy nó có nhiều dạng khác nhau. Mỗi dạng mang một diễn biến tâm lý khác nhau chứ không đơn thuần chỉ một dạng tam giác.
Khi mô hình còn mới, cả hai bên bán và mua đều trong trạng thái “dĩ hòa vi quý”, không có ai thực sự quyết liệt trong cuộc chiến giành quyền áp đảo. Tuy nhiên, càng đi về cuối thì một trong hai bên này lại dốc hết sức mạnh để đưa giá đi theo đúng kỳ vọng. Hoặc có thể là do một tin tức nào đó tác động lên mà hầu hết các nhà đầu tư đều đi theo một hướng. Chúng đều có thể làm cho giá ngoại hối bị phá vỡ. Chính tại điểm phá vỡ này, tâm lý của các nhà đầu tư còn đang “lưỡng lự” ở ngoài thị trường bị tác động mạnh. Họ sẽ đi theo xu hướng giá vượt khỏi đường kháng cự hoặc đường hỗ trợ, và kết quả là giá bị đẩy đi xa hơn.
Đặc điểm nhận dạng mô hình Triangle
Mô hình Triangle có đặc điểm khá giống với mô hình Wedge và mô hình Pennant. Chính vì vậy, để tránh nhầm lẫn với hai mô hình này thì các traders cần phải nắm vững đặc điểm nhận dạng của nó. Để nhận biết mô hình Triangle thì các nhà đầu tư cần dựa vào các yếu tố dưới đây.
- Một mô hình Triangle tối thiểu cần có ít nhất 2 đỉnh trên và 2 đáy dưới để hình thành
- Đỉnh trước phải cao hơn đỉnh sau và đáy trước cũng phải cao hơn đáy sau mới hình thành được độ dốc.
- Hai đường xu hướng phải hội tụ cùng một điểm thì mới hình thành được tam giác.
- Mô hình chỉ ở trạng thái hoàn thành khi giá vượt ra khỏi một trong hai cạnh của tam giác. Nếu biết nắm bắt thời cơ thì các traders hoàn toàn có thể thu lợi từ mô hình này.
Mô hình tam giác có thể được tạo thành từ đường xu hướng dưới dốc lên và đường xu hướng trên dốc xuống. Đây là dạng mô hình cơ bản nhất trong giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, mô hình này còn có thể được tạo thành từ một đường nằm ngang và một đường dốc. Tùy theo đường nào ngang và đường nào dốc thì sẽ tạo ra các hình thái khác nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ là những biến thể “sinh sau đẻ muộn” của dạng mô hình cơ bản mà thôi.
Có những loại mô hình tam giác nào?
Có ba loại mô hình phổ biến nhất; theo đó, mỗi mô hình sẽ có những đặc điểm nhận dạng, ý nghĩa và cách giao dịch riêng. Dưới đây, mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu từng loại mô hình tam giác trong phần nội dung tiếp theo nhé!
Mô hình tam giác tăng
Ở mô hình này, đường xu hướng trên (đường kháng cự) nằm ngang còn đường xu hướng dưới (đường hỗ trợ) có độ dốc đi lên.
Mô hình tam giác tăng hình thành là dấu hiệu cho biết bên bán đang bị yếu thế, còn bên mua đang chiếm ưu thế; trong khi đó, các đáy ngày càng được đẩy lên cao. Điều này chứng tỏ bên mua đang gây áp lực mạnh mẽ lên bên bán, với mục đích phá vỡ vùng kháng cự. Lúc này, nhiều nhà đầu tư sẽ đặt lệnh buy stop. Khi sức mua đủ mạnh rồi thì giá sẽ vượt ra khỏi đường xu hướng trên. Sau đó, giá tiếp tục xu hướng tăng và các lệnh chờ cũng đồng loạt được kích hoạt.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp lực mua không đủ mạnh để đẩy giá vượt khỏi đường kháng cự. Điều này chứng minh rằng không phải lúc nào thị trường cũng đúng 100% như lý thuyết. Vì vậy, các traders cần hết sức cẩn thận trước khi quyết định đưa ra bất kỳ một lệnh nào.
Cách giao dịch:
- Cách vào lệnh: Nếu giá vượt khỏi đường kháng cự thì bạn đặt lệnh mua. Nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ thì bạn đặt lệnh bán.
- Cách chốt lời: Bạn cần quan sát kỹ mô hình này. Nếu quan sát thấy vị trí nào mà từ đó đến điểm phá vỡ bằng với độ cao của tam giác, đồng thời, cùng chiều với xu hướng vào lệnh thì bạn sẽ chốt lời ở vị trí đó.
- Cách cắt lỗ: Bạn đặt lệnh mua ở đáy gần nhất và lệnh bán ở đỉnh gần nhất.
Mô hình tam giác giảm
Có thể nói mô hình này có đặc điểm ngược lại với mô hình trên. Bởi vì ở mô hình tam giác giảm thì đường hỗ trợ sẽ nằm ngang. Còn đường kháng cự có độ dốc hướng xuống.
Mô hình tam giác giảm hình thành cho thấy bên bán chiếm ưu thế vượt trội hơn và đang lấn áp bên mua. Đồng thời, các đỉnh sau ngày càng thấp hơn các đỉnh trước. Điều này cho thấy lực bán tăng mạnh và chiếm vị thế áp đảo so với lực mua. Khi lực bán đủ mạnh thì giá sẽ break out khỏi đường hỗ trợ, tiếp tục dốc xuống mạnh. Lúc này, traders nên sử dụng lệnh chờ sell stop. Nên nhớ rằng chờ mô hình tam giác giảm hoàn chỉnh thì mới giao dịch nhé.
Cách giao dịch:
- Cách vào lệnh: Khi giá vượt khỏi đường hỗ trợ, mở lệnh mua. Khi giá vượt ra khỏi đường kháng cự, mở lệnh bán.
- Cách chốt lời: Tại vị trí nào mà từ đó cách điểm đặt lệnh bằng chiều cao của tam giác và cùng xu hướng đặt lệnh thì có thể chốt lời.
- Cách cắt lỗ: Đặt lệnh buy ở đáy gần nhất và đặt lệnh sell ở đỉnh gần nhất.
Mô hình tam giác cân
Mô hình này có đặc điểm khác hoàn toàn so với mô hình tăng và mô hình giảm. Ở mô hình tam giác cân, đường kháng cự dốc xuống, đồng thời, đường hỗ trợ dốc lên, hai đường này gặp nhau ở một điểm và tạo ra cạnh đáy hai góc bằng nhau. Bạn có thể tưởng tượng như hình tam giác cân trong toán học.
Không có bên nào đặt áp lực cho bên nào. Ở mô hình này, hai bên bán và mua đều trong tâm lý chờ đợi. Hai phe đều sẵn sàng tấn công nếu một trong hai đẩy giá lên hoặc hạ giá xuống. Các traders khó dự đoán xu hướng biến động giá bởi đây là mô hình lưỡng tính. Theo nhiều quan điểm của các traders giàu kinh nghiệm thì giá thường có xu hướng di chuyển theo hướng cũ nhiều hơn.
Đây là mô hình lưỡng tính nên sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu mô hình này được hình thành theo xu hướng tăng, giá vượt khỏi đường kháng cự, đây là lúc các traders mở một lệnh buy. Còn ngược lại, nếu mô hình này được hình thành theo xu hướng giảm, giá vượ khỏi đường hỗ trợ, đây là lúc các traders nên mở lệnh sell.
Cách giao dịch:
- Cách vào lệnh: Tại điểm trên đường kháng cự, đặt lệnh buy. Tại đây dưới đường hỗ trợ, đặt lệnh sell.
- Cách chốt lời: Tại vị trí nào mà từ đó đến điểm break out bằng với độ dày cạnh đáy, cùng hướng vào lệnh thì ta chốt lời tại vị trí đó.
- Cách cắt lỗ: Đặt lệnh buy ở đáy gần nhất và đặt lệnh sell ở đỉnh gần nhất.
Các nhà đầu tư cần lưu ý gì khi giao dịch với mô hình này?
Những lưu ý dưới đây được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động lâu năm trong ngành. Vậy thì cùng xem thử để giao dịch này thì bạn cần lưu ý những vấn đề gì nhé!
– Bạn cần nghiên cứu thật kỹ và dựa vào những đặc điểm riêng biệt để nhận dạng đúng mô hình. Bởi như đã đề cập, mô hình tam giác khá giống với mô hình nêm và cờ đuôi nheo. Vậy nên bạn cần phân biệt rõ ràng. Để không phải nhầm lẫn, tránh những rủi ro và đưa ra phương án đầu tư không chính xác.
– Hãy luôn nhớ thậy kỹ rằng, mô hình này chỉ thực sự được hình thành khi đủ điều kiện có ít nhất hai đỉnh và hai đáy, như vậy mới phát huy hết thế mạnh của mô hình.
– Ngoài áp dụng phong cách price action (hay còn được gọi là hành động giá), các traders nên sử dụng thêm các công cụ khác, chẳng hạn chỉ báo kỹ thuật. Việc sử dụng kết hợp phong cách hành động giá và chỉ báo khác nhau sẽ giúp các traders đưa ra các dự đoán chính xác hơn.
– Và một điều cuối cùng mà bất cứ traders nào cũng không thể bỏ qua. Đó là khối lượng giao dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao dịch. Nó như một tín hiệu cho bạn biết những biến động về giá sẽ diễn ra theo xu hướng nào.
Xem thêm: Phân tích chứng khoán và những thông tin bạn cần biết
Lời kết
Như vậy là chúng mình vừa tìm hiểu xong những thông tin về mô hình tam giác trong chứng khoán rồi đấy. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn và phân biệt được mô hình tam giác một cách chuẩn xác nhất. Để tìm hiểu thêm nhiều mô hình khác, hãy truy cập website của chúng tôi thường xuyên nhé!
Tổng hợp: trangtienao.com