Polkadot là gì? Tìm hiểu về nền tảng Polkadot và DOT coin

Như đã đề cập ở bài viết trước, Ethereum là nền tảng hàng đầu dành cho các ứng dụng phi tập trung dApp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cộng đồng tiền điện tử đang bàn tán xôn xao về Polkadot, một trong các đối thủ “đáng gờm” của Ethereum trong việc cung cấp nền tảng cho dApp. Ắt hẳn, cái tên này cũng không còn quá xa lạ đối với các traders yêu thích crypto rồi. Vậy Polkadot là gì, nền tảng này sở hữu những ưu, nhược điểm thế nào mà được xem là đối trọng với ETH? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu hệ sinh thái Pokadot và token DOT coin.

Polkadot là gì?

Polkadot là gì
Giống với Ethereum, Polkadot là nền tảng dành cho các ứng dụng phi tập trung

Polkadot (DOT) là nền tảng giúp kết nối các chuỗi khối riêng lẻ, đồng thời cho phép các chuỗi này chia sẻ dữ liệu phi tập trung. Nó được ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề cố hữu của chuỗi khối blockchain:

– Nền tảng giải quyết khả năng mở rộng thông qua tốc độ giao dịch và xử lý giao dịch của một chuỗi khối.

– Tối ưu tính đơn giản hóa để tất cả người dùng có thể sử dụng nó một cách dễ dàng hơn. Bởi vốn dĩ, thuật ngữ chuỗi khối blockchain còn khá mới mẻ, không phải ai cũng biết sử dụng nền tảng này.

– Giải quyết khả năng tương tác của hệ thống bằng việc kết nối của chuỗi khối riêng lẻ. Như đã biết các token trên mỗi chuỗi không thể chuyển đổi qua lại; hơn nữa, các giải pháp multi-chain thì lại còn khá mới mẻ.

Polkadot giúp giải quyết các vấn đề về tương tác và bảo mật của mạng lưới.

Cấu trúc của hệ sinh thái Pokadot

Cấu trúc của nền tảng Polkadot bao gồm: Relay chain, Parachain và Bridges. Trong đó:

– Relay chain là chuỗi chính của cấu trúc nền tảng. Nó được ví như xương sống, đảm nhận chức năng liên kết xác thực của các Parachain.

– Còn Parachain bao gồm các chuỗi khối riêng lẻ hoạt động song song với Relay chain. Hầu như các hoạt động của nền tảng này được được diễn ra ở Parachain.

– Phần cuối cùng là cầu nối Bridges, cung cấp khả năng tương tác giữa nền tảng và các giao dịch chuỗi khối. Do đó, Bridges có nhiệm vụ chuyển token và dữ liệu của nền tảng ra bên ngoài và ngược lại.

Ưu điểm và nhược điểm của hệ sinh thái Pokadot

Sau khi đã tìm hiểu Polkadot là gì, ắt hẳn bạn cũng nhận thấy nhiều ưu điểm vượt trội của nền tảng rồi. Vậy ngoài các ưu điểm, Polkadot có tồn tại nhược điểm nào không? Dưới đây, mình sẽ tổng hợp toàn bộ ưu, nhược điểm của nền tảng này.

Ưu điểm của Polkadot

Ưu điểm và nhược điểm của Polkadot
Nền tảng có thể xử lý nhiều giao dịch trong cùng một thời điểm

– Tại nền tảng, bạn sẽ không gặp phải các vấn đề giao dịch “mắc kẹt”, không được xử lý. Bởi, Polkadot đã được tối ưu khả năng xử lý nhiều giao dịch cùng lúc.

– Mỗi chuỗi khối có thể được tạo mới để sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, các chuỗi khối được tối ưu để đem lại các dịch vụ chất lượng cao và giúp cải thiện năng suất.

– Nền tảng giúp chia sẻ thông tin và chức năng mà không cần phải lệ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ tập trung. Hơn nữa, nền tảng cũng cung cấp khả năng tương tác và giao dịch cross-chain, cho phép traders dịch chuyển thông tin dễ dàng giữa các chain với nhau.

Polkadot tối ưu hóa khả năng tự quản lý. Theo đó, mỗi cộng đồng sẽ có quyền kiểm soát và quản lý mạng của mình. Hơn nữa, việc nắm giữ cổ phần cũng hoàn toàn được minh bạch, công khai trên nền tảng. Cộng đồng dễ dàng tùy chỉnh và cải thiện khả năng quản trị chuỗi khối sao cho phù hợp với nhu cầu.

Polkadot đã đưa ra giải quyết cho việc nâng cấp chuỗi khối. Theo đó, việc nâng cấp chuỗi khối không còn tốn thời gian như ở các nền tảng khác.

Nhược điểm của Polkadot

Hạn chế của nền tảng nằm ở vấn đề bề dày kinh nghiệm bởi Polkadot có tuổi đời còn khá trẻ. Mặc dù, nó đã ra đời được nhiều năm nhưng để bắt kịp các đối thủ thì phải cần một khoảng thời gian khá dài nữa.

Traders có thể nhận thấy tiềm năng phát triển của DOT, phần lớn là do nó cung cấp khả năng tương tác giữa các chuỗi khối, bên cạnh đó là làm nổi bật lợi ích của sharding. Thuật ngữ này được hiểu là phân vùng tách các CSDL lớn thành các phần nhỏ hơn. Về bản chất, sharding giúp hàng nghìn giao dịch được xử lý nhanh hơn nhưng rủi ro rất cao. Bởi, khi sharding, hệ thống phải bỏ qua bước kiểm chứng bằng tất cả các node trong blockchain. Do đó, khả năng bảo mật của nó bị giảm đi phần nào.

Thông tin về DOT coin

Đồng DOT coin
Đồng DOT coin không thể được khai thác bằng cách đào giống như BTC, ETH

DOT coin được biết đến là token gốc của nền tảng này. Loại coin này được sử dụng để traders tham gia vào quá trình quản lý và sửa chữa các giao thức. Hơn nữa, traders còn có thể staking DOT coin để tham gia vào cơ chế đồng thuận của nền tảng. Nếu hoạt động tích cực, traders còn có cơ hội nhận được tiền thưởng, đó là DOT coin.

Nguồn cung tối đa của loại coin này là 1,027,126,507 DOT, trên thị trường hiện đang lưu thông khoảng 946,178,032 DOT. Một đồng DOT coin hiện đang có giá là 20.26 USD. Khác với Ethereum hay Bitcoin, Polkadot (DOT) hoàn toàn không thể được khai thác bằng cách mining. Do đó, nếu muốn sở hữu, bạn chỉ có thể mua trực tiếp tại các sàn tiền ảo. Một số sàn tiền ảo có bán DOT coin bao gồm: Binance, Gate.io, KuCoin, Coinbase Exchange…

Xem thêm: Stablecoin là gì? Top 5 đồng stable lớn nhất trên thị trường

Lời kết

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về Polkadot là gì và token riêng của hệ thống, DOT coin. Mặc dù không quá nổi tiếng trên thị trường crypto nhưng với những gì nó mang lại, tin chắc rằng đây là dự án có tiềm năng phát triển rất lớn. Hy vọng qua bài viết này, traders sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về Polkadot và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn!

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *