Lý thuyết Dow: Lịch sử hình thành và 6 nguyên lý cơ bản

Lý thuyết Dow được xem là nguồn gốc cơ bản của phân tích kỹ thuật ngoại hối nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Liệu bạn đã từng tò mò lý thuyết này ra đời khi nào và vì sao nó lại được coi là nền tảng cơ bản chưa? Lý thuyết được đặt tên theo người biên soạn, Charles H. Dow, đã ra đời hơn 100 năm về trước. Đương nhiên, không phải vô cớ mà nó được đánh giá là nền tảng của phân tích kỹ thuật tài chính, cái gì cũng có lý do của nó cả. Cho dù bạn nghiên cứu bất kỳ trường phái nào thì cũng không thể bỏ qua nguồn gốc cơ bản. Vậy lý thuyết Dow là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về nền tảng này, cùng tham khảo!

Lý thuyết Dow là gì? Ngược dòng nhìn lại lịch sử hình thành

Lý thuyết Dow là gì
Cha đẻ của lý thuyết Dow, Charles H. Dow

Như đã đề cập, đây là nền tảng cơ bản trong phân tích kỹ thuật, không chỉ riêng lĩnh vực ngoại hối mà là toàn bộ thị trường tài chính nói chung. Cha đẻ của nền tảng này là Charles H. Dow, lý thuyết này được biết đến phổ biến nhờ được đăng tải trên Wall Street Journal. Trong bài luận này, Charles H. Dow đã đưa ra nhiều dẫn chứng về sự biến động của thị trường và cách đo lường sức khỏe thị trường tài chính, mà từ những lý luận này, traders hoàn toàn có thể dựa vào để tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

Lý thuyết Dow đề cập đến việc diễn biến thị trường có thể phản ánh phần nào tình hình kinh tế của một quốc gia. Nếu phân tích tổng quan, traders hoàn toàn có thể nhận định và đánh giá được diễn biến thị trường đang ở trạng thái tăng hay giảm. Năm 1902, Charles H. Dow qua đời trong khi nghiên cứu về nền tảng này vẫn còn dang dở. Người kế thừa nền tảng của Charles H. Dow là William P. Hamilton, một trong những cộng sự lúc bấy giờ của ông. Hamilton tiếp tục quá trình nghiên cứu và hoàn thiện lý thuyết Dow.

Dù thị trường hiện tại đã khác rất nhiều so với thời điểm lý thuyết ra đời. Nhưng dù vậy, nó vẫn trở thành nguồn gốc cơ bản và một phần không thể thiểu trong giao dịch tài chính. Nếu tìm hiểu kỹ hơn về phân tích kỹ thuật thị trường tài chính thì bạn phải nắm vững 6 nguyên lý của lý thuyết Dow. Mình sẽ giới thiệu các nguyên lý trong phần tiếp theo.

6 nguyên lý của lý thuyết Dow

Khi tìm hiểu về lý thuyết Dow, đương nhiên, chúng ta không thể nào bỏ qua các nguyên lý của nó. Cho đến nay, sau khi trải qua hơn 100 năm, mọi người vẫn còn rất tâm đắc với 6 lý thuyết này. Nguyên nhân là do chúng có tính ứng dụng cao trong thị trường tài chính. Mỗi nguyên lý dưới đây đều được phân tích dựa vào sự tác động của thị trường, cụ thể:

6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ

Hiểu một cách đơn giản, thị trường phản ánh giá của tất cả các loại tài sản có trong thị trường. Sự phản ánh này không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn liên quan đến các dữ liệu trong quá khứ. Trong nguyên lý đầu tiên, cha đẻ của lý thuyết Dow đề cập đến một số yếu tố như lạm phát, lãi suất và tâm lý đầu tư… Nguyên lý này có một nhược điểm đó là ông đã bỏ qua yếu tố thiên tai, khủng bố… Trong thực tế, những yếu tố này tác động rất lớn đến thị trường nhưng ông lại loại trừ chúng. Có thể thấy, hiện tại, các yếu tố rủi ro này đã được đưa vào để đánh giá thị trường tổng thể.

Xem thêm: Nến Morning Star – Khái niệm, ý nghĩa và cách giao dịch

Nguyên lý 2: Biến động của thị trường là tổng hợp từ ba xu thế

Trong nguyên lý thứ hai, Charles H. Dow cho rằng thị trường luôn tồn tại ở ba xu thế.

– Xu thế cấp một có tên gọi Primary Movement, thông thường, nó sẽ kéo dài một hoặc vài năm. Primary Movement được chia thành hai xu thế nhỏ hơn (tăng-giảm), sự tồn tại của chúng luôn kìm hãm sự phát triển của đối phương.

– Xu thế cấp hai có tên gọi Medium Swing, thường có xu hướng ngược với Primary Movement. Nếu Primary Movement tăng thì Medium Swing giảm và ngược lại. Thực tế, đây chỉ là một xu thế phụ, thông thường, nó kéo dài từ ba tuần đến ba tháng.

– Xu thế nhỏ thường được áp dụng để điều chỉnh biến động giá ngược với Medium Swing. Thời gian kéo dài rất ngắn, không quá ba tuần. Thông thường, các traders không quá bận tâm đến xu thế này. Rất nhiều người đã bỏ qua xu thế nhỏ trong giao dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý là vẫn phải theo dõi xu thế này bởi nó là một phần của lý thuyết Dow.

Nguyên lý 3: Ba giai đoạn hình thành xu thế chính

Xu thế cấp một được chia thành hai xu thế tăng - giảm
Xu thế cấp một được chia thành hai xu thế tăng – giảm

Sau khi tìm hiểu xong nguyên lý thứ 2 của lý thuyết Dow, có thể thấy xu thế cấp một Primary Movement là quan trọng nhất. Ở nguyên lý này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ba giai đoạn của Primary Movement. Như đã đề cập, xu thế cấp một được chia thành hai xu thế nhỏ hơn, là tăng và giảm. Mỗi xu thế tăng/giảm sẽ sở hữu ba giai đoạn hoàn toàn khác nhau như sau:

Ba giai đoạn của xu hướng tăng

– Tích lũy: Thị trường trong giai đoạn tích lũy thường di chuyển rất chậm, nếu không để ý kỹ, có thể nhầm lẫn thị trường đang đứng yên, không hề biến động. Ở giai đoạn này, các traders newbie rất dễ rơi vào tình trạng bán tháo vì thiếu kiến thức.

– Bùng nổ: Nghe tên gọi, ắt hẳn chúng ta đều đoán ra đời đây là giai đoạn thị trường biến động mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, giá tài sản có dấu hiệu tăng; do vậy, các hoạt động mua diễn ra sôi nổi. Có thể dùng từ lạc quan để mô tả diễn biến chung của thị trường lúc này.

– Quá độ: Giai đoạn này còn được nhiều nhà đầu tư gọi với cái tên giai đoạn phân phối. Ở giai đoạn này, tin tức được tung ra quá nhiều, thị trường đang lạc quan bỗng dưng bị tác động trở thành thái quá. Lúc này, mọi nhà đầu tư ồ ạt đặt lệnh mua vào. Đây là thời điểm hoàn hảo để các trader chuyên nghiệm, “lão làng” đặt lệnh bán.

Ba giai đoạn của xu hướng giảm

– Phân phối: Giai đoạn này tương tự với giai đoạn cuối của xu hướng trên. Lúc này, thị trường đang ở trong tình trạng thái quá, traders đặt lệnh mua ồ ạt với hy vọng giá sẽ tăng cao hơn nữa. Nhưng thực tế, giá đã chạm đỉnh và có nguy cơ lao dốc.

– Tuyệt vọng: Tình trạng ồ ạt mua ở trên đã có dấu hiệu hạ nhiệt, traders có xu hướng đặt lệnh bán. Lúc này, cá mập lại ra đòn bơm tin tức xấu, kết quả là traders bên ngoài không dám nhảy vào.

– Sụp đổ: Đây là giai đoạn thị trường ‘chìm nghỉm” trong sắc đỏ, nguyên nhân là do các nhà đầu tư liên tục bán tháo. Tâm lý lúc này của hầu hết traders là muốn thoát khỏi thị trường để có cơ hội gỡ lỗ. Tuy nhiên, cần biết giai đoạn sụp đổ kết thúc là khởi đầu cho một giai đoạn mới, có thể là một xu thế tăng.

Nguyên lý 4: Tương quan giữa các chỉ số

Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau
Thị trường được xác nhận khi chỉ số trung bình có mối tương quan với nhau

Sự tương quan của các chỉ số ở đây ám chỉ đến mối liên hệ giữa chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số trung bình đường sắt. Thị trường chỉ được xác nhận khi hai chỉ số này có mối tương quan với nhau. Nếu thị trường đảo chiều từ Bullish sang Bearish hay từ Bearish sang Bullish cũng cần mối tương quan này. Bạn có thể hiểu đơn giản, các tín hiệu của chỉ số này phải tương ứng với tín hiệu của chỉ số kia.

Ví dụ: Nếu chỉ số trung bình công nghiệp có xu hướng tăng thì chỉ số trung bình đường sắt cũng phải ở trong một xu hướng tăng, phải có sự đồng thuận của cả hai chỉ số này, chúng ta mới có thể xác nhận thị trường. Nếu một chỉ số tăng, một chỉ số giảm thì không thể xác nhận xu hướng tăng xảy ra.

Nguyên lý 5: Khối lượng giao dịch là yếu tố quan trọng

Theo lý thuyết Dow, tất cả các tín hiệu mua bán và đặt lệnh đều dựa trên biến động giá; do vậy, khối lượng giao dịch là một chỉ báo giúp trader xác định được xu hướng của thị trường. Theo đó, hai yếu tố khối lượng giao dịch và xu hướng thị trường sẽ có một mối tương quan nhất định nào đó. Nếu xu hướng giá tăng, khối lượng sẽ tăng theo và ngược lại, xu hướng giảm thì giá cũng giảm. Nếu trường hợp xu hướng giá tăng nhưng khối lượng giảm hoặc ngược lại giá giảm nhưng khối lượng tăng, đây là dấu hiệu cho sự suy yếu của xu hướng hiện tại, khả năng cao sẽ xuất hiện một sự đảo chiều xu hướng trong tương lai.

Nguyên lý 6 : Xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi sự đảo chiều được xác nhận

Việc xác định xu hướng thị trường nhằm mục đích giúp traders giao dịch đúng với xu hướng. Nội dung nguyên lý cuối cùng của lý thuyết Dow là xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn và có hiệu lực cho đến khi đảo chiều. Do vậy, traders cần hết sức kiên nhẫn để chờ đợi sự xuất hiện của đảo chiều.

Những hạn chế của lý thuyết Dow

Từ khi ra đời và được phát hành cho đến nay đã hơn 100 năm; nhưng lý thuyết Dow vẫn còn ứng dụng rộng rãi trên thị trường tài chính. Ưu điểm của lý thuyết này thì chúng ta không cần bàn cãi nữa; tuy nhiên, có thực sự là lý thuyết này lúc nào cũng đúng mà không có hạn chế gì. Đương nhiên là không rồi, lý thuyết này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định trong giao dịch,

Lý thuyết Dow có độ trễ lớn

Lý thuyết Dow có độ trễ lớn
Nhược điểm của lý thuyết Dow là có độ trễ lớn

Ở nguyên lý thứ ba, chúng ta đã tìm hiểu về ba giai đoạn của hai xu hướng tăng/giảm của xu thế chính. Nếu traders chỉ tuân theo nguyên tắc đặt lệnh buy ở giai đoạn bùng nổ và đặt lệnh sell ở giai đoạn tuyệt vọng thì có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội; đặc biệt là cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận ở hai giai đoạn đầu và cuối của xu thế.

Không phải lúc nào lý thuyết Dow cũng đúng

Sự thật là không phải lúc nào lý thuyết Dow cũng đúng đâu nhé. Như đã đề cập ở trên, Dow chỉ đề cập đến các yếu tố lạm phát, lãi suất hay tâm lý đầu tư. Ông đã loại trừ các yếu tố thiên tại và khủng bố ra khỏi các yếu tố tác động đến thị trường. Nhưng thực tế, các yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến xu hướng của thị trường. Thật may là hiện nay, các yếu tố bị Dow bỏ qua đã được đưa vào phân tích giao dịch.

Bỏ qua cơ hội đầu tư ngắn hạn, trung hạn

Như đã biết, lý thuyết Dow chủ yếu tập trung vào xu thế chính Primary Movement. Điều mà traders cần phải làm là hết sức kiên nhẫn để chờ đỉnh, đáy được hình thành rõ hơn. Việc này tốn khá nhiều thời gian của traders trong việc phân tích và xác định xu thế chính. Chính vì vậy, đa số traders đều bỏ qua các cơ hội đầu tư trong ngắn và trung hạn. Có thể thấy, lý thuyết này không áp dụng hiệu quả cho các traders lướt sóng, giao dịch trong ngày.

Khó xác định xu thế

Nguyên lý thứ hai đề cập đến thị trường luôn tồn tại ở ba xu thế (chính, phụ và nhỏ). Nếu giá tài sản tăng/giảm trong một khoảng thời gian nhất định, ba xu thế này sẽ được hình thành; tuy nhiên, nếu giá biến động liên tục thì rất khó để xác định được thời điểm xác xu thế hình thành và kết thúc. Điều này có thể dẫn đến việc traders đưa ra quyết định đầu tư sai lầm.

Có thể bạn quan tâm: Nến Harami là gì? Đặc điểm nhận biết và cách giao dịch

Lời kết

Mặc dù đã ra đời khá lâu nhưng cho đến nay, lý thuyết Dow vẫn còn sử dụng phổ biến. Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư thành công thì tuyệt đối đừng bỏ qua nguồn gốc cơ bản này. Việc hiểu rõ nguyên lý của lý thuyết Dow giúp traders đánh giá xu hướng thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

Tổng hợp: trangtienao.com

1 thoughts on “Lý thuyết Dow: Lịch sử hình thành và 6 nguyên lý cơ bản

  1. Pingback: Lý thuyết Dow: Lịch sử hình thành và 6 nguyên lý cơ bản – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *