Nến Morning Star: Khái niệm, ý nghĩa và cách giao dịch

Nếu bạn giao dịch ngoại hối theo trường phái Price Action, ắt hẳn đã từng gặp qua nến Morning Star. Đây là một mô hình nến đảo chiều mạnh mẽ, xuất hiện vào cuối xu hướng giảm để báo hiệu thị trường đảo chiều tăng. Nó được xem là phiên bản nâng cao của mô hình nến Bullish Harami. Mặc dù có nhiều traders thường xuyên gặp phải Morning Star nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa cũng như cách giao dịch với mô hình này. Trong bài viết hôm nay, trangtienao.com sẽ giải thích tường tận nến Morning Star là gì, ý nghĩa, đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch với mô hình, cùng tham khảo!

Nến Morning Star là gì?

Nến Morning Star là gì
Morning Star là mô hình đảo chiều mạnh mẽ có ba nến thành phần như hình

Nến Morning Star hay còn được gọi với cái tên mô hình nến sao mai, là một mô hình đảo chiều với cấu tạo ba nến. Như đã đề cập, mô hình này xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và báo hiệu cho một sự đảo chiều mạnh mẽ. Hiểu đơn giản, mô hình này xuất hiện là dấu hiệu cho sự kết thúc của xu hướng giảm để mở đầu cho một xu hướng tăng.

Do xuất hiện ở cuối xu hướng giảm nên cây nến đầu tiên bắt buộc phải là nến giảm, thể hiện sự tiếp diễn của xu hướng trước đó. Tiếp theo, cây nến thứ hai có thể là nến tăng hoặc giảm tùy mô hình. Cây nến cuối cùng là nến tăng, thể hiện sự đảo chiều mạnh mẽ từ xu hướng giảm sang tăng. Mô hình này khá giống với Bullish Harami nên nhiều nhà đầu tư xem nó là phiên bản nâng cao của Bullish Harami.

Có thể bạn quan tâm: Mô hình Fakey là gì?

Mô hình nến Morning Star có ý nghĩa gì?

Mặc dù thường xuyên xuất hiện trong giao dịch ngoại hối nhưng thực tế, có rất nhiều traders vẫn chưa hiểu ý nghĩa thực sự của nến Morning Star.

Tín hiệu giao dịch

– Mô hình nến sao mai xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và báo hiệu đảo chiều tăng, do đó, đây sẽ là tín hiệu giao dịch vô cùng mạnh mẽ cho sự đảo chiều, đồng thời, là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư đặt lệnh BUY để mua vào.

– Đôi khi cũng xảy ra trường hợp, nếu sao mai xuất hiện trong xu hướng tăng. Trong trường hợp này, mô hình xuất hiện là dấu hiệu tiếp diễn của xu hướng hiện tại.

– Nếu kết hợp của ba cây nến của mô hình này sẽ hình thành mô hình nến búa. Mặc dù, cả nến Morning Star và nến búa đều là tín hiệu dự bảo đảo chiều tăng. Nhưng rõ ràng, Morning Star có thời gian hình thành lâu hơn, do đó, tín hiệu từ Morning Star được cho là đáng tin cậy hơn nhiều so với mô hình nến búa.

Thể hiện diễn biến thị trường

Ngoài ra, mô hình nến Morning Star còn giúp nhà đầu nắm bắt diễn biến thị trường thông qua từng cây nến 1,2,3:

– Cây nến đầu tiên là nến giảm, giá vẫn đang trong xu hướng giảm. Điều này phản ánh diễn biến thị trường trong tình trạng phe bán nắm quyền kiểm soát.

– Cây nến thứ hai là nến Doji, có thể là nến tăng hoặc giảm, thể hiện sự giằng co của hai bên mua-bán. Cụ thể, ở cây nến này, bên mua đã bắt đầu tham gia nhưng bên bán vẫn trong tình trạng lưỡng lự, chưa muốn bán. Nếu bên bán vẫn chiếm ưu thế, nến thứ hai tiếp tục là nến giảm. Còn nếu bên mua chiếm ưu thế hơn thì cây nến thứ hai là nến tăng. Hoặc cũng có thể diễn biến thị trường trong trạng thái cân bằng, không bên nào chiếm ưu thế hơn.

– Cây nến cuối cùng là nến tăng, giá đảo chiều xu hướng tăng, cho thấy bên mua đã chiếm ưu thế. Thậm chí, một bộ phận bên bán chuyển sang trạng thái mua; do vậy, lực mua được đẩy lên đà cao, giá tăng mạnh.

Đặc điểm nhận dạng mô hình nến Morning Star

Đặc điểm nhận dạng mô hình
Sự kết thúc của một xu hướng giảm để khởi đầu cho một xu hướng tăng

Có thể thấy, đặc điểm của nến sao mai khác biệt nhất trong tất cả các mô hình đồ thị nến Nhật. Để nhận dạng mô hình này cũng khá dễ, bạn chỉ cần căn cứ vào các đặc điểm sau:

– Nến đầu tiên là nến giảm (đỏ), nếu thân càng dài thì tín hiệu càng rõ rệt.

– Nến thứ hai có thể tăng (xanh) hoặc giảm (đỏ), thường là nến Doji hoặc nến con xoay.

– Nến thứ ba là nến tăng (xanh), đặc điểm này là bắt buộc. Phần thân của cây nến dài có độ dài từ 1/2 đến 3/4 cây nến thứ nhất.

– Nếu khoảng trống GAP của nến giữa và hai nến 1,2 càng lớn thì tín hiệu giao dịch càng đáng tin cậy.

– Đặc điểm nhận dạng cuối cùng, nến Morning Star thường xuất hiện ở đáy xu hướng giảm.

Cách giao dịch với mô hình nến Morning Star như thế nào?

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm nhận dạng mô hình rồi. Vậy thì, sau khi nhận định nó là nến Morning Star, bạn phải giao dịch như thế nào mới hiệu quả? Đây là một mô hình phổ biến với đặc điểm khá đơn giản; nhưng hiệu quả giao dịch mà nó mang lại thì không hề nhỏ đâu nhé. Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra ba phương pháp giao dịch với mô hình nến sao mai, cùng tham khảo!

Phương pháp giao dịch cơ bản

– Đối với mô hình này, bạn đặt lệnh mua vào ngay khi mô hình được hình thành hoàn thành. Điểm vào lệnh hoàn hảo là mức giá đóng cửa của cây nến cuối cùng.

– Còn về điểm dừng lỗ, bạn đặt lệnh này ở dưới mức giá thấp nhất của mô hình vài pip.

– Về lệnh chốt lời, bạn đặt lệnh này tại mức kháng cự gần nhất, điểm chốt lời phải thỏa mãn tỷ lệ R:R là 1:1 hoặc 1:2.

Đây là phương pháp giao dịch đơn thuần và cơ bản nhất của mô hình này. Ngoài cách này, bạn có thể kết hợp nến Morning Star với các chỉ báo để xác định điểm và thời gian vào lệnh chuẩn xác hơn. Cụ thể, bạn có thể sử dụng đường hỗ trợ hoặc chỉ báo RSI.

Kết hợp đường hỗ trợ

Cách giao dịch với mô hình Morning Star
Nhà đầu tư có thể sử dụng kết hợp với đường hỗ trợ hoặc chỉ báo RSI khi giao dịch

Ngưỡng hỗ trợ được xem là vùng chặn giá, đây là tín hiệu dự báo xu hướng đảo chiều tăng rõ rệt nhất. Nếu nến Morning Star xuất hiện ở ngưỡng này, tín hiệu giao dịch lúc này càng đáng tin cậy hơn. Ở trường hợp này, bạn có thể yên tâm đặt lệnh mà không cần lo tín hiệu không tin cậy; tuy nhiên bạn cần quan sát mô hình trong 5 phút. Bạn đặt lệnh mua tại giá đóng cửa của nến cuối cùng giống như trên. Thời điểm vào lệnh mua là khi mô hình nến được hình thành và giá vừa chạm vào đường hỗ trợ. Về lệnh dừng lỗ và chốt lời thì bạn đặt như phương pháp giao dịch cơ bản.

Kết hợp chỉ báo RSI

RSI là chỉ báo phân tích xu hướng giá mạnh mẽ nhất trong danh sách các chỉ báo kỹ thuật. Nếu sử dụng kết hợp với chỉ báo này, tín hiệu đảo chiều có độ chuẩn xác tin cậy hơn. Bạn đặt lệnh mua tại mức giá đóng cửa của nến cuối cùng, thời điểm lý tưởng để vào lệnh là RSI vượt mức 30 ở vùng quá bán, đồng thời lúc này, nến Morning Star cũng được hình thành.

Lưu ý: Phương pháp đầu tiên là phương pháp cơ bản nhất; nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn không nên giao dịch đơn thuần như vậy. Việc kết hợp với đường hỗ trợ hay chỉ báo kỹ thuật có tỷ lệ thành công cao hơn. Hơn nữa, nếu là trong thị trường sideway thì tuyệt đối đừng sử dụng mô hình sao mai. Bởi lúc này, độ tin cậy của mô hình sẽ giảm sút đi nhiều.

Xem thêm: Lý thuyết Dow: Lịch sử hình thành và 6 nguyên lý cơ bản

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về nến Morning Star là gì và các thông tin xoay quanh mô hình này. Nó thường xuất hiện trong giao dịch ngoại hối, đặc biệt là giao dịch theo trường phái Hành động giá. Việc hiểu rõ và nắm vững cách giao dịch với mô hình này có thể mang lại hiệu quả cao cho giao dịch của bạn. Nếu là traders ít kinh nghiệm, bạn có thể sử dụng tài khoản demo để làm quen trước. Sau khi đã nắm vững, bạn có thể thu được lợi nhuận bằng cách giao dịch với nến Morning Star!

Tổng hợp: trangtienao.com

1 thoughts on “Nến Morning Star: Khái niệm, ý nghĩa và cách giao dịch

  1. Pingback: Nến Morning Star: Khái niệm, ý nghĩa và cách giao dịch – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *