Trong chứng khoán, bạn cần phân tích kỹ thị trường thông qua các mô hình. Hiện tại, có khá nhiều mô hình được sử dụng trong đầu tư chứng khoán để giúp các traders nắm bắt được sự bùng nổ và đột phá về giá. Trong đó, không thể bỏ qua mô hình cốc tay cầm, tên tiếng Anh là Cup and handle pattern. Đối với các nhà đầu tư lâu năm, giàu kinh nghiệm, ắt hẳn là đã quá quen thuộc với mô hình này rồi đúng không nào? Vậy mô hình cốc tay cầm là gì? Cách thức mô hình hoạt động của mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán như thế nào?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết và phân tích kỹ thuật mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán nhé. Một khi bạn hiểu về nó, tức là bạn đã sở hữu món vũ khí lợi hại trước khi bắt đầu giao dịch.
Mục lục
Mô hình cốc tay cầm là gì? Ra đời như thế nào?
Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản nhất, mô hình cốc tay cầm chính là một dạng biểu đồ. Trong đầu tư chứng khoán, mô hình này được sử dụng phổ biến trong việc nhận thức thời điểm bùng nổ và đột phá về giá cổ phiếu. Vào năm 1960, William L.Jiler đã phát hiện ra mô hình này. Sau khi tìm hiểu tìm hiểu chi tiết và cách thức hoạt động thì ông đã đặt tên cho mô hình này là Saucer with platform. Sau đó không lâu, chính ông đã thay đổi tên mô hình từ Saucer with platform thành Cup and handle. Nó dần dần phổ biến hơn với các nhà giao dịch và trở thành một trong các mô hình quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoán.
Mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán bao gồm
Ắt hẳn chỉ mới nghe đến tên gọi thì bạn đã hình dung ra được mô hình này là như thế nào rồi đúng không nào? Đúng như tên gọi “cốc tay cầm”; mô hình này được chia thành hai phần như một chiếc cốc uống nước.
Đầu tiên là phần cốc. Phần cốc của mô hình có dạng hình chữ U hoặc chữ V. Phần cốc này biểu thị cho giá cổ phiếu có dấu hiệu tạo đáy và đi lên cao hơn so với mức kháng cự sau chuỗi ngày lao dốc. Đây là dấu hiệu tốt; các traders có thể dựa vào đây để xác định phương án đầu tư tiếp theo cho bản thân.
Sau khi tìm hiểu phần cốc thì tiếp theo sẽ là phần tay cầm. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán ra để thu lời khi giá cổ phiếu tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc. Tuy nhiên, do số lượng cổ phiếu bán ra quá nhiều nên lúc này, giá bắt đầu giảm; sau đó tạo thành vùng điều chỉnh mới. Và khi nguồn cung gần hết, người mua sẽ thắng thế. Lúc này, giá cổ phiếu cũng vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình cốc tay cầm.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình tam giác trong forex: Cách giao dịch thế nào?
Mô hình cốc tay cầm có những đặc điểm nổi bật nào?
Ở hai phần trên, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về sự ra đời và hai phần của mô hình cup and handle rồi. Giờ thì cùng bắt tay vào tìm hiểu xem mô hình này có những đặc điểm nổi bật nào nhé! Có hai dạng mô hình: mô hình cốc tay cầm chuẩn và mô hình cốc tay cầm ngược. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của một mô hình cốc tay cầm chuẩn.
Đặc điểm phần cốc
Theo hình ảnh ở trên, bạn cũng thấy rằng phần cốc của mô hình được chia thành hai nửa, trái và phải. Trước khi một nửa bên trái của chiếc cốc được hình thành thì giá cổ phiếu đã tăng (khoảng 30%) trong một khoảng thời gian đủ dài rồi. Lúc này, các nhà giao dịch chứng khoán sẽ không thể bỏ qua cơ hội chốt lời. Thời gian để hình thành nên phần này thông thường là từ 3 đến 6 tháng.
Tỷ lệ điều chỉnh độ sâu của phần cốc, được tính từ phần đỉnh cốc xuống đáy cốc từ 12 -15% đến 33%; thậm chí có thể lên đến 40, 50%. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, “cao quá thì không tốt”; tỷ lệ điều chỉnh độ sâu này mà vượt qua 50% thì mô hình rất dễ bị thất bại. Đỉnh cốc hai bên có thể không bằng nhau và phần cốc chữ U được cho là đáng tin cậy hơn; có tỷ lệ thành công cao hơn so với phần cốc chữ V.
Đặc điểm phần tay cầm
Phần tay cầm của mô hình cốc tay cầm thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Khoảng thời gian này được xem là một đợt điều chỉnh mới. Theo đó, các nhà đầu tư “gan nhỏ” không có tính mạo hiểm thường sẽ bị loại bỏ trước khi đợt tăng giá diễn ra. Thực tế, đã có một số trường hợp phần tay cầm của mô hình cup and handle không xuất hiện. Ở các trường hợp như vậy thì giá cổ phiếu duy trì mức tăng và không có đợt điều chỉnh như trên. Tuy nhiên, các traders cần lưu ý rằng, các trường hợp mô hình cup and handle không có phần tay cầm thì tỷ lệ thành công thường rất thấp.
Vị trí của phần tay cầm thường nằm ở nửa trên của phần cốc và MA200. Đây cũng là 2 tiêu chí vô cùng quan trọng; chúng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các traders. Vì vậy, nếu không thỏa mãn đủ 2 tiêu chí này thì khả năng thành công là rất thấp.
Tỷ lệ điều chỉnh phần tay cầm thường giao động từ 10 đến 15%. Tỷ lệ này được xác định từ đỉnh của tay cầm. Chỉ ngoài trừ khả năng cổ phiếu tạo nên một cái cốc quá lớn thì tỷ lệ này mới có sự chênh lệch. Điểm break-out khỏi tay cầm có khối lượng tăng. Cụ thể là từ 40 đến 50% so với mức thông thường.
Ý nghĩa đằng sau mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán
Sau khi đi tìm hiểu định nghĩa và đặc điểm của mô hình cốc tay cầm thì tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán.
Sau khi phần cốc của mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán được hình thành, nó sẽ tạo ra mức thấp hơn; tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức kháng cự. Điều này cho chúng ta thấy được thị trường đang có dấu hiệu chạm đáy. Lúc này, bạn cần để ý cách mà giá cổ phiếu phản ứng lại tại vùng kháng cự như thế nào. Điều này vô cùng quan trọng; vì nó có thể cho bạn thông tin xung quanh bạn liệu còn áp lực bán nào vẫn đang rình rập hay không. Nếu có bất kỳ một đợt bán tháo nào, mô hình sẽ lập tức bị vô hiệu hóa. Chứng tỏ lúc này, thị trường vẫn chưa sẵn sàng để tăng cao.
Tuy nhiên, nếu lúc này mà giá vẫn đang “im lìm” ở mức kháng cự thì đó là một tin mừng. Nó được cho là dấu hiệu của sức mạnh tăng giá cổ phiếu. Bởi vì đó là lúc người mua đã thực sự sẵn sàng chi tiền ra để mua ở những mức giá cao hơn.
Và một trường hợp nữa, đó là khi giá cổ phiếu vượt khỏi vùng kháng cự. Lúc này, mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán cho bạn biết giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã sẵn sàng cho một đợt tăng cao.
Tâm lý thường gặp khi giao dịch với mô hình cup and handle
Giá cổ phiếu sẽ có dấu hiệu giảm tương đối nhẹ vào giai đoạn xuất hiện phần chữ U của cốc. Vì vậy, các traders “gan nhỏ” rất hay nản lòng. Lúc này, ở nửa bên trái của phần cốc có xu hướng giảm khối lượng giao dịch. Khi xu hướng giảm này đạt tới một mức nhất định nào đó; các traders thường tích lũy cổ phiếu. Giá cổ phiếu sẽ có vai trò như đường kháng cự khi chạm đến đỉnh. Và đương nhiên, các nhà đầu tư không thể bỏ qua cơ hội chốt lời này bằng việc bán cổ phiếu.
Cổ phiếu được bán ồ ạt ra khi giá chạm đỉnh như vậy sẽ tạo phần tay cầm của mô hình cup and handle. Như vậy, sau khi bán ra thì lúc này các traders lại bắt đầu quá trình mua thêm cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu vượt khỏi mức kháng cự; quá trình này chỉ cần kéo dài trong nhiều tháng thì xem như là kết thúc. Sự phá vỡ này thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm. Và cũng chính những nhà đầu tư này là người thúc đẩy việc tăng khối lượng giao dịch; đồng thời, tạo sức mạnh mạnh mẽ cho sự phá vỡ này.
Xem thêm bài viết ở chuyên mục Chứng khoán:
- 5 bước tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh
Lời kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức về mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán mà chúng tôi muốn thông tin đến bạn. Đây là mô hình phổ biến, thường thấy ở các siêu cổ phiếu. Nó được rất nhiều nhà giao dịch thành công trên toàn cầu sử dụng. Nếu bạn nắm vững những đặc điểm và cách thức hoạt động của nó; bạn có thể chủ động hơn nhiều trong các giao dịch chứng khoán. Nếu bạn là một nhà đầu tư thì ắt hẳn bạn đã biết đây là một con đường khá “gập ghềnh”; không hề dễ đi chút nào. Vì vậy, hãy luôn sáng suốt trong mọi quyết định bạn nhé! Biết nhiều kiến thức và thông tin sẽ không thừa đâu. Nếu còn điều này thắc mắc về mô hình cốc tay cầm thì hãy để lại comment ở bên dưới.
Tổng hợp: trangtienao.com