Phí spread là gì? Cách tính spread trong Forex như thế nào?

Chi phí giao dịch ngoại hối bao gồm phí spread, hoa hồng commission và phí qua đêm swap, trong đó, spread là chi phí quan trọng nhất mà traders cần đặc biệt lưu tâm khi chọn sàn Forex. Bởi spread ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà traders thu được, do đó, tâm lý traders nào cũng lựa chọn sàn Forex có spread thấp nhất. Chúng ta đã thường nghe qua nhiều về thuật ngữ spread rồi nhưng không phải ai cũng biết phí spread là gì và cách tính như thế nào. Hôm nay, trangtienao sẽ giải thích tất tần tật về thuật ngữ spread là gì, cùng tìm hiểu!

Phí spread là gì?

Phí spread là gì
Spread là độ chênh lệch giữa giá Bid price và Ask price, đơn vị pip

Để tìm hiểu thuật ngữ phí spread là gì, trước tiên, chúng ta phải biết về hai loại giá: giá Bid và Ask. Giá Bid được định nghĩa là mức giá ở thời điểm bạn đặt lệnh mua một cặp tiền tệ Forex. Còn giá Ask được định nghĩa là mức giá tại thời điểm bạn đặt lệnh bán số tài sản tiền tệ Forex của mình. Như vậy, spread là phần chênh lệch giữa hai mức giá trên, đơn vị của loại chi phí này là pip.

Ngoài phí chênh lệch spread thì chi phí giao dịch ngoại hối còn có hoa hồng commission và phí qua đêm swap. Loại phí này ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thực mà bạn nhận được. Nếu phí chênh lệch càng nhỏ thì tổng chi phí bạn phải trả cho mỗi giao dịch càng thấp. Và ngược lại, nếu phí chênh lệch càng cao thì tổng chi phí bạn phải trả cho mỗi giao dịch càng lớn. Do đó, trước khi quyết định chọn tham gia một Forex broker nào đó, bạn phải cân nhắc về mức phí spread này.

Xem thêm: Bearish là gì? Hướng dẫn giao dịch với bearish trong Forex

Cách tính phí chênh lệch spread trong ngoại hối

Như đã đề cập ở trên, spread là phần chênh lệch giữa hai mức giá mua và bán. Cho nên nó sẽ được tính theo công thức sau: Spread = Giá Ask – Giá Bid

Lấy một ví dụ đơn giản về cặp tiền tệ Forex EUR/USD để bạn dễ hình dung hơn. Cặp tiền tệ này có giá Bid 1.13000 và giá Ask 1.13008. Theo công thức trên bạn lấy giá Ask trừ đi giá Bid, ta được kết quả là 0.00008. Phí spread tính bằng đơn vị pip chỉ lấy từ số thập phân thứ tư trở về sau. Do vậy, kết quả lúc này ta được spread = 0.8pip.

Hầu hết, các sàn giao dịch sẽ lấy đơn vị tiền tệ USD để định giá phí spread. Giả sử, 1pip được định giá bằng 10 USD. Vậy thì khi giao dịch một lot, mức phí spread cụ thể mà bạn phải trả cho sàn là 0,8 x 10 = 8 USD. Như vậy, 8 USD chính là khoản chi phí chênh lệch mà bạn phải trả cho sàn khi giao dịch cặp tiền tệ này.

Các loại spread

Các loại spread
Có hai loại spread: cố định và thả nổi

Thông thường, chúng ta hay gặp trường hợp phí spread “từ” 0.1pip (hoặc 1pip, 2pip…) và spread “cố định” ở mức 0.1pip. Như vậy, có thể thấy, spread có thể sẽ thay đổi liên tục hoặc cũng có thể cố định. Như vậy, chúng ta sẽ có hai loại spread trong ngoại hối: cố định và thả nổi. Việc đưa ra loại phí chênh lệch nào tùy thuộc vào chính sách của Forex broker. Có broker áp dụng cả hai loại spread nhưng cũng chỉ có broker chỉ áp dụng duy nhất một loại spread.

– Spread cố định chính là mức chênh lệch giữa hai giá mua – bán vẫn được giữ nguyên mặc cho tỷ giá tiền tệ cho liên tục thay đổi.

– Spread thả nổi thì luôn thay đổi tùy thuộc vào độ chênh lệch giá trên thị trường. Thông thường, nó sẽ được quy định một mức tối thiểu như trên.

Cả hai loại phí spread này đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt:

Spread cố định

Hiện nay, rất ít broker áp dụng duy nhất phí spread cố định; bởi loại phí này thường cao hơn nhiều so với spread thả nổi. Hầu hết tâm lý trader nào cũng muốn tìm một sàn Forex có spread thấp. Nếu áp dụng, broker sẽ không thể có tính cạnh tranh cao với các đối thủ.

Ưu điểm của spread cố định là nhà đầu tư không cần “lăn tăn” về vấn đề giãn spread khi thị trường biến động dữ dội. Bởi phí này đã được quy định ở một mức cố định. Trong mọi điều kiện của thị trường thì giá trị của spread vẫn được giữ nguyên. Nhà đầu tư đã biết được con số cụ thể nên dễ dàng tính toán được mức phí spread. Loại phí này thường phù hợp với các traders mới tham gia hoặc hạn hẹp vốn.

Về nhược điểm, như đã đề cập, spread cố định thường cao hơn nhiều so với phí thả nổi. Loại phí này hoàn toàn không phù hợp cho các traders chuyên nghiệp. Bởi spread cố định dễ làm nhà đầu tư thua lỗ bởi không phản ứng kịp với hiện tượng trượt giá.

Spread thả nổi

Ưu điểm đầu tiên, spread thả nổi thường thấp hơn loại cố định, như vậy, dễ hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Với loại phí này, nhà đầu tư hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề requote lệnh. Traders có thể vào lệnh ngay tức thì, không xảy ra tình trạng requote, không khớp lệnh. Giao dịch với phí spread thả nổi có tính minh bạch cao hơn. Loại phí thả nổi thường phù hợp với nhà đầu tư lướt sóng, giao dịch ngắn hạn.

Về nhược điểm, spread thả nổi có thể sẽ bị giãn mạnh trong điều kiện thị trường biến động mạnh. Loại phí không phù hợp với các nhà đầu tư newbie; hơn nữa, khi chọn sai thời điểm buy – sell, traders sẽ dễ mất vốn.

Giãn spread là gì?

Giãn spread là gì
Giãn spread chỉ xảy ra đối với loại spread thả nổi

Hiểu đơn giản, đây là tình trạng phí chênh lệch cao hơn so với mức bình thường. Hiện tượng này không xảy ra đối với spread cố định mà chỉ xảy ra đối với loại phí spread thả nổi.

Lấy ví dụ về cặp tiền tệ EUR/USD, spread dao động từ 0.1 đến 1pip. Khi hiện tượng giãn spread xảy ra, độ chênh lệch giữa giá Bid và Ask lúc này có thể lên đến từ 5 đến 10pip. Đương nhiên, độ giãn nở càng cao thì mức phí chênh lệch mà bạn phải trả cho broker càng lớn. Do đó, mình khuyên bạn đừng chọn thời điểm thị trường biến động mạnh để thực hiện giao dịch. Bởi lúc này, spread thả nổi thường có độ giãn nở rất cao. Thông thường, spread giãn nở mạnh vào thời điểm giao dịch hoặc trước khi một tin tức quan trọng nào đó được công bố.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phí chênh lệch spread

Spread bị chi phối bởi nhiều yếu tố bao gồm: giá Bid – Ask, thanh khoản và volume giao dịch.

– Spread là độ chênh lệch giữa giá Bid và Ask; do đó, hai giá này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phí spread. Cụ thể, giá Bid – Ask có độ chênh lệch càng cao thì spread sẽ càng lớn.

– Yếu tố thứ hai tác động đến phí chênh lệch đó là tính thanh khoản của cặp tiền tệ giao dịch. Thông thường, các cặp tiền tệ cho tính thanh khoản cao thì phí spread thấp hơn.

– Yếu tố thứ ba tác động đến phí chênh lệch là khối lượng giao dịch. Khi giao dịch với khối lượng lớn thì thường có spread nhỏ hơn.

Trên đây là ba yếu tố ngoài, ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố tác động gián tiếp đến spread. Trong đó, phải kể tới các yếu tố rủi ro kinh tế – chính trị và các điều kiện trên thị trường. Rất dễ hiểu khi xuất hiện tin tức bất lợi về chính trị – kinh tế của một quốc gia, tiền tệ quốc gia đó sẽ bị thay đổi. Do đó, các cặp tiền tệ liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó, tác động đến phí spread.

Có thể bạn quan tâm: Trượt giáLàm thế nào để phòng tránh?

Lời kết

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong phí spread là gì, cách tính và các yếu tố ảnh hưởng. Có thể thấy, loại phí này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bạn phải trả cho sàn và lợi nhuận thực thu được. Do đó, bạn nên lựa chọn các sàn Forex có phí spread thấp như Exness, IC Markets… để giảm thiểu chi phí.

Tổng hợp: trangtienao.com