Đối với các nhà đầu tư giao dịch trên hai nền tảng MT4 và MT5, thuật ngữ EA (Expert Advisor) không còn xa lạ nữa. Đây là công cụ hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch mà không cần ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi, vào lệnh nữa. Mặc dù EA được đánh giá rất cao nhưng thực tế vẫn còn không ít traders hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Vậy EA là gì, cách thức hoạt động như thế nào, có nên sử dụng hay không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến công cụ này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của trangtienao.com!
Mục lục
EA là gì?
EA là từ viết tắt của thuật ngữ Expert Advisor là chương trình được lập trình bởi những thuật toán chạy trên hai phần mềm giao dịch của MetaQuotes. Công cụ này được thiết kế với mục đích tìm kiến Forex signals và thực hiện giao dịch một cách tự động.
Thông qua công cụ này, giờ đây, nhà giao dịch không cần ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính để theo dõi thị trường, tìm kiếm tín hiệu và đặt lệnh nữa. Công việc mà một trader cần làm là cài đặt các thông số giao dịch. EA sẽ dựa vào đó để tìm kiếm các cơ hội giao dịch có thể mang lại lợi nhuận. Nhìn chung tất cả các công việc giao dịch bao gồm phát tín hiệu, đặt lệnh entry, stop loss, take profit và đóng lệnh…. EA sẽ giúp nhà đầu tư thực hiện.
Công cụ này không chỉ được sử dụng cho các cặp tiền tệ ngoại hối nói riêng. Mà toàn bộ sản phẩm giao dịch được hỗ trợ trên hai nền tảng MT4 và MT5 như crypto, chứng khoán, hàng hóa….
Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh stop out hiệu quả?
Cách thức hoạt động của Expert Advisor
Expert Advisor được lập trình bằng ngôn ngữ độc quyền của MetaQuotes, đó là MetaQuotes Language. Có hai version của MetaQuotes Language: MQL4 dành cho MT4 và MQL 5 dành cho MT5. Ngoài các EA được lập trình sẵn trên phần mềm, traders cũng có thể sử dụng MQL để xây dựng các thuật toán riêng phù hợp với chiến lược của mình.
Thuật toán của EA chính là các câu lệnh thể hiện điều kiện giao dịch mà traders xây dựng cho chiến lược của mình. Nếu điều kiện được đáp ứng, công cụ này tự động giao dịch dựa trên chiến lược ban đầu. Các chiến lược được thiết lập trên công cụ có thể là những chiến lược cũ mà nhà giao dịch đã trading thành công. Bao gồm chỉ báo kỹ thuật, đồ thị nến, hỗ trợ và kháng cự, Fibonacci…. Nhà đầu tư chỉ cần xây dựng chiến lược thông qua thuật toán. EA sẽ đảm nhận nhiệm vị nhận diện, phân tích và tự động giao dịch giúp traders.
Khi công cụ được kích hoạt sẽ bắt đầu quá trình quét và phân tích thị trường dựa trên biểu đồ giá. Từ đó, công cụ có thể xác định được cơ hội giao dịch dựa vào chiến lược được lập trình sẵn. Ngoài lệnh mua và bán, EA sẽ giúp nhà đầu tư đặt lệnh stop loss và take profit. Bất cứ khi nào muốn thay đổi các thông số trong chiến lược, traders chỉ cần vào phần cài đặt.
Nhà đầu tư có nên sử dụng EA Forex không?
Vẫn còn không ít traders hoài nghi về tính hiệu quả và thắc mắc rằng có nên sử dụng EA Forex không. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi EA hoạt động như một lập trình sẵn nên có rất nhiều bất cập. Vậy để trả lời câu hỏi có nên sử dụng hay không, chúng ta cùng đánh giá qua tính hiệu quả và hạn chế sau đây:
Tính hiệu quả
– Công cụ giúp nhà đầu tư tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong giao dịch Forex. Không trader nào có thể dành toàn bộ thời gian của mình vào việc theo dõi, phân tích thị trường. Tuy nhiên, một Robot thì hoàn toàn có thể làm được điều này.
– Tối đa, một nhà đầu tư chỉ có thể thực hiện vài trăm lệnh mỗi ngày. Nhưng EA có thể “nhân hóa” con số này lên đến hàng nghìn lệnh. Tức là khi sử dụng EA, traders có thể thực hiện đến cả nghìn lệnh giao dịch trong ngày.
– Robot không có cảm xúc nên hoàn toàn không biết sợ hãi, tham lam… EA không rơi vào tình trạng chần chờ hay tham lam mà bỏ qua các cơ hội giao dịch tốt. Tất cả những gì nó làm đều tuân thủ nguyên tắc và thông số đã được thiết lập trước.
– Trên hai nền tảng MT4 và MT5, công cụ này cho phép traders test chiến lược. Tức là nhà đầu tư có thể kiểm tra tính khả thi của chiến lược; từ đó đưa ra đánh giá và điều chỉnh lại cho hợp lý.
– Tốc độ vào lệnh cực kỳ nhanh; thông thường, EA sẽ có phản ứng ngay khi phát hiện điều kiện giao dịch được đáp ứng.
Điểm hạn chế
– Là một Robot nên đôi khi EA sẽ gặp một số vấn đề về kỹ thuật là chuyện bình thường. Hoặc thậm chí, nếu máy tính mất kết nối mạng mà không được phát hiện kịp thời có thể sẽ bỏ qua cơ hội giao dịch.
– Nhà đầu tư thường xây dựng chiến lược giao dịch quá dỗi hoàn hảo về mặt lý thuyết. Họ sử dụng nhiều thuật toán tinh vi để thiết lập điều kiện giao dịch phức tạp. Tuy nhiên, trong môi trường thực tế, chiến lược này lại không tính khả thi cao.
– EA thiếu tính tư duy sáng tạo bởi nó chỉ tuân thủ theo những gì được thiết lập sẵn. Chỉ có con người mới có thể theo dõi và phân tích một cách trực quan nhất. Do đó, công cụ này có thể vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều thông tin sai lệch trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Margin call là gì? Làm thế nào để phòng tránh Margin call?
Lời kết
Mặc dù vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như trên nhưng nhìn chung EA vẫn là công cụ hỗ trợ tốt trên thị trường tài chính. Nếu không tốt, có lẽ nhà đầu tư đã không mạnh tay chi đến hàng ngàn USD để sở hữu chúng. Tuy nhiên, đừng bao giờ lạm dụng công cụ này; bởi vì vốn dĩ nó cũng chỉ là một Robot, không thể thay thế hoàn toàn cho con người.
Tổng hợp: trangtienao.com