Khi tìm hiểu về các sàn giao dịch CFD và Forex, bạn đã bao giờ nghe đến cái tên Admiral Markets? Đây là một trong các broker phổ biến hàng đầu trên thị trường đầu tư tài chính toàn cầu. Chính thức được thành lập vào 2001, Admiral Markets còn lâu đời hơn cả những tên tuổi đình đám như FP Markets, Exness… Ở thời điểm hiện tại, Admiral đã thu hút đến hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới. Vậy sàn giao dịch này có những đặc điểm nào hấp dẫn nhiều người dùng đến vậy? Trong bài viết này, trangtienao.com sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin và đánh giá chung về broker này, cùng theo dõi!
Mục lục
Sơ lược về sàn giao dịch Admiral Markets
Admiral được biết đến là nhà môi giới CFD và Forex nổi tiếng trên toàn cầu, trụ sở chính được đặt tại Cộng hòa Estonia. Trong suốt 21 năm hoạt động trên thị trường tài chính, sàn giao dịch đã cung cấp rất nhiều chương trình đào tạo, giáo dục và hội thảo để đào tạo kỹ năng đầu tư. Hơn nữa, sàn còn xuất bản của sách giáo khoa và nhiều tài liệu trên phạm vi quốc tế. Chính nhờ những điều này, Admiral Markets đã thu hút được rất nhiều nhà giao dịch và tạo nên thương hiệu riêng cho mình. Sau nhiều năm phát triển, Admiral được đánh giá là nhà môi giới CFD hàng đầu với độ bao phủ trên 100 quốc gia và sở hữu hàng triệu người dùng.
Xem thêm: FP Markets – Nhà môi giới CFD hàng đầu đáng tin cậy
Giấy phép hoạt động của sàn giao dịch
Hiện nay, cái tên Admiral Markets đã có mặt tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại mỗi quốc gia, nó được cấp chứng chỉ từ những cơ quan hàng đầu của quốc gia đó. Trong số giấy phép mà nó sở hữu phải kể đến ba cái tên ASIC, FCA, CySEC. Đây cũng là những bằng chứng sáng giá nhất để đánh bay những tin đồn lừa đảo thất thiệt.
Nếu đã tìm hiểu nhiều về giấy phép của các sàn giao dịch thì có lẽ không còn xa lạ với ASIC, FCA hay CySEC nữa. Đây là ba cơ quan tài chính hàng đầu có độ tin cậy lớn. Để sở hữu một trong ba giấy phép này đã là chuyện chẳng dễ dàng gì. Thế nhưng Admiral Markets lại sở hữu cả ba.
Bên cạnh danh sách điều kiện khắt khe, sàn phải tuân thủ chế độ bảo hiểm, bồi thường rõ ràng cho khách hàng. Cụ thể, FCA quy định khách hàng của sàn sẽ nhận được một khoản bồi thường đáng kể trong trường hợp phá sản. Việc này sẽ do một bên thứ ba đứng ra thực hiện việc bồi thường.
Admiral Markets lừa đảo, thực hư thế nào?
Với một thương hiệu đã tồn tại và phát triển hơn 20 năm, nếu nói nó là lừa đảo thì hơi vô lý. Bởi lẽ nếu Admiral Markets thực sự lừa đảo thì khó có thể sống sót trên thị trường đầu tư. Vậy những tin đồn lừa đảo từ đâu ra? Trong suốt hai thập kỷ hoạt động, sàn giao dịch khó tránh khỏi các sai sót. Có thể tin đồn từ những người dùng chẳng may “dính” phải những sai sót này. Tuy nhiên, thực tế, đó chỉ là những sai sót của hệ thống. Còn về Admiral Markets có lừa đảo không thì chắc chắn là không.
Bên cạnh sự hấp dẫn từ khả năng kiếm lợi nhuận, các hình thức đầu tư Forex tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Hơn nữa, nhà nước Việt Nam vẫn chưa chính thức hợp pháp hóa hình thức đầu tư này. Do đó, quyền lợi của traders Việt khó so bì được với các traders tại châu Âu hay châu Mỹ. Tuy nhiên, từ việc sở hữu ba chứng chỉ uy tín trên, traders có thể an tâm tham gia giao dịch tại đây.
Sản phẩm giao dịch tại sàn
Người dùng tham gia Admiral Markets được giao dịch ngoại hối, hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số và quỹ ETFs. Có thể thấy danh sách này không có sản phẩm tiền điện tử. Mặc dù đây là hình thức đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Bù lại, sản phẩm ngoại hối và cổ phiếu thì Admiral lại cung cấp số lượng lớn sản phẩm.
– Ngoại hối: Admiral cung cấp khoảng 50 cặp tiền tệ bao gồm chính, chéo và cặp ngoại lai.
– Hàng hóa: Người dùng được hỗ trợ giao dịch với sản phẩm dầu WTI, dầu Brent, khí tự nhiên, vàng, bạc.
– Cổ phiếu: Admiral cung cấp 529 mã cổ phiếu từ 9 quốc gia, bao gồm mã cổ phiếu của các công ty lớn trên toàn cầu.
– Chỉ số và quỹ ETFs: Sàn giao dịch cung cấp 12 mã chỉ số và 26 mã ETFs.
– Hợp đồng chênh lệch CFD: Admiral cung cấp 90 loại CFD.
Mức đòn bẩy và các loại phí tại sàn giao dịch Admiral Markets
Admiral Markets đang áp dụng mức đòn bẩy 1:1000, thực tế đây là một tỷ lệ vừa phải. Hơn nữa, mức đòn bẩy còn phụ thuộc vào từng sản phẩm và số dư tài khoản của người dùng. Mức đòn bẩy cao nhất 1:1000 được áp dụng cho sản phẩm ngoại hối. Giao dịch với chỉ số được hưởng mức đòn bẩy 1:500. Còn cổ phiếu, quỹ ETF, hàng hóa lần lượt có mức đòn bẩy là 1:50, 1:20 và 1:5. Khi số dư tài khoản càng thấp thì mức đòn bẩy càng cao, quy định này được đưa ra nhằm tạo động lực cho traders có số vốn hạn chế.
Phí hoa hồng tại đây không có một con số cụ thể. Nó sẽ phụ thuộc vào tài khoản và sản phẩm giao dịch. Theo đó, sản phẩm ngoại hối và kim loại quý có mức hoa hồng cao nhất, từ 1.8 đến 3 USD/lot 1 chiều. Còn mức phí chênh lệch spread cũng phụ thuộc vào loại tài khoản. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết mức đòn bẩy, phí hoa hồng và spread ở phần dưới.
Tài khoản giao dịch
Sàn giao dịch Admiral Markets cung cấp bốn loại tài khoản, bao gồm Trade MT4, Trade MT5 và Zero MT4, Zero MT5. Trong đó, hai tài khoản trade phù hợp với newbie mới tham gia. Còn hai tài khoản Zero sẽ phù hợp với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm hơn. Cả bốn tài khoản này đều có điểm chung là số tiền nạp tối thiểu 25 USD, đòn bẩy tối đa 1:1000 và được sử dụng nền tảng WebTrader.
– Trade MT4: Người dùng được miễn phí tiền hoa hồng, phí chênh lệch spread từ 1.2pip và cung cấp 1545 sản phẩm giao dịch.
– Trade MT5: Người dùng được miễn phí tiền hoa hồng, phí chênh lệch spread từ 1.2pip và cung cấp 581 sản phẩm giao dịch.
– Zero MT4: Người dùng tài khoản này phải chi trả mức hoa hồng lên đến 6 USD/lot, phí chênh lệch spread từ 0pip và cung cấp 59 sản phẩm giao dịch.
– Zero MT5 có đặc điểm giống hoàn toàn với Zero MT4. Điểm khác biệt là kích thước lệnh tối đa của nó 100 lot, ít hơn con số 200 lót của MT4.
Đánh giá sàn Admiral Markets: Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
– Với 21 năm hoạt động cùng sự cấp phép bởi ba tổ chức ASIC, FCA, CySEC, Admiral Markets được đánh giá là sàn giao dịch đáng tin cậy. Thông tin về sàn luôn công khai, minh bạch, hơn nữa, có chính sách bảo hiểm người dùng đầy đủ.
– Cung cấp nền tảng MT4, MT5 và WebTrader hỗ trợ nhà giao dịch. Nền tảng giao dịch hiện đại, cung cấp đầy đủ các chỉ báo và công cụ phân tích kỹ thuật.
– Cung cấp tài khoản đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
– Admiral Markets quy định mức nạp tiền tối thiểu thấp, bên cạnh đó, chi phí giao dịch cũng khá ổn.
– Sản phẩm giao dịch đa dạng, đem đến nhiều sự lựa chọn cho traders.
Nhược điểm:
– Mức đòn bẩy chỉ ở mức vừa phải, so với mặt bằng chung các sàn giao dịch chưa có tính cạnh tranh cao.
– Tốc độ hỗ trợ, tư vấn người dùng khá chậm, hơn nữa, cho đến nay, cũng chưa có hotline cho traders Việt.
– Không cung cấp sản phẩm tiền điện tử mặc dù đây là hình thức đầu tư khá phổ biến.
– Danh sách sản phẩm của hai tài khoản Zero còn khá ít, chỉ mới 59 sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm: Sàn LegacyFX có uy tín không?
Tổng kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu các thông tin cơ bản và đánh giá sàn Admiral Markets rồi. Với những ưu điểm nổi bật trên, đây hoàn toàn là nhà môi giới CFD và Forex đáng tin cậy. Traders có thể yên tâm đăng ký tài khoản và giao dịch mà không phải lo vấn đề lừa đảo. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến với nguồn tài nguyên dồi dào về kiến thức đào tạo và giáo dục nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại sàn Admiral Markets, hẹn gặp lại ở bài viết sau!
Tổng hợp: trangtienao.com