Sàn STP là gì? Đặc điểm và những ưu, nhược điểm nổi bật

Trên thị trường Forex có ba loại sàn giao dịch bao gồm: ECN (Electronic Communication Network), Market Maker (MM) và STP (Straight Through Processing). Mặc dù cùng cung cấp môi trường giao dịch cho traders nhưng mỗi loại sàn sẽ có những đặc điểm và chức năng riêng biệt. Sàn STP có lẽ không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư Forex nữa. Đặc điểm của loại broker này là không bao giờ ôm lệnh của nhà đầu tư. Để tìm hiểu chi tiết sàn STP là gì, cùng tham khảo phần nội dung bên dưới!

Sàn STP là gì?

Nhà cung cấp thanh khoản
Một nhà môi giới STP có thể có nhiều nhà cung cấp thanh khoản

STP là một sàn giao dịch đóng vai trò chuyển tiếp, xử lý thắng. Điều này đồng nghĩa với việc, sàn không thực hiện ôm lệnh mà sẽ chuyển trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản. Các nhà cung cấp thanh khoản cho sàn STP bao gồm: Ngân hàng, các quỹ hoặc tập đoàn đầu tư hoặc thậm chí là một broker khác…

Nhờ được xử lý thẳng nên không tồn tại bất kỳ trung gian nào khác trong quá trình đặt lệnh. Tức là quyền lợi của nhà giao dịch không xung đột với sàn STP. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư không xảy ra tình trạng trượt giá, requote; đây là một ưu điểm rất lớn giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản tiền. Bất kể trong điều kiện thị trường biến động dữ dội, lệnh được chuyển trực tiếp đến nhà cung cấp mà thực thi mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Tham khảo: Top 5 sàn copy trade uy tín

Vấn đề về nhà cung cấp thanh khoản

Một nhà môi giới có thể hợp tác với một hoặc nhiều nhà cung cấp thanh khoản; theo đó, số lượng nhà cung cấp thanh khoản không hề bị giới hạn bởi một con số nào cả. Như đã đề cập, nhà cung cấp có thể là ngân hàng, quỹ, tập đoàn hay thậm chí là một broker khác. Mỗi nhà cung cấp thanh khoản sẽ cung cấp mức giá bán và giá mua hoàn toàn khác nhau. Một sàn STP sở hữu nhiều nhà cung cấp thanh khoản sẽ có lợi cho traders hơn bởi họ có thể nhận được mức giá tốt nhất.

Phí chênh lệch spread tại sàn STP

Cơ chế hoạt động của sàn STP
Sàn STP đẩy lệnh trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản

Phí chênh lệch spread của sàn Forex STP bao gồm hai loại: cố định và thả nổi. Vậy trường hợp nào sàn cung cấp spread cố định và trường hợp nào sàn cung cấp spread thả nổi?

Có hai trường hợp sàn STP cung cấp mức phí chênh lệch spread cố định như sau:

Sàn STP chỉ có duy nhất một nhà cung cấp thanh khoản, lúc này, broker chỉ việc lấy báo giá từ nhà cung cấp và cộng thêm một khoản chênh lệch nữa. Cho nên, phí chênh lệch này đã được broker tính theo mức cố định, không có sự thay đổi nào.

– Sàn hợp tác với nhiều nhà cung cấp thanh khoản nhưng sau khi tham khảo giá, chỉ chọn ra các mức giá tốt nhất và cố định lại spread. Sau đó, lấy báo giá này cộng thêm khoản chênh lệch nữa. Như vậy mức phí spread cũng đã được tính theo mức cố định như trên.

Vậy, trường hợp nào sàn giao dịch sẽ cung cấp mức phí chênh lệch spread thả nổi? Đó là khi broker hợp tác với nhiều nhà cung cấp, hệ thống sẽ tự động chọn lọc mức giá tốt nhất cho nhà đầu tư. Lúc này, broker cũng cộng thêm một khoản spread để tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

Đặc điểm của sàn Forex STP

– Có hai phương thức khớp lệnh tại một sàn STP bao gồm: Instant Execution, Market Execution. Đối với phương thức Market Execution, sàn có tốc độ khớp lệnh nhanh, nhà đầu tư không cần lo lắng lệnh bị requote. Nhưng đối với phương thức còn lại thì không có gì đảm bảo cả. Bởi nếu như tốc độ chậm, lệnh vẫn có thể rơi vào tình trạng requote. Khi chọn sàn STP, nhà đầu tư nên ưu tiên chọn broker có phương thức khớp lệnh Market Execution.

– Loại sàn giao dịch này có doanh thu từ hoa hồng và khoản chênh lệch giá thêm vào. Mức giá giao dịch hoàn toàn là do nhà cung cấp thanh khoản cung cấp. Sàn chỉ đóng vai trò chuyển tiếp chứ không thực hiện việc mua bán đối ứng với khách hàng.

Ưu và nhược điểm của sàn STP

Bất kể là sàn MM, ECN hay STP đều sở tồn tại những ưu, nhược điểm riêng biệt. Khi tìm hiểu, nhà đầu tư cần tổng hợp lại ưu điểm của từng sàn để lựa chọn loại sàn phù hợp nhất. Vậy sàn STP có những ưu và nhược điểm như thế nào?

Ưu điểm

Ưu và nhược điểm của sàn STP
Sàn sở hữu tốc độ khớp lệnh cực kỳ nhanh

– Nhà cung cấp thanh khoản là đơn vị giao dịch đối ứng với nhà đầu tư, do đó, khi giao dịch tại sàn STP, quyền lợi của traders không xung đột với broker. Có thể hiểu, STP broker là cầu nối liên kết giữa nhà đầu tư và nhà cung cấp thanh khoản.

– Nếu sàn sử dụng phương thức khớp lệnh Market Execution, traders không cần lo lắng về tốc độ khớp lệnh và requote.

– Thông thường, sàn STP cung cấp mức đòn bẩy tối đa cao hơn so với sàn ECN.

– Mức nạp tiền tối thiểu và hoa hồng commission tại sàn tương đối thấp

Nhược điểm

Thực chất, nhược điểm của sàn STP chỉ tồn tại với các broker dởm, không hoạt động đúng bản chất của STP thôi. Ví dụ như các broker ôm lệnh nhà đầu tư mà không chuyển trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản. Để tránh trường hợp này, nhà đầu tư nên lựa chọn các sàn STP uy tín trên thị trường như BDSwiss, FP Markets, Pepperstone…

Có thể bạn quan tâm: Top 4 sàn cTrader uy tín 2022

Lời kết

Việc lựa chọn sàn giao dịch có thể quyết định đến sự thành công của traders trên thị trường Forex. Đặc biệt, nếu nhà đầu tư muốn tìm kiếm sàn STP thì hãy lựa chọn broker hoạt động đúng bản chất STP nhé. Hiện nay, có khá nhiều broker mang danh STP nhưng lại ôm lệnh người dùng. Bạn có thể tham khảo một trong ba cái tên mà chúng tôi giới thiệu ở trên để tránh chọn nhầm broker “dởm”!

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *