Lệnh LO là gì? Cách đặt lệnh LO trong giao dịch chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán có khá nhiều loại lệnh đặt mua/bán tài sản bao gồm LO, MP, PLO, ATO, ATC. Việc lựa chọn lệnh mua/bán tài sản nào còn phụ thuộc vào nhu cầu giao dịch của mỗi traders. Trong đó, lệnh LO được xem là lệnh được sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất bởi phần lớn các lệnh được đặt trên thị trường đều là lệnh này. Là một nhà đầu tư chứng khoán, bạn không thể không biết đến loại lệnh này. Vậy lệnh LO là gì, đặc điểm và cách đặt lệnh trong giao dịch chứng khoán như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp từng thắc mắc về loại lệnh này trong phần nội dung bên dưới!

Lệnh LO là gì?

Lệnh LO là gì
LO (Limit Order) – Lệnh giới hạn

LO là từ viết tắt của Limit Order, là một loại lệnh giới hạn dùng để đặt mua/bán tài sản chứng khoán ở một mức giá cụ thể, cao/thấp hơn. Trong trường hợp lệnh đặt mua, traders sẽ được mua với mức giá bằng hoặc thấp hơn giới hạn. Còn trong trường hợp lệnh đặt bán, traders sẽ được bán với mức giá bằng hoặc cao hơn giới hạn.

Ví dụ bạn đặt lệnh LO mua cổ phiếu A với mức giá 5 USD. Với lệnh mua này, các giao dịch được thực hiện với mức giá cổ phiếu là 5 hoặc nhỏ hơn 5 USD. Nếu là đặt lệnh LO bán cổ phiếu này với giá 10 USD; các giao dịch sẽ được thực hiện với mức giá bằng hoặc lớn hơn 10 USD.

Vậy lệnh LO hữu dụng trong những trường hợp như thế nào? Một là nhà giao dịch không có quá nhiều thời gian để theo dõi biến động giá cổ phiếu. Sử dụng lệnh trong trường hợp này, các giao dịch sẽ được thiết lập một cách tự động. Theo đó, lệnh mua/bán sẽ được thực thi dựa vào mức giới hạn của mỗi traders. Hai là trong trường hợp giá cổ phiếu biến động đột ngột làm traders không lường trước được.

Có thể bạn quan tâm: Đáo hạn phái sinh là gì?

Limit Order có đặc điểm như thế nào?

– Loại lệnh này cho phép trader thực hiện giao dịch ở mức giá bằng/thấp hơn đối với lệnh mua hoặc bằng/cao hơn đối với lệnh bán. Trader phải điền mức giá cụ thể mua đặt lệnh mua/bán để hệ thống khớp lệnh đúng với mức giá này.

– LO hoàn toàn không phải loại lệnh khớp ngay mà sẽ bị treo cho đến khi điều kiện giá được đáp ứng. Do đó, nhà đầu tư cần phải chờ đến khi mức giá được khớp theo yêu cầu. Nó hoàn toàn không phải lệnh ưu tiên giống như ATO hay ATC.

– Limit Order có hiệu lực ngay từ lúc lệnh được cài vào hệ thống. Đối với sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội, lệnh được thực hiện theo hai khung giờ: 9h00 – 11h30, 13h00 – 14h45. Đối với sàn giao dịch Upcom, lệnh được thực hiện theo hai khung giờ: 9h00 – 11h30 và 13h00 – 15h00.

Phân loại lệnh LO trong chứng khoán

Lệnh LO trong chứng khoán
Có hai lệnh bao gồm: Limit Order phiên mở cửa và Limit Order phiên đóng cửa

Lệnh LO trong chứng khoán sẽ được phân chia thành hai khung giờ mở cửa và đóng cửa như sau:

– Limit Order phiên mở cửa: Đây là lệnh được đặt tại thời điểm mở cửa của một sàn giao dịch chứng khoán. Đặc điểm là loại lệnh LO này chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên. Nếu biến động thị trường trong phiên mở cửa này thỏa mãn mức giá thiết lập, giao dịch sẽ diễn ra. Qua khung thời gian của phiên mở cửa, lệnh không còn hiệu lực nữa.

– Limit Order phiên đóng cửa: Ngược lại với loại lệnh trên, lệnh này được đặt tại phiên đóng của một sàn giao dịch chứng khoán. Nếu mức giá trong phiên đóng cửa khớp với mức giá thiết lập, giao dịch diễn ra. Còn nếu điều kiện trong phiên đóng cửa không được đáp ứng, lệnh sẽ bị hủy và không còn hiệu lực.

Cách đặt lệnh LO trong giao dịch chứng khoán

Đây là nội dung mà bất kỳ traders nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn tham gia đầu tư chứng khoán. LO là một trong các loại lệnh phổ biến nhất tuy nhiên một số traders mới vẫn chưa biết cách đặt lệnh. Quy định đặt lệnh LO trong chứng khoán cần trải qua 5 bước cơ bản sau:

– Đăng nhập tài khoản trên sàn giao dịch chứng khoán mà bạn lựa chọn. Nếu chưa có tài khoản thì hãy đăng ký mở tài khoản tại sàn giao dịch chứng khoán nhé.

– Trên giao diện chính của sàn giao dịch, click chọn Lệnh thông thường; lúc này, màn hình sẽ hiển thị toàn bộ thông tin liên quan đến lệnh, hãy đọc kỹ nhé.

– Tiếp theo, nhà đầu tư cần điền đầy đủ những thông tin liên quan đến lệnh LO. Ở bước này, traders cần điền mức giá thiết lập lệnh là bao nhiêu.

– Sau đó, nhà đầu tư bấm chọn Đặt lệnh và kiểm tra lại toàn bộ thông tin lệnh đã chính xác chưa. Nếu đã chính xác rồi, hãy nhập mã pin vào nhé.

– Cuối cùng, traders click vào Xác nhận hoàn thành lệnh LO.

Cần lưu ý khi sử dụng lệnh Limit Order

Cần lưu ý để sử dụng lệnh Limit Order
Lưu ý khi sử dụng lệnh Limit Order

– Trước khi đặt lệnh, traders phải tính toán kỹ lưỡng về mức giá thiết lập. Có thể dựa vào những phân tích của bản thân về thị trường để chọn mức giá ưng ý.

– Thống kê và kiểm tra lại tính hình tài chính trong tài khoản chứng khoán để đưa ra quyết định về volume và giá mua phù hợp. Nguyên nhân là do mức giá mua sẽ ảnh hưởng đến % lợi nhuận.

– Đối với lệnh LO, traders phải hết sức linh động trong việc đặt lệnh để chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt nhất.

– Để thiết lập và đặt lệnh Limit Order một cách hiệu quả, traders phải nắm rõ nguyên tắc khớp lệnh của nó.

Xem thêm bài viết: Lệnh MP là gì? Lệnh MP trong chứng khoán

Lời kết

Khi tham gia thị trường chứng khoán, traders cần xây dựng nền tảng kiến thức về các loại lệnh. Đặc biệt là Limit Order, một trong các loại lệnh được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Chỉ khi hiểu rõ về lệnh LO là gì và nguyên tắc khớp lệnh của nó, traders mới có thể sử dụng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết hôm nay, nhà đầu tư đã nắm vững cách đặt lệnh LO rồi!

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *