Giấy phép ASIC bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư như thế nào?

Khi tìm hiểu về bất cứ sàn Forex nào, chúng tôi đều nhấn mạnh tầm quan trọng của giấy phép hoạt động. Bởi đây chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ uy tín và an toàn của tất cả sàn Forex. Nhà đầu tư không cần phải am hiểu tất cả các loại giấy phép khác nhau. Tuy nhiên, những cái tên “quyền lực” nhất trong ngoại hối như ASIC, CySEC hay FCA thì traders bắt buộc phải biết. Trong danh sách các loại giấy phép hoạt động, ASIC có “quyền lực” và được đánh giá cao nhất. Để tìm hiểu giấy phép ASIC là gì và bảo vệ quyền lợi như thế nào cho nhà đầu tư, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau.

Giấy phép ASIC là gì?

ASIC là gì
ASIC là giấy phép “quyền lực” và được đánh giá cao nhất trên thị trường tài chính

ASIC là ghi tắt của Australian Securities & Investments Commission – Ủy ban chứng khoán và Đầu tư Úc. ASIC là cơ quan quản lý hàng đầu trong việc giám sát thị trường chứng khoán và thị trường đầu tư tại Úc.

Chức năng của cơ quan này là đảm bảo thị trường đầu tư của Úc luôn hoạt động trong trạng thái minh bạch và công bằng. Úc được biết đến là “cái nôi” sản sinh ra rất nhiều sàn Forex uy tín trên thế giới. Do vậy, giấy phép ASIC Australia có quyền lực và độ tin cậy cao cũng chẳng có gì khó hiểu. Tại “xứ sở chuột túi”, văn phòng đại diện của cơ quan này hầu như có mặt ở khắp các thành phố lớn nhỏ.

Điều kiện để sàn Forex được cấp phép

Là cơ quan tài chính hàng đầu, do vậy, không phải bất cứ broker nào cũng có thể sở hữu giấy phép ASIC. Nguyên nhân là do tổ chức tài chính này đưa ra điều kiện cấp phép vô cùng nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý sàn Forex cũng không hề “dễ thở” chút nào!

– Điều kiện tiên quyết là sàn Forex phải sở hữu trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại “xứ sở chuột túi”.

– Vốn điều lệ tối thiểu từ 1,000,000 đô la Úc; hơn nữa, broker sở hữu giấy phép của AFSL (Australian Financial Securities Licence).

– Sàn Forex phải đảm bảo cơ chế tách biệt tài khoản (Segregated Account); tức là số tiền ký quỹ của người dùng hoàn toàn độc lập với tài sản của broker.

– Toàn bộ những giao dịch tài chính tại broker phải đảm bảo minh bạch 100%. Các báo cáo tài chính cần có sự kiểm định từ một công ty kiểm toán uy tín trên thế giới. Broker phải thực hiện báo cáo tài chính với ASIC theo định kỳ (tháng, quý, năm).

– Sàn giao dịch phải xây dựng hệ thống rủi ro để đảm bảo toàn bộ các hoạt động tại sàn được duy trì một cách ổn định, hiệu quả.

Ngoài ra, ASIC còn đưa ra một số yêu cầu khác về nền tảng giao dịch, chấp hành các nghĩa vụ về đào tạo, giải quyết tranh chấp….

ASIC bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư như thế nào?

Cơ quan này bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
Quyền lợi của các nhà giao dịch được bảo vệ trong trường hợp sàn phá sản, tranh chấp…

Với những điều kiện cấp phép như trên, nhà đầu tư không cần phải lo lắng về quyền lợi của mình. Vậy cụ thể, cơ quan tài chính này bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư như thế nào?

– Trường hợp sàn phá sản: Traders sẽ được bảo vệ quyền lợi bằng cơ chế bồi thường, bảo hiểm. Đương nhiên, cơ quan này không phải tổ chức trực tiếp chi trả cho người dùng. Trách nhiệm của nó là đảm bảo công ty/doanh nghiệp/nhà môi giới phải chi trả khoản bồi thường cho người dùng.

ASIC đưa ra yêu cầu về việc đối xử công bằng với tất cả người dùng tại sàn. Hơn nữa, sàn giao dịch phải đặt lợi ích của người dùng trên lợi ích thương mại. Những sản phẩm broker cung cấp phải chất lượng, mang lại giá trị đồng tiền.

– Trường hợp xảy ra tranh chấp, người dùng có thể khiếu nại lên ASIC. Cơ quan tài chính này sẽ đảm bảo giữ bí mật danh tính người dùng.

– Dưới sự bảo chứng của ASIC, traders được tham gia vào chương trình MoneySmart. Đây là một trong các chương trình quản lý vốn nổi tiếng hỗ trợ traders trong việc xây dựng kế hoạch quản lý nguồn vốn và rủi ro hiệu quả. Ngoài ra, traders còn được cung cấp các tài liệu đầu tư tài chính cần thiết.

Cách tra cứu broker có được cấp phép bởi ASIC Australia hay không

Cách tra cứu broker có được cấp phép không
Vào trang chủ của cơ quan để tra cứu broker có được cấp phép không

Nếu một broker sở hữu giấy phép ASIC, traders có thể yên tâm giao dịch mà không cần băn khoăn về vấn đề uy tín. Thị trường Forex không chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà còn chứa đầy sự “giả dối” và lừa lọc. Có rất nhiều sàn Forex lừa đảo làm giả giấy phép để chiếm đoạt lòng tin người dùng. Vậy thì làm thế nào để kiểm chứng được broker có được cấp phép từ cơ quan này hay không.

– Đầu tiên, người dùng truy cập vào trang chủ của cơ quan tài chính này; sau đó, đến mục tra cứu giấy phép ASIC.

– Màn hình hiển thị giao diện tra cứu giấy phép, nhấn chọn Organisation and Business Names. Sau đó, điền tên công ty hoặc số giấy phép vào và nhấn nút Go.

– Tiếp theo, màn hình sẽ hiển thị ra kết quả kiểm chứng. Người dùng nhấn vào kết quả đó và bắt đầu đối chiếu xem thông tin đăng ký tại ASIC có trùng với thông tin sàn cung cấp không.

Có thể bạn quan tâm: CySEC là gì? Cách kiểm tra broker có thực sự được cấp phép

Lời kết

ASIC là giấy phép “quyền lực nhất” trong rất nhiều các giấy phép hoạt động trên toàn cầu. Để sở hữu giấy phép này, broker đã phải trải qua thời gian dài nỗ lực mới có thể đáp ứng toàn bộ điều kiện và yêu cầu nghiêm khắc từ ASIC. Nếu traders muốn tìm một sàn Forex để tham gia, đừng bỏ qua giấy phép này! Hãy kiểm tra xem broker có thực sự được cấp phép bởi cơ quan tài chính này không nhé!

Tổng hợp: trangtienao.com