CySEC là gì? Cách kiểm tra broker có thực sự được cấp phép

Để đánh giá mức độ uy tín của broker, không có tiêu chí nào mạnh mẽ bằng giấy phép hoạt động. Hiện nay, có khá nhiều cơ quan tài chính trên thị trường nhưng không phải cơ quan nào cũng có mức độ uy tín như nhau. Khi đánh giá và lựa chọn broker uy tín, nhà đầu tư chỉ cần quan tâm đến các cơ quan hàng đầu là được rồi. Hôm nay, chúng tôi sẽ điểm danh thêm một cơ quan tài chính uy tín trên thị trường, CySEC. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu giấy phép CySEC là gì và cách kiểm chứng broker có được cấp giấy phép này hay không.

Giấy phép CySEC là gì?

Giấy phép CySEC là gì
Đây là một trong cơ quan tài chính hàng đầu có mức độ uy tín cao

CySEC là tên gọi của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp, cơ quan này chính thức ra đời vào năm 2001. Kể từ khi ra đời cho đến này, CySEC đảm nhận nhiệm vụ giám sát và quản lý thị trường đầu tư tại đảo quốc này và các khu vực khác.  Cộng hòa Síp đã chính thức trở thành một trong các thành viên của khối Liên minh EU; chính vì vậy, cơ quan tài chính CySEC cũng phải tuân theo các điều luật của MiFID.

Cơ quan này đảm nhận nhiệm vụ:

– Cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tài chính tuân thủ đầy đủ nguyên tắc và điều kiện cấp phép.

– Giám sát, quản lý toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán, ngoại hối tại khu vực thuộc quyền quản lý.

– Đưa ra các hình thức xử phạt đối với các sàn giao dịch không tuân thủ điều lệ.

Điều kiện cấp giấy phép CySEC

Ví dụ về giấy phép CySEC
Ví dụ về giấy phép CySEC của sàn giao dịch IC Markets

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về giấy phép ASIC rồi. Mặc dù mức độ uy tín và quyền lực của CySEC không được đánh giá cao bằng ASIC. Tuy nhiên, nhìn chung, đây vẫn là một trong các cơ quan tài chính hàng đầu trên thế giới; do vậy, giấy phép từ cơ quan này có thể minh chứng cho độ uy tín của một broker. Để sở hữu giấy phép CySEC, broker phải thỏa mãn tất cả các điều kiện cấp phép sau:

– Vốn điều lệ tối thiểu 125 ngàn EUR đối với broker hoạt động theo cơ chế STP; tối thiểu 730 ngàn EUR đối với hoạt động theo cơ chế Market Making.

– Sàn giao dịch phải sở hữu trụ sở hoặc văn phòng đại diện ở Cộng hòa Síp. Ngoài ra, trong đội ngũ nhân sự cấp cao của sàn phải có tối thiểu từ ba người địa phương.

– Toàn bộ các giám đốc cấp cao của nhà môi giới phải có nền tảng tài chính mạnh, sở hữu kinh nghiệm chuyên sâu ở lĩnh vực tài chính.

– Broker phải đảm bảo cơ chế tách biệt tài khoản và cơ chế bồi thường cho người dùng thông qua Quỹ ICF.

Cơ quan này quản lý các sàn forex như thế nào?

Tiêu chuẩn giám sát của cơ quan
Broker phải thực hiện báo cáo tài chính định kỳ, cơ chế tách biệt tài khoản, bồi thường….

Để sở hữu giấy phép từ cơ quan này, broker phải thỏa mãn tất cả các điều kiện cấp phép nêu trên. Ngoài ra, broker còn phải tuân thủ các quy định khắt khe sau:

– Thực hiện báo cáo tài chính định kỳ hàng năm cho cơ quan tài chính này. Hơn nữa, toàn bộ các bản báo cáo tài chính đều phải được công ty kiểm toán quốc tế kiểm định.

– Kể từ khi Cộng hòa Síp gia nhập Liên minh EU, CySEC đưa ra quy định mới về số vốn điều lệ tối thiểu. Theo đó, broker phải đảm bảo luôn duy trì số vốn ở mức tối thiểu 750 ngàn EUR.

– Đảm bảo cơ chế tách biệt tài khoản: tài khoản lưu trữ tiền ký quỹ của người dùng và tài khoản lưu trữ tài sản của sàn. Hai tài khoản này phải được lưu trữ hoàn toàn tách biệt với nhau.

– Sàn giao dịch phải đền bù thiệt hại cho người dùng thông qua Quỹ ICF. Cơ quan tài chính này quy định số tiền bồi thường có thể lên đến 20 ngàn EUR.

Để thỏa mãn các điều kiện cấp phép và tuân thủ quy định quản lý của CySEC chẳng phải điều dễ dàng. Không phải sàn giao dịch nào cũng đủ điều kiện để thỏa mãn tất cả điều kiện và quy định trên. Như vậy, chúng ta có thể thấy được mức độ uy tín của giấy phép CySEC không hề nhỏ. Dưới sự bảo chứng từ cơ quan này, traders hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch.

Cách kiểm chứng broker có được cấp phép bởi CySEC không

Một số broker uy tín sở hữu giấy phép CySEC có thể kể tới như: Exness, XTB, Tickmill, HotForex, eToro. Bên cạnh các sàn Forex, không ít broker lừa đảo làm giả giấy phép để đánh lừa người dùng. Do vậy, đừng vội tin vào hồ sơ pháp lý broker cung cấp trên website. Hãy kiểm chứng xem hồ sơ pháp lý đó có thực sự đúng bằng cách kiểm chứng trên website chính thức của cơ quan. Vậy làm thế nào để kiểm chứng một broker có được cấp phép bởi CySEC hay không?

Cách kiểm chứng broker có được cấp phép
Truy cập vào website chính thức của cơ quan để kiểm chứng broker có được cấp phép không

– Đầu tiên, người dùng truy cập vào website chính thức của cơ quan; sau đó, chọn Regulated Entities => Investment Firms.

– Ở ô tìm kiếm, người dùng chỉ cần nhập tên sàn giao dịch mà mình muốn kiểm chứng.

– Hệ thống sẽ trả kết quả giấy phép hoạt động cho bạn, hãy kiểm tra các thông tin này có giống với thông tin sàn cung cấp hay không.

Lưu ý: Có một số broker đã được cấp phép hoạt động nhưng hết thời hạn đăng ký. Lúc này, khi nhập tên sàn vào ô tìm kiếm, kết quả vẫn thấy tên sàn nhưng hiển thị Cancel registration. Tức là ám chỉ những sàn đã được cấp phép nhưng hết hạn và chưa được cấp lại. Thời hạn quy định cho mỗi lần cấp phép như vậy là một năm; sau một năm, broker cần phải đăng ký gia hạn lại.

Xem thêm: MT4 là gì? Hướng dẫn cách download và sử dụng phần mềm

Lời kết

CySEC là một trong các cơ quan tài chính có mức độ uy tín cao trên thị trường tài chính. Khi lựa chọn một sàn Forex bất kỳ, nhà đầu tư có thể dựa vào yếu tố pháp lý. Trên website của sàn có cung cấp thông tin được cấp phép bởi CySEC? Hãy kiểm chứng lại độ thực hư bằng cách thực hiện theo các thao tác trên nhé!

Tổng hợp: trangtienao.com