Nhu cầu giao dịch giữa các quốc gia ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái là một trong các yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thương mại của tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Việc nắm bắt sự thay đổi của tỷ giá hối đoái giúp các traders có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn khi chơi Forex. Vậy tỷ giá hối đoái là gì, nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Trong bài viết này, trangtienao.com sẽ đi tìm lời giải cho các vấn đề xoay quanh tỷ giá hối đoái, cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Tìm hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái còn có tên gọi khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hay gọi tắt là tỷ giá. Đây là sự chênh lệch giữa hai loại đồng tiền của hai quốc gia.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là gì? Hiểu theo cách đơn giản nhất, nó là tỷ lệ trao đổi giá trị giữa hai loại tiền tệ. Là hành động bạn dùng tiền tệ của đất nước này để đổi/mua tiền tệ của một đất nước khác.
Theo đó, tỷ giá hối đoái Việt Nam được định nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa giá trị đồng VNĐ (tiền pháp định Việt Nam) và các đồng ngoại tệ khác. Lấy ví dụ, tỷ giá hối đoái của cặp tiền tệ USD/VND là 22.740. Với 1 USĐ thì bạn có thể đổi sang 22.740 VNĐ. Hoặc lấy 22.740 VNĐ để đổi lấy 1 USD.
Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
Như đã đề cập, tỷ giá có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, thương mại của một quốc gia.
– Dựa vào tỷ giá hối đoái, chính phủ có thể “cân đo đong đếm” được sức mua đồng nội tệ và ngoại tệ.
– Tỷ giá có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia và sự cạnh tranh về sản phẩm hàng hóa của quốc gia đó.
– Ngoài các vai trò trên, tỷ giá còn ảnh hưởng lớn đến chỉ số lạm phát và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Tỷ giá của một quốc gia tăng, làm giá trị sản phẩm/hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia đó tăng theo. Từ đó, dẫn đến tình trạng lạm phát cũng tăng theo.
Có thể bạn quan tâm: Khung thời gian giao dịch Forex
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Thực tế, có rất nhiều nhân tố quyết định đến sự thay đổi của tỷ giá trao đổi ngoại tê. Theo đó, các yếu tố này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế ngoại giao của hai quốc gia. Trong phần nội dung tiếp theo, mình sẽ liệt kê ra toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cùng theo dõi để biết đó là những yếu tố nào nhé!
Tỷ lệ lạm phát
Một điều mà có lẽ ai cũng biết, quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp; thì giá trị tiền tệ của quốc gia đó tăng và ngược lại. Đương nhiên, bất kỳ quốc gia nào cũng muốn giá trị đồng tiền của mình ngang với giá trị tiền tệ của quốc gia khác. Muốn làm được điều này, quốc gia đó phải giữ mức chênh lạm phát ở mức thấp hoặc vừa phải.
Lãi suất
Ai cũng biết rằng mức chênh lãi suất có tác động mạnh mẽ đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Cụ thể, đất nước nào có mức lãi suất cao thường hấp dẫn nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn. Do vậy, khi tỷ lệ lãi suất trong nước tăng, có nhiều nguồn vốn đổ vào. Lúc này, nguồn ngoại tệ trong nước tăng theo. Và kết quả lúc này là tỷ giá hối đoái của tiền nước ngoài và tiền trong nước giảm đáng kể. Ngược lại, khi lãi suất trong nước giảm thì tỷ giá lúc này sẽ tăng. Kéo theo đó là giá trị đồng tiền trong nước giảm.
Thâm hụt tài khoản vãng lai
Một đất nước đang trong tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai; chứng tỏ đất nước đó đang sử dụng tiền tệ của mình cho các hoạt động ngoại thương nhiều hơn. Còn nguồn doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu lại thấp. Điều này làm cho ngoại tệ trong nước bị dư thừa, thúc đẩy tỷ giá hối đoái giảm. Theo đó, các đất nước này đang mượn nợ từ ngoại quốc để bù lại khoản thâm hụt vãng lai.
Nợ công
Thông thường, mỗi quốc gia sẽ có những khoản tài trợ “khủng”; cho các dự án trong nước và dự án của nhà nước, chính phủ. Những khoản tài trợ này thường thông qua hình thức cho vay. Thực tế, các dự án này đóng vai trò quan trọng việc việc thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Nhưng nếu quốc gia nào nợ công quá nhiều; thì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế sẽ giảm xuống. Bởi vì nợ công cao sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ lạm phát tăng.
Trong trường hợp nhà nước in thêm tiền để trả nợ thì sao? Đương nhiên, trường hợp này đã từng xảy ra ở một vài quốc gia rồi. Phương pháp này có thể giúp giải quyết vấn đề nan giải trước mắt là trả nợ. Nhưng bạn cần biết rằng, việc in thêm tiền như vậy sẽ càng làm gia tăng tỷ lệ lạm phát của quốc gia đó. Mà lạm phát tăng thì không một quốc gia nào mong muốn xảy ra cả.
Trường hợp nhà nước không thể giải quyết được phần lãi thâm hụt từ các công cụ tài chính trong nước? Lúc này, nhà nước có thể tăng mức cung chứng khoán. Nhưng kết quả đi kèm là làm giá chứng khoán “tụt dốc không phanh”. Đến cuối cùng, không có nhà đầu tư nước ngoài nào lại muốn “gánh” khoản nợ lớn như vậy cả.
Tỷ lệ trao đổi thương mại
Có thể hiểu đơn giản, đây là tỷ lệ giữa giá xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Tốc độ tăng giá xuất khẩu tăng nhanh thể hiện nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của đất nước đó tăng. Khi đó, nguồn doanh thu mà đất nước đó có được từ việc xuất khẩu tăng. Kết quả là nhu cầu nội tệ tăng và giá tiền tệ của đất nước đó tăng theo. Còn ngược lại, khi tốc độ tăng giá xuất khẩu giảm mạnh, doanh thu từ xuất khẩu giảm theo. Kết quả là giá trị tiền tệ của đất nước đó giảm.
Tình hình chính trị và nền kinh tế
Đương nhiên, một đất nước có nền chính trị và kinh tế ổn định, phát triển sẽ dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn. Một khi quốc gia nào có nền chính trị bất ổn, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có động thái chuyển ngay dòng tiền của mình sang quốc gia khác có tiềm năng hơn. Việc có được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài làm nguồn cung ngoại tệ tăng. Và từ đó, tỷ giá hối đoái cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Xem thêm: Tín hiệu Forex: Sự cần thiết của mua bán tín hiệu ngoại hối
Lời kết
Trên đây là các thông tin về tỷ giá hối đoái là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mỗi quốc gia luôn đặt mục tiêu mở rộng nền kinh tế giao thoa trong tình hình thế giới toàn cầu hóa. Mà tỷ giá hối đoái là một phần quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Bởi vậy, việc nắm bắt được tỷ giá này sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi giao dịch ngoại hối.
Tổng hợp: trangtienao.com