Nói đến đầu tư tài chính, chúng ta không thể nào bỏ qua hình thức đầu tư tiền điện tử và ngoại hối Forex. Đây đều là các kênh đầu tư thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế và nguồn vốn ở nhiều đất nước. Ngoài ra, có một hình thức đầu tư cũng được đông đảo giới đầu tư quan tâm, đó là chứng khoán phái sinh quốc tế. Loại hình đầu tư chứng khoán này rất phổ biến ở thế giới. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam thì việc đầu tư phái sinh quốc tế còn khá mới mẻ.
Vậy chứng khoán phái sinh quốc tế là gì? Chứng khoán phái sinh quốc tê có những loại nào? Ưu, nhược điểm của nó là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp khái niệm, phân loại, lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư vào loại hình này. Để từ đó, nhà đầu tư có được phương hướng đầu tư đúng đắn trong thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế.
Mục lục
Chứng khoán phái sinh quốc tế là gì?
Trước hết, để tìm hiểu chính xác khái niệm của nó thì bạn phải hiểu chứng khoán phái sinh (CKPS) là gì. Đây là một công cụ tài chính tồn tại dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng này được ký kết để xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh toán, chuyển giao tài sản. Từ cổ phiếu, trái phiếu đến các hàng hóa như vàng, dầu mỏ…
Mức giá của cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. CKPS được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch và sở giao dịch chứng khoán.
Vậy còn chứng khoán phái sinh quốc tế thì sao? Cũng giống như CSPS nhưng điểm khác biệt là các sản phẩm của nó được niêm yết và giao dịch trên các sàn quốc tế. Nó còn được biết đến với tên gọi thị trường chứng khoán CFD (hợp đồng chênh lệch). Sản phẩm phái sinh của thị trường này rất đa dạng.
Do đó, các traders cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ được phép chọn tất cả sản phẩm CKPS trên toàn cầu. Từ cổ phiếu, trái phiếu đến các loại kim loại, nông sản, dầu thô, dầu mỏ, vàng… Nói tóm lại, về cơ bản thì thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế không có nhiều khác biệt so với CKPS nội địa.
Có thể bạn quan tâm: Thị trường trái phiếu là gì?
Phân loại chứng khoán phái sinh quốc tế
CKPS quốc tế được phân thành bốn loại chính. Đó là hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. Dưới đây, mình sẽ thông tin sơ lược về từng loại hợp đồng này.
Hợp đồng kì hạn (Forward contract)
Ở dạng CKPS này, hợp đồng giữa người mua và người bán được thực hiện trong tương lai. Cũng giống như bất kỳ loại CKPS quốc tế nào, mức giá và khối lượng hàng hóa đã được xác định tại thời điểm thỏa thuận. Khi đến ngày đáo hạn, người bán phải thực hiện nghĩa vụ bán hàng hóa. Và ngược lại, người mua phải thực hiện nghĩa vụ mua của mình.
Hợp đồng tương lai (Futures Contract)
Về cơ bản, nó giống với Forward contract. Đó là hợp đồng được thực hiện trong tương lai và mức giá đã được xác định tài thời điểm thỏa thuận. Tuy nhiên, loại CKPS này được đánh giá cao hơn so với Forward contract bởi vì mức độ rủi ro thấp hơn. Nó được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Việc mua bán, thỏa thuận giữa các bên sẽ được thực hiện thông gia môi giới.
Khi tham gia hợp đồng tương lai, traders cần phải ký quỹ trước theo quy định chung. Mục đích của việc ký quỹ là đảm bảo cho quá trình thanh toán sau này, hạn chế rủi ro nhất định. Trường hợp ký quỹ thấp hơn, nhà đầu tư phải bổ sung cho đủ. Ngược lại, nếu số tiền ký quỹ cao hơn quy định chung thì nhà đầu tư có thể rút bớt phần dư đó.
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract)
Ở loại chứng khoán phái sinh quốc tế này thì cả người bán và người mua đều có thể mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán). Có hai loại Option Contract. Ở Mỹ, hợp động có thể được thực hiện mọi thời điểm trước lúc đáo hạn. Còn ở Anh thì hợp đồng chỉ có thể được thực hiện khi đáo hạn.
Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)
Ở hợp đồng này, các bên đối tác có thể thực hiện các khoản thanh toán định kỳ theo dạng lãi suất thả nổi (hoán đổi lãi suất) hoặc trao đổi những dòng tiền họ sở hữu (hoán đổi tiền tệ) trong tương lai.
Lợi ích của việc tham gia thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế
Ở loại hình đầu tư này, nhà đầu tư có thể kiểm soát rủi ro ở mức độ an toàn. Hơn nữa, sự biến động về giá cũng được hạn chế, nhà đầu tư không phải gặp quá nhiều rủi ro khó lường. Bản chất của chứng khoán phái sinh quốc tế là giao dịch, chốt giá và khối lượng tại thời điểm cụ thể. Cho nên, nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi sự biến động về giá. Mức độ rủi ro thấp, tỷ lệ sinh lợi nhuận cao. Ngoài ra, những trader chuyên nghiệp nếu nắm bắt được xu hướng biến động giá thì rất dễ đầu tư thành công.
Giá trị của CKPS quốc tế phụ thuộc vào các loại tài sản cơ bản. Nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết được mức lãi/lỗ của bản thân tại thời điểm mua bán. Nhờ đó mà họ có thể phần nào tránh được những rủi ro từ thị trường.
CKPS quốc tế có tính thanh khoản tốt và độ linh hoạt cao. Vì vậy, nhà đầu tư có thể giao dịch tại mốc thời gian T+0. Nhờ vào việc mở vị thế bán mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể thu lợi cả khi thị trường tăng giá hoặc giảm giá. Một ưu điểm nữa mà chắc chắn không thể bỏ qua, đó là tốc độ giao dịch rất nhanh.
Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán online hiệu quả
Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế
Như đã đề cập ở trên, kênh đầu tư này mang lại lợi nhuận khác hấp dẫn. Traders có thể thu lãi ngay khi giá cả tăng hoặc giảm. Nhưng thực tế, thị trường “có dễ ăn” như thế không?
Thứ nhất, người mua và người bán không thể thể thỏa thuận trực tiếp hoặc giao dịch trên sàn hay cơ sở chứng khoán như loại hình CKPS nội địa. Tại thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế, người mua – người bán bắt buộc giao dịch thông qua nhà môi giới.
Tiềm ẩn rủi ro trong việc giao dịch qua nhà môi giới thì bạn cũng biết rồi đó. Nếu may mắn gặp nhà môi giới uy tín thì chẳng sao. Nhưng nếu rủi thay lại đụng phải một nhà môi giới lừa đảo thì chẳng phải là “tiền mất tật mang” rồi sao. Hơn nữa, các loại giấy tờ, hợp đồng của hình thức đầu tư quốc tế không minh bạc bằng hình thức nội địa.
Thứ hai, lúc nào ở thị trường quốc tế cũng biến động mạnh và liên tục. Như vậy, traders khó nắm bắt đầy đủ thông tin và đưa ra phương áp kiểm soát kịp thời. Ngoài ra, những nhà môi giới chỉ chú trọng đến việc thu hút traders đầu tư mà không bao giờ đề cập với bạn những rủi ro. Không phải chỉ có trường hợp nhà môi giới lừa đảo. Mà các sàn giao dịch lừa đảo cũng là rủi ro mà traders phải đối mặt. Vì có quá nhiều sàn giao dịch chứng khoán, hơn nữa, lại trên thị trường quốc tế. Cho nên tỷ lệ gặp phải sàn lừa đảo cũng không phải là thấp.
Lời kết
Kênh đầu tư này đã không còn xa lạ trong thị trường chứng khoán. Nó được đánh giá là một kênh tiềm năng và hấp dẫn để “đổ tiền vào”. Như đã đề cập, cơ hội thu lợi là yếu tố tiên quyết thúc đẩy nhiều traders tham gia vào sân chơi này. Ắt hẳn, với cơ hội hấp dẫn như vậy thì không một nhà đầu tư lại nào bỏ qua.
Tuy nhiên, bên cạnh khả năng sinh lợi chính là những rủi ro tiềm ẩn. Bởi vậy, một lời khuyên dành cho bạn đó là phải thật cẩn trọng đối với các lời mời gọi. Trước khi đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế, bạn cần tìm hiểu kỹ về thị trường, các sàn giao dịch và công ty môi giới để tránh gặp phải những rủi ro và trường hợp lừa đảo.
Tổng hợp: trangtienao.com