NYSE là tên viết tắt của sàn giao dịch chứng khoán New York, sàn NYSE được biết đến là sàn giao dịch lớn nhất toàn cầu về giá trị vốn hóa trên thị trường. Với những traders đầu tư chứng khoán Mỹ, ắt hẳn sẽ không còn lạ lẫm với cái tên này. Để tìm hiểu chi tiết hơn về sàn chứng khoán NYSE, hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới!
Mục lục
Giới thiệu chung về sàn NYSE
Chỉ dựa vào yếu tố giá trị vốn hóa trên thị trường, NYSE nắm vững top 1 sàn chứng khoán lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu thống kê được vào tháng 4/2020, tổng vốn hóa của sàn giao dịch NYSE đã vượt qua ngưỡng 25,000 tỷ USD. Nếu tính theo yếu tố số lượng công ty niêm yết thì NYSE đứng thứ hai trong danh sách các sàn chứng khoán lớn nhất.
Đây là nơi tạo điều kiện cho hai bên mua-bán trao đổi, giao dịch cổ phiếu của những công ty/tập đoàn đã niêm yết. Thời gian làm việc được giới hạn các ngày trong tuần từ 9h30 đến 16h00 hàng ngày. Sàn giao dịch này không hoạt động vào các ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ bù lễ. Một số chỉ số nổi tiếng của sàn giao dịch này mà có lẽ các traders đã biết: Dow Jones, S&P 500, NYSE Composite và NYSE US 100.
Xem thêm: Iron Trade dính phốt lừa đảo người dùng, thực hư thế nào?
Điều kiện để được niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE
Đương nhiên, không phải bất kỳ công ty/tập đoàn nào cũng đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch này. Ban đầu, việc chào bán cổ phiếu trên sàn giao dịch NYSE khá đơn giản. Nhưng kể từ cuộc sụp đổ lớn xảy ra vào năm 1837, sàn bắt đầu quá trình thiết lập điều kiện niêm yết. NYSE bắt buộc các công ty/tập đoàn muốn được niêm yết phải minh bạch thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh. Dần dần, theo thời gian, điều kiện niêm yết ngày càng trở nên khắt khe hơn so với ban đầu.
Ở thời điểm hiện tại, có hơn 2,800 công ty/tập đoàn được chào bán cổ phiếu trên sàn NYSE. Đương nhiên, đây đều là những công ty đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà sàn đưa ra. Trong đó, yếu tố minh bạch là tiêu chí quan trọng nhất quyết định công ty đó có được niêm yết hay không. Danh sách tiêu chuẩn mà sàn giao dịch chứng khoán New Yort đưa ra như sau:
– Tổng giá trị cổ phiếu của công ty phải đạt con số tối thiểu 19,000,000 USD. Trong đó, cổ phiếu thương mại tự do tối thiểu 1,100,000 USD.
– Tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty bắt buộc phải đạt được 18,000,000 USD.
– Lợi nhuận trong 2 năm liền kề trên 3,000,000 USD và trong năm gần nhất tối thiểu 2,700,000 USD.
– Tổng thu nhập trong 6 tháng gần nhất tối thiểu 100,000,000 USD.
Các cột mốc phát triển của sàn giao dịch NYSE
– Năm 1792, sàn NYSE chính thức ra mắt thị trường chứng khoán, nó được thành lập bởi 24 đại lý cổ phiếu. Ở thời điểm này, số lượng chứng khoán được niêm yết trên sàn rất hạn chế. Chỉ có cổ phiếu của 2 ngân hàng mỹ và 3 trái phiếu nhà nước là được niêm yết trên sàn.
– Năm 1886, sau 94 năm thành lập, volume giao dịch của NYSE đạt đến con số 1,000,000 cổ phiếu/ngày.
– Năm 1929, sàn giao dịch bắt đầu bước vào cuộc đại suy thoái kéo dài hơn 10 năm. Đây cũng là cuộc suy thoái lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ cho đến bây giờ.
– Năm 1997, volume giao dịch tiếp tục tăng mạnh, đạt 1 tỷ cổ phiếu/ngày.
– Năm 2001, một cuộc tấn công khủng bố xảy ra, tất cả các giao dịch tại sàn bị đình lại 4 ngày. Cho đến ngày thứ 5 sàn chứng khoán NYSE mở cửa, giá trị công ty giao dịch bị hao hụt 1,400,000 tỷ. Đây là một sự tổn thất vô cùng lớn trong lịch sử chứng khoán Mỹ.
– Năm 2006, NYSE chuyển từ hình thức hoạt động tư nhân sang công ty đại chúng. Chỉ sau đó một năm, nó hợp nhất với sàn Euronext (sàn giao dịch lớn nhất châu Âu). Lúc bấy giờ, nó có tên là NYSE Euronext (kết hợp NYSE và Euronext).
– Năm 2013, sàn giao dịch được tổ chức ICE mua lại với giá 11 tỷ USD.
– Năm 2020, bởi sự tác động của dịch bệnh Covid-19, sàn giao dịch chuyển sang hình thức hoạt động trực tuyến.
Đánh giá sàn chứng khoán NYSE: Ưu – nhược điểm
Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về khái niệm, điều kiện niêm yết và các cột mốc phát triển. Chúng ta hãy cùng đánh giá sàn chứng khoán NYSE. Để từ đó, các traders có thể đưa ra quyết định có nên tham gia giao dịch tại NYSE hay không.
Ưu điểm
– Về giá trị vốn hóa, sàn NYSE là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên toàn cầu. Nó được đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Do đó, mọi hoạt động đều phải nắm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của cơ quan này.
– Khi tham gia giao dịch tại đây, các nhà đầu tư sẽ được cung cấp lượng lớn công cụ tài chính để hỗ trợ tối đa cho việc giao dịch.
– Các traders được cập nhật tin tức nhanh và kịp thời. Điều này rất quan trọng trong việc theo dõi biến động thị trường.
– Sàn chứng khoán này được trang bị kỹ thuật hiện đại. Điều này làm tối ưu hóa thời gian đặt lệnh của traders. Cụ thể, nhà giao dịch sẽ được thực hiện lệnh và chốt giao dịch trong tích tắc mà không phải chờ thời gian xử lý lâu.
– Số lượng công ty và nhà giao dịch tham gia đông đảo. Do vậy, traders không cần lo lắng về tính thanh khoản.
Nhược điểm
– Mức phí hoa hồng mà các công ty phải trả cho sàn giao dịch là khá cao.
– Sàn giao dịch chứng khoán New York là một thị trường giao dịch lớn. Hơn nữa, hoạt động ở đây cũng vô cùng sôi nổi. Do đó, sự thay đổi có thể xảy ra trong tích tắc, đôi khi, nhà giao dịch sẽ khó phản ứng kịp.
– Mở tài khoản trên sàn NYSE hơi phức tạp, người dùng phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm túc, sát sao. Hơn nữa, việc chuyển và rút tiền từ NYSE cũng không hề dễ dàng và nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: Sàn Nasdaq được nhiều nhà giao dịch ưa chuộng, tại sao vậy?
Lời kết
Trên đây là tất tần tất những thông tin cơ bản nhất về sàn NYSE. Với giá trị vốn hóa và sự quản lý của SEC, traders có thể yên tâm tham gia giao dịch. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng đây vẫn được đánh giá là sàn chứng khoán uy tín. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một sàn quốc tế để tham gia thì nên cân nhắc NYSE!
Tổng hợp: trangtienao.com