Sàn Nasdaq là sàn chứng khoán điện tử lớn thứ hai của Hoa Kỳ, chỉ đứng sau sàn NYSE. Với những traders quan tâm đến chứng khoán Hoa Kỳ, có lẽ đều đã từng nghe qua tên sàn giao dịch này. Sàn giao dịch này sở hữu lượng người tham gia đông đảo, điều kiện niêm yết cũng khắt khe không kém NYSE. Vậy sàn Nasdaq là gì, điều kiện để được chào bán cổ phiếu trên sàn chứng khoán này là gì? Nguyên nhân do đâu các nhà giao dịch lại ưa chuộng tham gia sàn Nasdaq? Hãy cùng trangtienao.com tìm hiểu chi tiết về sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq trong bài viết này!
Mục lục
Sàn Nasdaq là gì?
Nasdaq là sàn chứng khoán phi tập trung (Over the Counter Market, OTC) hoạt động thông qua hệ thống giao dịch tự động. Theo đó, các nhà môi giới mua bán, trao đổi không phải “giao tiếp” trực tiếp với nhau, mà các bên sẽ thông qua đại lý. Đây là “sân chơi” ưa chuộng của nhiều công ty/tập đoàn. Bởi phí niêm yết tại sàn chứng khoán này so với mặt bằng chung là khá thấp. Tuy nhiên, thực tế là không phải bất cứ tập đoàn nào cũng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện niêm yết.
Ở thời điểm hiện tại, tại sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq đã có hơn 4 nghìn công ty được niêm yết và chào bán cổ phiếu. Số lượng khách hàng doanh nghiệp của Nasdaq cũng đã vượt con số 10,000. Trong đó, không thể không kể đến những “ông lớn” FB, Inter và Apple.
Điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq
Nasdaq nổi tiếng với điều kiện niêm yết khắt khe không hề thua kém sàn NYSE. Rất nhiều công ty muốn được niêm yết tại đây nhưng không phải công ty nào cũng đủ tiêu chuẩn. Điều kiện niêm yết tại sàn Nasdaq dựa trên nhiều tiêu chí, từ tài sản, giá trị thị trường đến doanh thu, lợi nhuận….
Yêu cầu chung
Để được chào bán cổ phiếu trên sàn, các công ty phải sở hữu tối thiểu 1.25 triệu cổ phiếu tự do. Hơn nữa, mức giá niêm yết khi được lên sàn phải tối thiểu 5 đô la Mỹ/cổ phiếu. Cổ phiếu được chào bán phải được ít nhất ba nhà sáng lập thị trường đứng ra thực hiện giao dịch. Sàn Nasdaq không đưa ra quy định về mức giá cụ thể. Mà mức giá này sẽ do các nhà sáng lập thị trường tự định giá. Từ đó, họ có thể thu lợi từ mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán tài sản đang được niêm yết.
Mức độ tiêu chuẩn
Ở trên chỉ là yêu cầu niêm yết chung, để được niêm yết trên sàn Nasdaq, công ty phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:
– Tổng lợi nhuận trong hai năm gần nhất phải đạt ít nhất từ 2,200,000 USD và trong xuyên suốt 3 năm gần nhất không thu lỗ.
– Doanh thu trong năm trước đó phải đạt tối thiểu 110,000,000 USD. Hơn nữa, giá trị thị trường của năm đó phải đạt tối thiểu 550,000,000 USD. Trong vòng ba năm gần nhất, tổng dòng tiền đạt tối thiểu 27,500,000 USD và không có năm (-). Tuy nhiên nếu doanh thu năm trước đó hơn 90,000,000 USD và giá trị thị trường đạt 850,000,000 USD. Đồng nghĩa với công ty không cần phải đáp ứng điều kiện dòng tiền trong ba năm gần nhất.
Đây là hai tiêu chuẩn cụ thể để quyết định một công ty nào đó có được niêm yết hay không. Cần lưu ý là sau khi đã được niêm yết thì các tiêu chuẩn trên cũng cần được duy trì. Nếu trong quá trình niêm yết mà không thỏa mãn các tiêu chí này thì cổ phiếu công ty đó sẽ bị hủy và khai trừ ra khỏi sàn. Nếu các công ty nhỏ không đủ các tiêu chí nêu trên thì có thể tham gia sàn Nasdaq Small Caps Market. Đây là thị trường dành riêng cho các công ty nhỏ.
Chỉ số Nasdaq
Nếu NYSE có bộ chỉ số nổi tiếng Dow Jones thì sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq có bộ chỉ số cùng tên gọi. Bộ chỉ số này bao gồm chỉ số Nasdaq tổng hợp và chỉ số Nasdaq 100. Chỉ số tổng hợp thể hiện tất cả các mã cổ phiếu được niêm yết trên thị trường. Còn Nasdaq 100 là bộ chỉ số của 100 công ty phi tài chính hàng đầu thị trường. 100 công ty này có hoạt động giao dịch tích cực và giá trị vốn hóa cao nhất trên Nasdaq. Hơn nữa, chúng còn phải đạt được một số tiêu chí cụ thể như niêm yết độc quyền tại Nasdaq. Thời điểm niêm yết ít nhất 2 năm, không hoặc ít có nguy cơ bị phá sản.
Nguyên nhân các nhà giao dịch ưa chuộng sàn Nasdaq
Đương nhiên, không phải ngẫu nhiên mà hầu như công ty nào cũng muốn được niêm yết tại Nasdaq. Hơn nữa, các nhà giao dịch cũng rất ưa chuộng sàn giao dịch chứng khoán này.
Gần 50% cổ phiếu thuộc lĩnh vực công nghệ
Trong chỉ số Nasdaq 100, có đến 47,25% cổ phiếu đến từ các công ty/tập đoàn công nghệ hàng đầu. Hơn 50% còn lại đến từ các công ty dịch vụ, hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe – y tế. Như đã đề cập, đẻ được niêm yết trên sàn không phải chuyện dễ dàng. Hơn nữa, để thuộc top 100 (chỉ số Nasdaq 100) thì điều kiện đưa ra cũng vô cùng khắt khe.
Chỉ số Nasdaq tăng 60% kể từ tháng 1/2020
Kể từ đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới chịu sự tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Do đó, thị trường chứng khoán và các sàn chứng khoán cũng không còn hoạt động sôi nổi. Tuy nhiên, trái ngược với tình hình chung, chỉ số Nasdaq lại tăng vọt đến 60% kể từ thời điểm này. Nguyên nhân cũng rất dễ hiểu, bởi dịch bệnh kéo dài đã đẩy nhanh quá trình số hóa, công nghệ hóa. Kéo theo đó là nhu cầu về sử dụng các dịch vụ trực tuyến và thương mại điện tử cũng tăng cao. Nó đã tạo điều kiện mạnh mẽ để các mã cổ phiếu công nghệ tăng vọt. Đây là nguyên nhân chính giúp sàn Nasdaq vươn lên trong thời buổi dịch bệnh.
Ngay từ đầu thì nó đã chứng minh được vị thế tiên phong của một sàn chứng khoán điện tử. Hiện tại, nó đã đứng thứ ba trong danh sách các sàn chứng khoán lớn nhất thế giới, đứng sau NYSE và TSE. Nó được xem như “sân chơi” hội tụ các mã cổ phiếu đến từ những công ty/tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Cân bằng chỉ số với toàn bộ mã cổ phiếu
Chỉ số Nasdaq 100 sẽ giúp hạn chế sự ảnh hưởng và chi phối từ các công ty hàng đầu. Hơn nữa, nó giúp cân bằng chỉ số với tất cả các cổ phiếu được niêm yết tại sàn. Thực tệ, không có cổ phiếu của công ty nào được chiếm quá 24% trên toàn bộ cổ phiếu.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 sàn chứng khoán ảo miễn phí tốt nhất Việt Nam 2022
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Với vị thế là sàn chứng khoán điện tử hàng đầu Hoa Kỳ, sàn Nasdaq đã ngày càng chứng minh được tên tuổi của mình. Đây là nơi quy tụ của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Do đó, nếu bạn muốn đầu tư vào những mã cổ phiếu này thì không nơi nào lý tưởng hơn Nasdaq. Hãy thử sức dấn thân và trải nghiệm giao dịch tại Nasdaq để có những đánh giá chính xác hơn!
Tổng hợp: trangtienao.com