Để tham gia vào thị trường Forex, bạn cần lựa chọn được một sàn giao dịch Forex uy tín. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này, ngày càng có nhiều broker “mọc lên như nấm sau mưa”. Đương nhiên, trong số đó cũng có nhiều sàn Forex lừa đảo lợi dụng tính pháp lý lỏng lẻo, chiếm đoạt tài sản người dùng. Nếu chẳng may, chọn nhầm phải những sàn lừa đảo này, nhà đầu tư sẽ phải chịu không ít tổn thật. Vậy có những dấu hiệu nào giúp nhận biết sàn giao dịch Forex lừa đảo, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
Mục lục
Sàn Forex là gì?
Forex thực ra là một cụm từ viết tắt của thuật ngữ Foreign Exchange, ám chỉ các giao dịch tiền tệ quốc tế, theo đó, thị trường Forex là nơi diễn ra các giao dịch này. Có rất nhiều thực thể tham gia vào thị trường, bao gồm: traders cá nhân, tổ chức, các ngân hàng… Để tạo ra được một sân chơi liên kết các thực thể với nhau, thị trường cần đến sự có mặt của các sàn môi giới. Sàn Forex ra đời với mục đích này, kết nối các nhà đầu tư, tổ chức, ngân hàng… lại với nhau. Nó được ví như một “cái chợ”, mà hàng hóa được bày bán trong chợ chính là các loại tiền tệ.
Có thể bạn quan tâm: Đánh giá sàn LiteFinance
Đặc điểm của sàn giao dịch Forex lừa đảo
Hiện nay, trên thị trường Forex, có rất nhiều sàn giao dịch ra đời; bên cạnh các broker uy tín thì vẫn có nhiều sàn Forex lừa đảo trục lợi bất chính. Các chiêu trò lừa đảo cũng ngày một tinh vi hơn, đối với các newbie, ắt hẳn không dễ dàng nhận ra. Vậy như thế nào được xem là một sàn giao dịch ngoại hối lừa đảo?
Hình thức rút tiền
Đương nhiên, mục đích của các chiêu trò lừa đảo chính là tiền, tài sản. Tất cả mọi chiêu trò mà các sàn Forex nghĩ ra để dùng để chiếm đoạt tài sản người dùng. Các sàn Forex uy tín như IC Markets, Exness, XTB… đều hỗ trợ nhiều cổng thanh toán. Hơn nữa, tốc độ xử lý các lệnh thanh toán cũng rất nhanh. Còn ngược lại, các sàn Forex lừa đảo thường hỗ trợ ít cổng và thời gian rút rất lâu.
Tính pháp lý
Ở thị trường Việt Nam, nhà nước vẫn chưa hợp pháp hóa hình thức đầu tư ngoại hối. Tuy nhiên, trên thế giới, có khá nhiều cơ quan tài chính kiểm soát và quản lý các sàn Forex. Một số tổ chức tài chính uy tín có thể kể tới như ASIC, FCA, CySEC… Nếu những broker nào đã sở hữu giấy phép của những tổ chức này thì bạn có thể tin cậy. Nhưng nếu những sàn chưa có các giấy phép “quyền lực” này thì nguy cơ lừa đảo rất cao. Bạn cần tìm hiểu thêm về điều kiện giao dịch và nhiều yếu tố liên quan khác để đánh giá.
Chính sách bảo vệ khách hàng
Khách hàng được ví như “miếng cơm manh áo” đem lại doanh thu, lợi nhuận cho sàn giao dịch. Do vậy, thông thường, sàn Forex sẽ đưa ra các chính sách bảo vệ người dùng. Theo đó, nếu sàn nào sở hữu giấy phép của ba tổ chức trên, chắc chắn phải đảm bảo cơ chế tách biệt tài khoản và bảo hiểm người dùng. Nếu sàn nào không đảm bảo được hai yếu tố này thì tuyệt đối đừng tham gia.
Thời gian hoạt động
Nếu là một sàn Forex lừa đảo, chắc chắn, chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi các chiêu trò lừa đảo đâu thể duy trì được trong lâu dài. Chỉ xảy ra một số trường hợp bị chiếm đoạt, người dùng đã đề cao cảnh giác và đánh giá sàn trên các trang tìm kiếm, review. Còn ngược lại, những sàn giao dịch Forex có bề dày kinh nghiệm lâu đời thì không cần quá lo lắng.
Dấu hiệu nhận biết sàn Forex lừa đảo
Thị trường ngoại hối được xem như một “miếng mồi” béo bở cho các sàn giao dịch lừa đảo trục lợi. Theo đó, các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng; nhà đầu tư khó phân biệt được đâu là sàn uy tín, đâu là sàn lừa đảo. Dưới đây, mình sẽ tổng hợp ra một số dấu hiệu nhận biết sàn Forex lừa đảo, cùng tham khảo!
Sàn Forex lừa đảo thường hoạt động “chui”
Cụm từ này ám chỉ đến các sàn giao dịch hoạt động mà không có bất kỳ giấy phép nào. Hoặc nếu có cũng chỉ là các giấy phép giả mạo. Một số cơ quan tài chính quyền lực trên thế giới như ASIC, FCA, CySEC… đưa ra rất nhiều điều kiện khắt khe. Chẳng hạn như vốn điều lệ cao, báo cáo tài chính định kỳ, chính sách bảo hiểm người dùng, cơ chế tách biệt tài khoản….
Nếu sàn Forex nào không sở hữu chứng chỉ hoạt động của các cơ quan này, đồng nghĩa với nó không được quản lý và kiểm soát các hoạt động giao dịch. Nếu có bất kỳ hành vi gian lận, lừa đảo cũng chẳng phải là chuyện bất ngờ. Thậm chí, có một số sàn còn bất chấp giả mạo giấy phép hòng lấy được niềm tin người dùng. Để tránh trường hợp bạn, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về giấp phép mà sàn cung cấp, chứng thực xem chúng là giả hay thật. Bạn có thể vào trang web của cơ quan tài chính đó để chứng thực.
Cam kết kiếm tiền dễ dàng, rủi ro thấp
Bất cứ là lĩnh vực đầu tư nào, Forex, chứng khoán hay tiền điện tử thì rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao. Chiêu trò lừa đảo dễ thấy nhất của trường hợp này là quảng báo hô hào kiếm được vài nghìn USD/ngày. Rồi các hình ảnh nhà đầu tư khỏe STK với số dư “khủng, cuộc sống sang chảnh, mua nhà, siêu xe…. Có thể thấy, chiêu trò này dễ dàng dụ được mấy traders “cừu non” mới tham gia. Thực chất, nó không khác với hình thức “đa cấp” 4.0 là bao. Bên cạnh đó, một số sàn Forex lừa đảo còn thực hiện PR tín hiệu giao dịch chuẩn, robot giao dịch tự động, cam kết kiếm tiền nhanh, dễ dàng… Nếu muốn trở thành một traders thành công, đừng để các chiêu trò này che mờ mắt nhé!
Không minh bạch, công khai thông tin đầy đủ
Các sàn forex lừa đảo là dẫn chứng chân thật nhất cho câu nói “đẹp khoe xấu che”. Đương nhiên, không một sàn lừa đảo nào lại phô bày tất cả thông tin và chiêu trò lừa đảo của mình. Hầu hết, mọi thông tin tại các sàn giao dịch này đều không đủ minh bạch. Nếu sàn không quy định rõ ràng cụ thể về giấy phép, sản phẩm, tài khoản, nền tảng, thanh toán…. thì không khỏi làm traders thắc mắc về độ uy tín. Phải chăng sàn giao dịch đang cố tình giấu nhẹm đi?
Đối tượng của các sàn giao dịch lừa đảo thường là newbie mới tham gia hoặc nhà đầu tư ít hiểu biết về thị trường. Để tránh gặp phải những sàn lừa đảo này, tốt nhất, bạn nên nắm vững các dấu hiệu nhận biết sàn Forex lừa đảo trên. Hơn nữa, phải thật sáng suốt để đánh giá về độ uy tín của sàn!
Một số sàn giao dịch Forex lừa đảo
Sàn Hitoption: Sử dụng bot để đặt lệnh tự động như can thiệp vào việc đặt lệnh để quyết định thắng thua theo ý muốn của sàn. Bên cạnh đó, sàn này còn đầu tư vào chiêu trò lừa đảo bằng cách thuê hẳn gần 100 nhân viên cho việc gọi điện, quảng cáo hòng dụ dỗ traders tham gia.
Sàn Liber Forex: Broker này còn bất chấp giả mạo giấy phép của tổ chức tài chính IFSC. Hơn nữa, đưa ra cam kết không thể hấp dẫn hơn: không cần kiến thức vẫn có thể kiếm được lợi nhuận 16%/tháng.
Sàn Wefinex: PR bằng các chiêu trò khoe cuộc sống sang chảnh, giàu có để thu hút nhà đầu tư. Sàn này đã từng bị Bộ Công thương và công an TP.HCM chỉ đích danh lừa đảo theo hình thức đa cấp trái phép.
Sàn FXTrading: Sàn Forex lừa đảo này từng hoạt động nhưng đã bị “bốc hơi” không một lý do. FXTrading quảng cáo là sàn giao dịch quốc tế nhưng có đến hơn 90% lượng truy cập trong nước. Sàn giao dịch này luôn quảng bá chiêu trò dễ chơi, dễ thắng để hấp dẫn người dùng.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 sàn Forex uy tín có phí chênh lệch spread thấp nhất
Lời kết
Sàn Forex lừa đảo là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên các trang tìm kiếm, mạng xã hội. Đã có không ít sàn “bốc hơi” không lý do; thậm chí, cơ quan chức năng đã từng triệt phá nhiều sàn lừa đảo tại Việt Nam. Danh sách “bốc hơi hay bị triệt phá chắc chắn toàn là những cái tên lừa đảo.
Thị trường tài chính có mức sinh lời hấp dẫn những rủi ro tiềm ẩn cũng rất cao. Để giao dịch hiệu quả, an toàn trên thị trường này, bạn cần lựa chọn một sàn Forex uy tín. Hãy tham khảo các dấu hiệu nhận biết sàn Forex lừa đảo ở trên để biết cách phòng tránh né!
Tổng hợp: trangtienao.com