Chúng ta thường nghe nhiều về cụm từ thị trường hàng hóa nhưng đã thực sự biết nó là gì? Thị trường hàng hóa có tên tiếng Anh là Commodity Market. Nó bao gồm cả thị trường vật lý thông thường và thị trường ảo để thực hiện việc kinh doanh, mua bán sản phẩm thô, sơ cấp.
Ở trên chỉ là một khái niệm bao quát. Còn để tìm hiểu chi tiết về khái niệm thị trường hàng hóa là gì, vai trò của nó trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào phần nội dung dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu khái niệm thị trường hàng hóa là gì?
Chúng tôi sẽ nhắc lại khái niệm bao quát của nó một lần nữa. Thị trường hàng hóa là thị trường vật lý và thị trường ảo, dùng để thực hiện việc kinh doanh, mua bán những sản phẩm thô, sơ cấp.
Theo số liệu thống kê, hiện tại có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn tại điều kiện thương mại cho hơn 100 mặt hàng chính. Hàng hóa thì bao giờ cũng được chia thành hai loại chính. Đó là loại hàng hóa cứng và loại hàng hóa mềm. Nói đến hàng hóa cứng là đang nói đến các tài nguyên thiên nhiên được khai thác hoặc chiết xuất, chẳng hạn như các sản phẩm vàng, cao su, dầu… Còn hàng hóa mềm bao gồm những sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi chẳng hạn ngô, gạo, cà phê, thịt gia cầm, thịt gia súc….
Có thể bạn quan tâm: Hàng hóa là gì?
Ai cũng có thể đầu tư vào hàng hóa, hơn nữa, còn có thể đầu tư bằng nhiều cách khác nhau. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua cổ phiếu của tập đoàn, doanh nghiệp nào đấy. Giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa và một số quỹ như quỹ tương hỗ, quỹ chỉ số hay quỹ đầu tư ETF (Exchange Traded Fund).
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể đầu tư một cách trực tiếp nhất, đó là mua bán hợp đồng tương lai (futures contract). Đối với loại hợp đồng này thì chủ sở hữu phải mua bán hàng hóa với mức giá đã được định trước vào ngày giao hàng trong tương lai.
Nó ra đời với mục đích gì?
Ai cũng cho rằng thị trường hàng hóa ra đời theo lẽ đương nhiên. Chứ ít ai lại hỏi rằng nó ra đời với mục đích gì. Tuy nhiên, một khi cái gì ra đời cũng có mục đích của nó. Dưới đây là bốn mục đích chính cho sự ra đời của thị trường:
– Thị trường là môi trường giúp cho việc thực hiện các giao dịch thuận lợi hơn. Hơn nữa, thông qua các phương tiện viễn thông hiện đại mà các hoạt động giao dịch thương mại của doanh nghiệp, thỏa thuận của người mua và người bán cũng dễ dàng được thực hiện.
– Thị trường xuất hiện làm rút ngắn quá trình giao dịch thông qua các quyết định về giá cả hàng hóa.
– Tạo ra một thị trường mua bán bình đẳng, theo đó, người bán và người mua đều bình đẳng với nhau. Hơn nữa, số lượng mua bán ít hay nhiều cũng sẽ phản ánh được mô trường của thị trường đó là lớn hay nhỏ. Từ đó, người mua/bán có thể xác định được là nên mua hay bán hàng hóa nào sẽ đem lại lợi nhuận; khối lượng và giá cả hàng hóa lúc này sẽ là bao nhiêu. Tất cả các yếu tố trên đều do quan hệ cung cầu trong hàng hóa quyết định.
– Thực tế, mỗi khách hàng đều có những nhu cầu riêng. Nếu khách hàng nào có cùng nhu cầu trao đổi thị trường hàng hóa thì có thể tham gia để thỏa mãn nhu cầu đó.
Thị trường hàng hóa có vai trò gì trong nền kinh tế hiện nay?
Thị trường hàng hóa ra đời với những mục đích như trên. Vậy thì nó có vai trò gì trong nền kinh tế hiện nay nhỉ? Để tìm hiểu phần này thì chúng ta sẽ phải tìm hiểu vị trí của tác dụng của thị trường hàng hóa trong nền kinh tế. Nào, giờ thì chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu xem sao nhé.
Vị trí
Nói đến vai trò của thị trường hàng hóa trong nền kinh tế hiện nay thì đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí của thị trường. Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường chính là mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng là môi trường để thực hiện việc mua bán hàng hóa. Nó là nơi mà người mua và người bán, thậm chí còn có cả người trung gian mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau. Nếu không có thị trường thì cầu nối giữa bên mua và bên bán sẽ bị đứt đoạn. Chính vì vậy, nó là khâu trung gian vô cùng cần thiết. Có tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu dùng.
Tác dụng
Sau khi xác định vị trị thì chúng ta sẽ phân tích những tác dụng của thị trường trong nền kinh tế. Một tác dụng dễ dàng thấy nhất đó là thị trường tạo điều kiện cho quá trình sản xuất với quy mô lớn. Đảm bảo hàng hóa đến tay người mua kịp thời và nhanh chóng.
Ngoài việc thúc đẩy chất lượng của sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng trong xã hội thì thị trường hàng hóa còn phát triển các hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng ngày càng đa dạng hơn. Nó giúp dự trữ hàng hóa để phục vụ lâu dài, đảm bảo điều hòa quan hệ cung cầu trong hàng hóa. Ổn định sản xuất và ổn định nguồn hàng cung ứng kịp thời cho người mua bất cứ lúc nào.
Thị trường hàng hóa bao gồm
Mặc dù có nhiều thị trường hàng hóa với hơn 100 mặt hàng chính. Nhưng chung quy lại, thị trường bao gồm các nhóm hàng chủ đạo sau:
Thứ nhất, nhóm ngành nông sản. Nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất thị trường hàng hóa. Những mặt hàng nông sản chính như gạo, lúa mì, ngô,…
Thứ hai, nhóm ngành nguyên liệu công nghiệp bao gồm cà phê, cao su, đường…
Thứ ba là nhóm ngành kim loại bao gồm bạc, đồng, quặng sắt…
Cuối cùng là nhóm ngành năng lượng bao gồm dầu thô WTI, khí gas tự nhiên, Xăng RBOB…
Thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay
Thị trường hàng hóa tại Việt Nam có lẽ còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, không vì thế mà nó lại thua kém so với các kênh đầu tư tài chính khác đâu nhé. Bởi việc sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật nên thị trường hàng hóa Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Kể cả là khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay thậm chí các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Tại đây, chất lượng và giá cả của hàng hóa đều được chuẩn hóa. Vì thế, tình trạng được mùa nhưng mất giá không thể xảy ra. Thị trường ở Việt Nam tùy còn mới mẻ. Nhưng có nhiều sự đảm bảo cho cả hai bên bán – mua. Đồng thời, ít rủi ro và không cần nhiều vốn.
Không giống với chứng khoán, giao dịch hàng hóa phái sinh có tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Con số cụ thể là 1:20. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có ký quỹ một khoản nhỏ là đã có thể giao dịch được rồi đấy. Ngoài ra, các sản phẩm giao dịch đều là những hàng hóa thiết yếu, quen thuộc. Những sản phẩm này đều gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta, có tính thanh khoản cao. Vì vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể chốt lời khi thị trường tăng hay giảm điểm.
Xem thêm bài viết: Chứng khoán phái sinh là gì?
Lời kết
Ngày nay là thời đại của vật chất, của sản xuất và giao thương. Không một đất nước hay quốc gia nào trên thế giới lại không có sản xuất, tiêu thụ hay giao dịch cả. Có cung thì phải có cầu. Bởi vậy, thị trường này là cần thiết trong nền kinh tế hiện đại. Như vậy là bài viết này đã cho chúng ta hiểu thị trường hàng hóa là gì. Mục đích ra đời và vai trò của nó trong nền kinh tế.
Nếu bạn còn điều gì băn khoăn về thị trường hàng hóa, hãy để bình luận ngay bên dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp để bạn hiểu tường tận hơn về vấn đề này. Và đừng quên truy cập website thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết về thị trường! Chúc bạn thành công!
Tổng hợp: trangtienao.com