Khi đầu tư cổ phiếu, ắt hẳn nhà đầu tư nào cũng muốn thu được lợi nhuận từ phần chênh lệch giá. Nghĩa là mua cổ phiếu với mức giá thấp và bán lại với mức giá cao hơn, hưởng phần chênh lệch giữa lúc mua và lúc bán. Vì thế, đây là yếu tố quan trọng để một nhà đầu tư quyết định có nên mua/bán cổ phiếu hay không. Vậy giá cổ phiếu bị chi phối bởi các yếu tố nào, vì sao chúng ta lại cần quan tâm đến các yếu tố này? Muốn đầu tư cổ phiếu thành công, ít nhất bạn phải trả lời được vấn đề này.
Mục lục
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cơ bản là gì?
Thị trường cổ phiếu luôn bị chi phối bởi nhiều nhân tố, và giá của nó cũng vậy. Phải xác định được các nhân tố này thì các traders mới có thể xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp. Chính vì vậy, đây là mối quan tâm hàng đầu của traders khi “đổ tiền” vào kênh đầu tư này. Vậy các yếu tố nào chi phối giá cổ phiếu tăng hay giảm, cùng tìm hiểu!
Tình hình phát triển kinh tế
Giá cổ phiếu (giá stock) chịu sự chi phối rất lớn từ sự phát triển của nền kinh tế. Một quy luật rất dễ hiểu, khi nền kinh tế ổn định và phát triển theo chiều tích cực, giá stock sẽ tăng. Nền kinh tế phát triển thúc đẩy các khoản đầu tư vào chứng khoán và đây là điều kiện cần để mang lại mức doanh thu cao cho các công ty phát hành. Khi đó, cổ đông (người nắm giữ cổ phiếu) có cơ hội nhận mức cổ tức cao hơn.
Trường hợp ngược lại, khi nền kinh tế đi theo chiều hướng tiêu cực, các công ty phát hành kinh doanh không đạt kỳ vọng. Khi đó, họ thường có xu hướng cắt giảm cổ tức của cổ đông. Bên cạnh đó, trong tình cảnh nền kinh tế bất ổn, traders có xu hướng “đổ tiền” vào các kênh trú ẩn an toàn hơn là các kênh đầu tư rủi ro cao.
Quy luật cung cầu
Giá cổ phiếu tăng hay giảm chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quy luật cung cầu. Giống như hàng hóa, khi có nhiều người mua thì mặc nhiên, giá sẽ tăng lên và giá stock cũng vậy. Ví dụ về cung và cầu: Khi nhu cầu mua cổ phiếu vượt quá, cầu lớn hơn cung, giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên cao. Có nhiều yếu tố thúc đẩy nguồn cầu này tăng. Có thể là do nền kinh tế phát triển, nhiều người nhận ra sự hấp dẫn của đầu tư cổ phiếu. Hoặc khi nguồn lực tài chính mạnh, nhu cầu “tiền đẻ ra tiền” tăng cao, nhiều người cũng đổ xô vào đầu tư cổ phiếu.
Các thông tin gây nhiễu và tâm lý nhà đầu tư
Thời đại ngày nay, chúng ta đang sống trong môi trường Internet với quá nhiều thông tin có thể tìm kiếm được. Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán, có thể tham khảo các dự đoán từ những phân tích trên mạng. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng có thể tin tưởng được đâu nhé. Việc có quá nhiều thông tin như vậy có thể làm traders hoang mang và quyết định bán cổ phiếu. Điều này có thể khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh.
Nếu tâm lý nhà đầu tư tốt, không dễ bị lung lay trước những thông tin gây nhiễu. Thì họ hoàn toàn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn cho bản thân. Cùng một loại cổ phiếu, có người bán hết số lượng đang nắm giữ vì công ty kinh doanh không tốt. Nhưng cũng có người đặt niềm tin vào tương lai tăng trưởng dài hạn của công ty phát hành và quyết định giữ số lượng cổ phiếu, không bán đi.
Yếu tố chi phối giá cổ phiếu dưới góc nhìn môi trường và chính sách
Ngoài các yếu tố cơ bản thì giá cổ phiếu tăng hay giảm còn bị chi phối bởi các yếu tố khác. Dưới đây là các nhân tố quan trọng mà chúng tôi nhìn nhận từ môi trường hoạt động và chính sách.
Lạm phát ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Thị trường chứng khoán luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi yếu tố lạm phát, bao gồm cả cổ phiếu. Đây cũng là rủi ro lớn mà nhà đầu tư nào cũng cần nắm bắt khi đầu tư chứng khoán. Tình trạng lạm phát gây ra các biến động đa chiều đến giá stock. Lạm phát tăng là dấu hiệu của một nền kinh tế bất ổn. Khi đó, nhà nước bắt buộc phải đưa ra chính sách tăng lãi suất nhằm mục đích giảm lạm phát. Mà lãi suất tăng có khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của các công ty phát hành. Lợi nhuận giảm kéo theo mức giá cổ phiếu giảm. Trong trường hợp ngược lại, khi chỉ số lạm phát càng thấp thì giá cổ phiếu tăng.
Lãi suất
Lãi suất chi phối giá stock như thế nào? Hiểu đơn giản nhất, lãi suất tăng làm chi phí vay của công ty phát hành tăng. Khi đó, lợi nhuận cuối kỳ sẽ bị ảnh hưởng và mức cổ tức thanh toán cho cổ đông bị giảm. Mức cổ tức thấp đi làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu thông thường. Như một quy luật, họ sẽ tìm một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận tốt hơn. Việc nhiều nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán làm giá stock giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm thì chi phí vay của công ty phát hành giảm. Mức cổ tức mà cổ đông nhận được sẽ cao hơn. Từ đó, giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên.
Tăng trưởng GDP
Những tưởng một yếu tố như GDP không ảnh hưởng đến giá stock. Nhưng bạn cần biết rằng, khi GDP tăng trưởng, cuộc sống vật chất của người dân được đảm bảo. GDP tăng trưởng còn góp phần củng cố nền kinh tế, chính trị. Từ đó, nó ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán. Lúc này, nhà đầu tư thường có niềm tin hơn vào việc đầu tư chứng khoán. Xu hướng “đổ tiền” vào cổ phiếu làm cho kênh đầu tư này hấp dẫn nhiều traders hơn, giá stock tăng cao.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mua cổ phiếu cho các nhà đầu tư newbie
Tại sao nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố này?
Việc nắm bắt các yếu tố chi phối giá cổ phiếu tăng hay giảm là rất quan trọng đối với một nhà đầu tư. Bởi chỉ có nắm bắt các yếu tố này, nhà đầu tư mới có thể đánh giá chính xác về giá trị hiện tại của cổ phiếu và dự đoán giá trị tương lai của nó. Tránh đầu tư cổ phiếu một cách phiến diện theo cảm xúc. Ngoài ra, nếu càng nắm vững các thông tin này, các nhà đầu tư có thể giữ vững tâm lý. Tránh bị gây nhiễu bởi quá nhiều thông tin trên thị trường.
Lời kết
Như vậy là mình đã tổng hợp tất cả các yếu tố chi thể chi phối giá cổ phiếu rồi. Hãy trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến đầu tư cổ phiếu. Và đặc biệt, đừng bao giờ bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Bởi chúng là cơ sở để bạn đánh giá chính xác thị trường và đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác!
Tổng hợp: trangtienao.com