Inside Bar là một trong ba mẫu hình nến được sử dụng phổ biến nhất trong trường phái Price Action. So với các mẫu mô hình khác, nó có nhiều biến thể và phức tạp hơn nhiều. Khi sử dụng, đôi khi, traders sẽ gặp phải một số “cú lừa” từ mô hình này. Tuy giao dịch không quá khó nhưng các nhà đầu tư mới có thể gặp phải một số khó khăn nhất định khi sử dụng. Vậy Inside Bar là gì, đặc điểm của mô hình như thế nào? Trong bài viết hôm nay, trangtienao.com sẽ cùng bạn giải đáp tất cả thắc mắc về mô hình nến này.
Mục lục
Inside Bar là gì?
Đây là mẫu mô hình nến Nhật được sử dụng phổ biến trong trường phái hành động giá Price Action. Các nhà giao dịch Forex, chứng khoán, crypto và trade BO đều có thể sử dụng Inside Bar để phân tích, dự đoán. Mô hình cho thấy dấu hiệu thị trường đang ở trong trạng thái tích lũy. Hiểu đơn giản là, cả hai bên mua-bán đều đang tích lũy “sức mạnh” để chuẩn bị đẩy giá theo kỳ vọng. Sau quá trình này, giá sẽ biến động mạnh mẽ và có sự bức phá dữ dội. Nhưng quan trọng là nhà đầu tư không biết giá sẽ di chuyển theo hướng nào và lực bức phá có đủ mạnh để có thể đưa ra quyết định.
Các mô hình Inside Bar trong đầu tư
Mô hình nến Nhật này bao gồm tối thiểu hai nến. Nếu đầu tiên được gọi là nến mẹ, thông thường, nó sẽ có độ dài lớn nhất. Các nến tiếp theo được gọi là nến con, có độ dài thấp hơn nến đầu tiên.
Mô hình cơ bản
Đây là mô hình đơn giản nhất chỉ bao gồm một nến mẹ và một nến con. Với đặc điểm của một mô hình Inside Bar điển hình thì màu sắc của hai cây nến này phải khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch theo trường phái hành động giá thì chúng cũng có thể giống màu. Nhiều traders mặc định hai màu nến này phải khác nhau dẫn đến khi giao dịch thường bỏ qua trường hợp này. Kết quả là bỏ lỡ cơ hội mang về lợi nhuận cao cho bản thân.
Mô hình đa nến
Qua tên gọi, ắt hẳn chúng ta đã đoán ra đây là mô hình nhiều nến con (từ hai trở lên). Theo đó, các nến con phải có độ dài ngắn hơn và nằm gọn trong nến mẹ. Số lượng nến con biểu hiện thời gian tích lũy và lực bức phá của giá. Cụ thể, nếu số lượng nến con càng nhiều thì thời gian tích lũy càng lâu và lực bức giá của giá càng mạnh mẽ.
Mô hình các nến con lồng vào nhau
Như tên gọi của nó, các nến con sẽ lần lượt lồng vào nhau theo thứ tự từ trái sang phải. Ở dạng mô hình này, nến đứng trước sẽ trở thành nến mẹ riêng biệt của nến liền sau. So với đa nến thì mô hình các nến con lồng vào nhau mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi mô hình này biểu hiện quá trình tích lũy được diễn ra một cách liên tục và đều đặn. Theo đó, nếu số lượng nến con lồng vào nhau càng lớn thì lực bức phá càng mạnh.
Mô hình kết hợp Pin Bar
Đây là sự kết hợp giữa mô hình nến Inside Bar và mô hình Pin Bar. Như đã đề cập ở trên, Inside Bar chỉ cho bạn biết thị trường đang tích lũy và giá có dấu hiệu bức phá. Tuy nhiên, nó không cho bạn một dấu hiệu cụ thể giá sẽ bức phá theo hướng nào. Nếu sử dụng kết hợp thêm Pin Bar, bạn sẽ biết xu hướng cụ thể mà giá sẽ bức phá. Do vậy, sử dụng kết hợp hai mô hình này đem lại hiệu quả giao dịch cao hơn.
Mô hình phá vỡ giả
Ở mô hình này, cây nến thứ ba (tính từ trái sang phải) chính là nến phá vỡ. Không ít traders đã gặp phải cú lừa này từ thị trường. Khi nến phá vỡ kết thúc, các traders tưởng rằng mô hình Inside Bar bị phá vỡ. Cho nên họ đã vào lệnh theo hướng phá vỡ này. Tuy nhiên, thực tế, đây chỉ là một cú lừa mà thôi, lúc này, giá ngay lập tức đảo chiều. Thực ra, mô hình này còn có một tên gọi khác là Fakey. Nhiều người không xếp nó vào biến thể của Inside Bar.
Xem thêm: Các loại mô hình nến Doji
Ý nghĩa của mô hình Inside Bar
Mô hình cho chúng ta thấy được sự tích lũy của thị trường khi cả hai bên mua-bán đều đang trong trạng thái “nghỉ” để dồn lực cho bức phá. Mô hình sau xu hướng tăng đồng nghĩa bên mua đang bắt đầu giảm tốc. Còn mô hình sau xu hướng giảm nghĩa là bên bán đang chững lại. Mô hình Inside Bar thường được hình thành khi thị trường gần chạm đến ngưỡng kháng cự/hỗ trợ. Bởi vì tại các ngưỡng này, nhà đầu tư có tâm lý thận trọng, do đó, mới hình thành nên quá trình tích lũy của thị trường. Volume giao dịch trong trạng thái này cũng bị giảm xuống.
Mô hình này được hình thành có thể xảy ra theo hai kịch bản sau:
– Giá bức phá tiếp diễn xu hướng ban đầu.
– Giá bức phá đảo chiều xu hướng bởi các hai ngưỡng kháng cự/hỗ trợ quá mạnh.
Thông thường, các traders gặp Inside Bar là mặc nhiên vào lệnh theo xu hướng bức phá tiếp diễn mà bỏ qua khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, đó là sai lầm đấy nhé, bạn cần phải phân tích Price Action cụ thể để đưa ra dự đoán là tiếp diễn hay đảo chiều. Như vậy, vào lệnh mới có độ chính xác cao hơn.
Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Inside Bar
Sau khi đã tìm hiểu sơ lược về Inside Bar, giờ là lúc chúng ta nghiên cứu xem làm thế nào để giao dịch với mô hình này! Diễn biến mô hình có thể xảy ra theo hai kịch bản, do đó, để giao dịch hiệu quả, chúng ta cũng phải phân thành hai xu hướng tiếp diễn, đảo chiều riêng biệt.
Giao dịch với xu hướng tiếp diễn
Trường hợp giá bức phá tiếp diễn thường xảy ra khi thị trường đang trong xu hướng mạnh. Để giao dịch với xu hướng này, traders cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
– Trước tiên, bạn cần xác định xu hướng của thị trường xem nó đang trong xu hướng tăng hay giảm.
– Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng thì bạn đặt lệnh mua tại mức cao nhất của cây nến mẹ. Đồng thời, lệnh dừng lỗ được đặt dưới đáy cây nến mẹ khoảng 5-6 pips.
– Nếu là thị trường đang trong xu hướng giảm thì bạn đặt lệnh bán tại mức thấp nhất của cây nến mẹ. Đồng thời, lệnh dừng lỗ được đặt trên đỉnh cây nến mẹ với số pips tương tự.
Giao dịch với xu hướng đảo chiều
Trường hợp giá bức phá theo xu hướng đảo chiều thường xảy ra khi thị trường di chuyển đến ngưỡng kháng cự/hỗ trợ. Để giao dịch với xu hướng đảo chiều, traders cần thực hiện theo các bước như sau:
– Bước đầu tiên, bạn làm y hệt như giao dịch với xu hướng tiếp diễn. Đó là xác định xem thị trường đang di chuyển theo xu hướng tăng hay giảm.
– Tiếp theo, bạn xem xét giá có đang di chuyển đến gần vùng kháng cự hay hỗ trợ hay không. Nếu giá đến gần các vùng này thì bạn mới có thể giao dịch được.
– Khi Inside Bar được hình thành, bạn xác định xem mô hình đang nằm trong vùng kháng cự hay hỗ trợ.
– Bạn vào lệnh ngay khi mức giá phá vỡ mô hình này.
– Nếu mô hình đang ở vùng kháng cự, đặt dừng lỗ tại đỉnh của cây nến mẹ. Nếu mô hình đang ở vùng hỗ trợ, đặt dừng lỗ tại đáy của cây nến mẹ.
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong Inside Bar là gì và cách giao dịch hiệu quả với mô hình này. Đây là một trong các mô hình nến cực kỳ quan trọng trong trường phái hành động giá. Bất kể traders nào giao dịch Price Action đều không thể bỏ qua mô hình này. Tuy cách tiếp cận và giao dịch có hơi phức tạp nhưng mô hình sẽ đem lại hiệu quả cao. Nếu muốn đem lại tỷ lệ chính xác cao hơn, bạn có thể sử dụng kết hợp Inside Bar với các mô hình khác.
Tổng hợp: trangtienao.com