Đối với các trader mới “chân ướt chân ráo” bước vào lĩnh vực đầu tư Forex thì việc lựa chọn một sàn giao dịch uy tín không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần biết bước này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định đến sự thành công của bạn trên thị trường này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo những thông tin sơ lược về sàn OANDA.
OANDA không còn là sàn giao dịch quá xa lạ nữa. Vậy thì sàn giao dịch OANDA được giới chuyên gia ngoại hối đánh giá như thế nào? Nếu bạn có dự định đầu tư vào sàn forex OANDA thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết bên dưới!
Mục lục
Thông tin cơ bản về sàn giao dịch OANDA
Trước hết, các traders cần có một cái nhìn tổng quan về sàn thì mới đánh giá được chất lượng của sàn đó như thế nào. Vậy thì chúng mình cùng bắt tay vào việc tìm hiểu thông tin tổng hợp về sàn OANDA trước đã nhé.
Lịch sử hình thành OANDA
Sàn giao dịch này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối. Lúc mới được trình làng, sàn giao dịch này đã được ví như “bình minh mới” của làng ngoại hối Hoa Kỳ. Sàn OANDA được thành lập vào năm 1996. Nó được quản lý và điều hành bởi Richard Olsen và Michael Stumm – Tiến sĩ, giáo sư Kỹ thuật máy tính của trường Đại học Toronto, Canada. Ở thời điểm lúc đó, OANDA là sàn giao dịch phổ biến của nhiều nhà đầu tư ngoại hối tại New York. Hoa Kỳ.
Năm 2001 được xem là thời điểm mà sàn giao dịch này bước vào giai đoạn hưng thịnh nhất kể từ khi được ra đời. Khi đó, OANDA đã cung cấp nhiều tính năng mới nổi bật trên nền tảng V20. Và cũng chính nó là “ngòi nổ” cho cuộc tổng đầu tư ngoại hối trên các kênh trực tuyến. Đến năm 2020, sàn giao dịch OANDA đã phát triển mạnh mẽ hơn. Nó xuất hiện ở thị trường Đông Âu. Khởi động cho việc “lấn sân” này chính là thu mua công ty môi giới TMS.
Ở thời điểm hiện tại, có rất nhiều, phải nói có đến hàng trăm sàn giao dịch forex trên toàn thế giới. Tuy vậy, OANDA vẫn có chỗ đứng đặc biệt quan trọng trong danh sách các sàn giao dịch. Một ưu điểm làm OANDA tiếp cận được với nhiều nhà đầu tư đó là sở hữu chính sách bảo hiểm traders và cơ chế tách biệt tài khoản. Cũng vì vậy mà nó được đánh giá là sàn ngoại hối uy tín hàng đầu Hoa Kỳ.
Thông tin về tài khoản
Bạn đã biết OANDA cung cấp các loại tài khoản nào chưa? Tính đến thời điểm hiện tại, sàn OANDA mới chỉ cung cấp hai loại tài khoản chính. Đó là Standard và Premium. Standard là bản tiêu chuẩn, phù hợp với các nhà đầu tư mới. Còn tài khoản Premium lại dành riêng cho những traders giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư ngoại hối.
Tài khoản Standard bản tiêu chuẩn có mức nạp tối thiểu là 1 USD và phí đòn bẩy là 1:50. Con số này được đánh giá là khá thấp. Nó sẽ gây khó khăn cho các traders kiệm vốn muốn kiếm lời.
Có thể bạn quan tâm: Tổng quan thông tin và đánh giá sàn NatureForex
Nền tảng hỗ trợ của sàn giao dịch
OANDA cung cấp nhiều nền tảng đa tính năng để hỗ trợ tốt nhất cho traders. Vì vậy, có thể thấy rằng, nhà sáng lập sàn giao dịch này rất chú trọng đến vấn đề công nghệ. Một số nền tảng hỗ trợ có thể kể đến như:
Nền tảng giao dịch MT4
Thứ nhất phải kể đến nền tảng giao dịch MT4. MT4 được các nhà đầu tư ưu ái với cái tên nền tảng giao dịch “quốc dân”? Tại sao vậy? Rất nhiều Forex Broker trên toàn cầu chọn nền tảng MT4. Tuy nhiên, không phải sàn nào cũng phát huy tốt nền tảng này giống như OANDA. Khi sử dụng nền tảng giao dịch này, các traders đều sẽ được trải nghiệm hệ thống chiến lược giao dịch tự động, thông minh; sử dụng công cụ vẽ biểu đồ nâng cao để truy cập vào 50 chỉ báo, 5 chỉ báo và 9 khung giờ giao dịch…. Đặc biệt là sàn OANDA còn đóng vai trò như plugin (bộ phần mềm hỗ trợ) trên nền tảng MT4. Với mục đích truy cập data nhanh và thực hiện các giao dịch một cách hiệu quả.
Nền tảng giao dịch V20
Thứ hai, một công cụ mà mình đã nhắc đến ở trên, đó là nền tảng giao dịch V20. Nền tảng này thì quá nổi bật rồi, nó được xem là nền tảng đá đánh dấu sức mạnh của sàn giao dịch này. V20 có khả năng thực thi khá đặc biệt. Nhờ vào các công cụ, biểu đồ và công cụ phân tích thị trường một cách tối ưu. Đồng thời, nó cũng sở hữu những tính năng vô cùng ưu việt cho các nhà đầu tư. Có thể kể đến như chức năng list chỉ báo phân tích; hệ thống công cụ giao dịch đa dạng; giao dịch trực tiếp từ biểu đồ; tùy chỉnh bố cục….
Nền tảng Tradingview
Cuối cùng, một nền tảng hỗ trợ cũng không thể bỏ qua là Tradingview. Chỉ cần có OANDA account là bạn đã có thể sử dụng các công cụ phân tích của nền tảng này. Hay thậm chí là các công cụ quản lý rủi ro và kiểm soát tốc độ xử lý lệnh của ngoại hối.
Đánh giá OANDA: Ưu, nhược điểm
Sau khi đã tìm hiểu những thông tin cơ bản về sàn. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng xem những đánh giá về sàn OANDA. Dưới đây đều là những đánh giá được chắt lọc từ nhiều traders chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, OANDA cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
Ưu điểm vượt trội của OANDA
OANDA được đánh giá cao về độ uy tín. Chính vì vậy, để tìm một sàn forex như OANDA sẽ không phải điều dễ dàng. OANDA luôn nổi bật với hành trình gây dựng thương hiệu đầy cảm hứng qua hơn 25 năm hình thành và phát triển. Từ hệ thống quản lý đến lộ trình chiếm lĩnh thị trường đầu tư của OANDA đều được giới chuyên gia tài chính đánh giá cao. Cứ nói nó được đánh giá cao mà không có minh chứng cụ thể thì có thể bạn sẽ không tin. OANDA nhận giấy chứng nhận và được cấp phép bởi FCA, ASIC…
Để sở hữu giấy chứng nhận từ FCA hay ASIC, sàn giao dịch OANDA phải có chính sách bảo hiểm riêng cho các traders. Theo đó, các traders sẽ được nhận bồi thường theo quy chế. Số tiền bồi thường cho nhà đầu tư có thể lên đến con số 85.000 bảng Anh.
Ưu điểm tiếp theo mà chúng ta không thể bỏ qua đó là sàn OANDA cung cấp nhiều loại tài khoản khác nhau cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là với mức phí tối thiểu không bị giới hạn.
Thêm một ưu điểm nữa, đó là hệ thống công cụ giao dịch và phân tích thị trường đa dạng và tối ưu. Hơn nữa, còn cung cấp một loạt các nền tảng giao dịch thông minh như đã đề cập trước đó. Ngoài ra, OANDA còn hỗ trợ cơ chế nạp và rút tiền thông minh thông qua cổng Paypal.
Cuối cùng, có lẽ phải nói về đội ngũ chăm sóc khách hàng (CSKH). OANDA nổi tiếng với đội ngũ CSKH chuyên nghiệp, tốc độ và hiệu quả.
Hạn chế của OANDA
Cũng giống như một đồng xu có hai mặt. Bất kể là sàn nào cũng vậy. Có ưu điểm thì đương nhiên cũng có hạn chế. Dưới đây là một số mặt hạn chế của sàn OANDA:
- Sản phẩm giao dịch của OANDA còn khá hạn chế. Bởi vì không có nhiều sự lựa chọn cho các traders.
- Thứ hai phải kể đến chi phí giao dịch khá cao và mức đồn bẩy thấp hơn nhiều so với các sàn khác.
- Thứ ba là việc nạp và rút tiền tại sàn OANDA bị mất phí.
- Hệ sinh thái OANDA hoàn toàn không hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt nhé. Do vậy, những traders Việt nào mà không thông thạo tiếng Anh thì đây không phải là “sân chơi” dành cho mình rồi.
Xem thêm: Sàn XTB có uy tín không?
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong OANDA và những đánh giá sàn OANDA một cách chi tiết nhất rồi. Đây là một trong những sàn giao dịch ngoại hối được nhiều chuyên gia đầu tư tài chính và các traders giàu kinh nghiệm đánh giá cao.
Tuy vậy, bạn đừng bao giờ chủ quan nhé. Đầu tư cái gì cũng vậy, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ thị trường, các sản phẩm giao dịch và những quy định chặt chẽ của sàn OANDA, để khai thác một cách hiệu quả nhất nhé. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn cái nhìn đa chiều hơn về sàn ngoại hối OANDA. Chúc các quý độc giả đưa ra chiến lược thông minh nhất!
Tổng hợp: trangtienao.com