Ngoài sàn ThinkMarkets, Pepperstone cũng là một trong các sàn giao dịch chứng khoán uy tín trên thị trường. Mặc dù số lượng sản phẩm chứng khoán của sàn Pepperstone không đa dạng bằng ThinkMarkets. Nhưng về chất lượng và điều kiện giao dịch, Pepperstone không hề yếu thế hơn. Nó được biết đến với nền tảng công nghệ vượt trội, phí chênh lệch spread thấp và đòn bẩy linh hoạt. Hơn nữa, hầu hết các mã cổ phiếu sàn cung cấp là các mã cổ phiếu hàng đầu của Hoa Kỳ. Để tìm hiểu cụ thể hơn về sàn Pepperstone là gì, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây của trangtienao.com!
Mục lục
Sàn Pepperstone là gì?
Pepperstone chính thức được thành lập vào năm 2010, thuộc sở hữu của tập đoàn Pepperstone Group Limited. Sàn được thành lập bởi nhóm nhà giao dịch giàu kinh nghiệm với mục tiêu cung cấp một nền tảng giao dịch trực tuyến hàng đầu thế giới. Trụ sở chính của sàn Pepperstone được đặt tại Melbourne, Úc – nơi sản sinh ra rất nhiều sàn giao dịch uy tín. Sau 12 năm hoạt động, sàn giao dịch đã nhận về nhiều giải thưởng và sở hữu hơn 300 ngàn người dùng, bảo phủ hơn 150 quốc gia trên toàn cầu. Trung bình, Pepperstone xử lý đến hơn 12 tỷ USD giao dịch/ngày.
Xem thêm: Sàn Thinkmarkets: “Sân chơi” hoàn hảo để trading cổ phiếu
Sàn Pepperstone có lừa đảo không?
Pepperstone được biết đến với điều kiện giao dịch tốt, dịch vụ và nền tảng vượt trội. Hơn nữa, nó cũng được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao về độ minh bạch. Tuy nhiên, nhiều traders vẫn đặt ra câu hỏi liệu sàn Pepperstone có lừa đảo không. Để chứng minh cho độ uy tín, chúng ta cần dẫn rất nhiều luận cứ. Đương nhiên, tiêu chí hàng đầu mà chúng ta phải đề cập đến, đó là giấy phép hoạt động.
Sàn giao dịch Pepperstone đang nắm trong tay hai giấy phép quyền lực, ASIC và FCA. ASIC là Ủy ban chứng khoán của Úc còn FCA là cơ quan tài chính hàng đầu của Anh. Nếu bạn đã tìm hiểu qua về thị trường đầu tư thì ắt hẳn đã biết về chất lượng của hai tổ chức này.
Mặc dù không sở hữu nhiều giấy phép nhưng sự có mặt của hai tổ chức này đã là quá đủ để chứng minh cho độ uy tín của sàn Pepperstone. ASIC và FCA đưa ra rất nhiều điều kiện nghiêm khắc mà không phải sàn nào cũng đáp ứng đủ. Để sở hữu hai giấy phép này, Pepperstone phải đảm bảo cơ chế tách biệt tài khoản, bảo hiểm người dùng, báo cáo tài chính định kỳ và đảm bảo vốn điều lệ thỏa mãn điều kiện của cả hai tổ chức này. Như vậy, hoàn toàn có thể khẳng định Pepperstone không phải sàn lừa đảo.
Sản phẩm giao dịch
Sản phẩm giao dịch tại Pepperstone cũng đa dạng không kém các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngoài chứng khoán, Pepperstone khá nhiều danh mục đầu tư, bao gồm: Forex, CFD, hàng hóa, năng lượng và crypto.
– Chứng khoán: Sàn Pepperstone cung cấp 60 mã cổ phiếu hàng đầu của Hoa Kỳ. Đương nhiên, không thể các mã cổ phiếu của Apple, Alibaba, Tesla hay Boeing… Sản phẩm này quy định mức hoa hồng chỉ từ 0.02 USD cho mỗi cổ phiếu.
– CFD: Pepperstone cung cấp 14 chỉ số chứng khoán giao dịch trên Hợp đồng chênh lệch. Giao dịch CFD chỉ số hoàn toàn không tốn phí hoa hồng, mức đòn bẩy được quy định khá linh hoạt. Các mức 1:10, 1:100 và 1:200 tùy theo từng loại chỉ số.
– Forex: Sàn giao dịch cung cấp hơn 60 cặp tiền tệ ngoại hối bao gồm chính, chéo, ngoại lai. Mức đòn bẩy linh hoạt đối với từng cặp tiền tệ, tối đa 1:200.
– Crypto: Pepperstone chỉ cung cấp 5 loại coin, bao gồm: BTC, BCH, DASH, ETH và LTC. Mức đòn bẩy được quy định cho sản phẩm crypto lên đến 1:20.
– Hàng hóa: Các mặt hàng nông sản như cà phê, ca cao, bông, đường…; mặt hàng kim loại như vàng bạc, bạch kim, paladi…; các sản phẩm năng lượng bao gồm dầu chính, dầu thô West Texas Intermediate, dầu thô Brent, khí tự nhiên… Mức đòn bẩy cũng phụ thuộc vào mỗi loại hàng hóa, tối đa 1:200.
Với sự đa dạng trong danh mục sản phẩm, ắt hẳn, nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn khi tham gia sàn Pepperstone.
Tài khoản giao dịch
Ngoài tài khoản demo miễn phí, sàn Pepperstone cung cấp hai tài khoản chính: Standard và Razor. Đặc điểm chung của hai tài khoản này đó là đều yêu cầu mức nạp tiền tối thiểu từ 200 USD. Hơn nữa, mức đòn bẩy tối đa giống nhau: 1:500 với những nhà đầu tư thuộc ASIC, 1:30 với nhà đầu tư thuộc FCA. Vậy đặc điểm khác biệt của chúng là gì?
– Tài khoản Standard: Chi phí giao dịch thấp do người dùng được miễn 100% phí hoa hồng. Bù lại, phí chênh lệch spread của người dùng Standard được quy định từ 0.6pip. Loại tài khoản này thường dành cho các nhà đầu tư mới, kiến thức chưa sâu, kỹ năng chưa vững.
– Tài khoản Razor: Phí hoa hồng được quy định cho tài khoản này cố định 7 USD/lot hai chiều. Bù lại, mức phí chênh lệch spread thấp hơn nhiều so với Standard, từ 0 đến 0.3pip. Tài khoản Razor phù hợp với các nhà đầu tư yêu thích trading lướt sóng.
Mặc dù số lượng tài khoản chính có hơi hạn chế nhưng nhìn chung, về các điều kiện giao dịch cơ bản, sàn vẫn đáp ứng đủ. Điều quan trọng là bạn phải xác định và hình thành một phong cách giao dịch riêng, để lựa chọn loại tài khoản cho phù hợp.
Nền tảng giao dịch
Sàn Pepperstone cung cấp ba nền tảng giao dịch với hệ thống khớp lệnh nhanh chóng. Cả ba nền tảng này đều rất quen thuộc với các nhà đầu tư, MT4, MT5 và cTrader.
Hai nền tảng MT4 và MT5 của MetaTrader đã quá quen thuộc rồi đúng không nào? Hầu như bất kỳ sàn giao dịch nào cũng cung cấp hai công cụ này. MT4 giúp báo giá trực tiếp, biểu đồ real-time, cung cấp các tin tức và phân tích chuyên sâu… hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư trong quá trình giao dịch. Trong khi đó, MT5 là phiên bản cao cấp với nhiều cải tiến vượt bậc hơn. MT5 sở hữu thời gian xử lý lệnh cực kỳ nhanh, với nhiều công cụ và chỉ báo kỹ thuật hơn.
Còn nền tảng cTrader giúp ích gì trong quá trình giao dịch? Đây là nền tảng trực quan và cực kỳ dễ sử dụng, cung cấp môi trường sao chép định chế và quản lý rủi ro. Người dùng có thể tùy chỉnh nâng cao với cTrader Automate và mã hóa trong C# và API mở có sẵn….
Hình thức nạp rút tiền tại sàn
Sàn giao dịch này cung cấp các hình thức thanh toán qua Visa/Mastercard, các ví điện tử (PayPal, Neteller, Skrill) và chuyển khoản ngân hàng. Sàn Pepperstone quy định mức nạp tiền tối thiểu từ 200 USD, đây là một con số trung bình, không quá cao cũng không quá thấp. Pepperstone miễn phí hoàn toàn thanh toán nạp/rút thông qua hầu hết cổng. Riêng chuyển khoản quốc tế được quy định mức phí là 20 AUD/lần.
Lưu ý: Lệnh rút tiền được thực hiện trước 7:00 (AEST) được xử lý trong ngày, lệnh rút tiền trước 21:00 (GMT) được xử lý vào ngày làm việc sau. Nếu rút qua chuyển khoản thì thông thường mất khoảng từ ba đến năm ngày (làm việc).
Đánh giá sàn Pepperstone: Ưu, nhược điểm
Theo đánh giá từ các chuyên gia tài chính hàng đầu, Pepperstone xứng đáng nằm trong danh sách sàn giao dịch uy tín trên thế giới. Vậy cùng tổng hợp lại sàn Pepperstone sở hữu những ưu và nhược điểm nào nhé!
Ưu điểm
– Hai giấy phép của ASIC và FCA là bằng chứng đanh thép nhất để chứng minh độ uy tín của sàn.
– Nền tảng giao dịch hiện đại với tốc độ khớp lệnh cực kỳ nhanh chóng.
– Sàn Pepperstone sở hữu tính cạnh tranh cao từ phí spread và hoa hồng (tài khoản Standard được free hoa hồng).
– Pepperstone hỗ trợ miễn phí thanh toán nạp/rút ở hầu hết các cổng, ngoại trừ chuyển khoản quốc tế.
– Dịch vụ CSKH tại sàn giao dịch được đánh giá cao, nhân viên tư vấn chuyên nghiệp.
Nhược điểm
– Giống với sàn ThinkMarkets, sàn giao dịch này cũng tồn tại hạn chế không đa dạng tài khoản.
– Sàn Pepperstone không hỗ trợ người dùng thanh toán qua BTC và không có nhiều ngôn ngữ.
– Mức nạp tiền tối thiểu của tài khoản tiêu chuẩn Standard còn khá cao, từ 200 USD.
Có thể bạn quan tâm: BDSwiss là gì? Những nhận định về sàn BDSwiss năm 2022
Lời kết
Sau khi tìm hiểu qua bài viết đánh giá sàn Pepperstone này, có lẽ bạn cũng biết được vì sao sàn lại được đánh giá cao đến vậy. Với những ưu điểm vượt trội, Pepperstone sẽ là “sân chơi” chứng khoán có thể làm “thỏa mãn” nhu cầu trading của các nhà đầu tư. Nếu bạn còn băn khoăn trong việc lựa chọn sàn chứng khoán uy tín thì có thể chọn sàn Pepperstone. Chắc chắn, sàn giao dịch này sẽ không làm bạn thất vọng trong quá trình giao dịch.
Tổng hợp: trangtienao.com