Stablecoin là gì? Top 5 đồng stable lớn nhất trên thị trường

Stablecoin có lẽ là thuật ngữ khá quen thuộc trong cộng đồng crypto rồi đúng không nào? Nghe tên gọi, ắt hẳn, chúng ta đã hiểu sơ lược về đặc điểm này rồi. “Stable” mang ý nghĩa ổn định, thuật ngữ này là tên gọi chung của các đồng tiền điện tử ổn định. Vậy những đồng tiền điện tử định là như thế nào? Đó là chúng sẽ được gán vào một loại tiền tệ pháp định cụ thể nào đó và có giá trị ổn định. Trong danh sách các stablecoin, nổi tiếng nhất phải kể đến đồng Tether (USDT) và Coinbase (USDC). Vậy stablecoin là gì và có những đồng stablecoin nào lớn nhất trên thị trường hiện nay? Cùng theo chân trangtienao.com tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này!

Stablecoin là gì?

Stablecoin là gì
Stablecoin là tên gọi chung của các đồng tiền điện tử ổn định

Stablecoin là tên gọi chung của nhóm đồng tiền mã hóa được phát triển trên nền tảng chuỗi khối Blockchain, có tính ổn định cao về giá trị. Thông thường, giá của các đồng tiền mã hóa này sẽ được gán vào một loại tiền pháp định.

Thị trường tiền điện tử luôn nổi tiếng với sự biến động dữ dội, kể cả trong thời gian rất ngắn. Mặc dù, DeFi đã từng đưa ra cam kết về việc nâng cao crypto thành crypto assets. Tuy nhiên với sự biến động mạnh mẽ của thị trường crypto, các đồng tiền điện tử rất khó để trở thành crypto assets. Stablecoin ra đời đã trở thành mảnh ghép tuyệt vời để liên kết thị trường tiền mã hóa với tài chính truyền thống thông qua đặc điểm ổn định của nó.

Với những ưu điểm vượt trội, những đồng tiền điện tử ổn định được xem là giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán truyền thống. Stablecoin có tính toàn cầu cao, giao dịch với nó sẽ không cần thông qua NHTW, hơn nữa, đồng tiền này lại đảm bảo giá trị ổn định cao. Traders có thể sử dụng stablecoin cho các giao dịch thông thường mà lại còn được hỗ trợ bởi tính năng của blockchain.

Xem thêm: Polkadot là gì? Tìm hiểu về nền tảng Polkadot và DOT coin

Tại sao giao dịch với stablecoin lại có độ an toàn cao?

Thực tế, có rất nhiều loại stablecoin, tuy nhiên, khi nói đến thuật ngữ này, chúng ta luôn nghĩ đến các đồng tiền điện tử ổn định có bảo chứng. Vậy thì độ an toàn được giải thích như thế nào? Theo cam kết của tổ chức phát hành, cứ mỗi token được tạo ra thì sẽ có số tiền (tính theo Fiat của token) tương đương được gửi vào ngân hàng tài chính. Mọi đồng tiền điện tử ổn định như USDT hay USDC đều sẽ được bảo chứng bằng đúng số tiền pháp định tương đương trong ngân hàng. Như vậy, tổng số tiền được bảo chứng trong ngân hàng chính là vốn hóa của đồng stablecoin đó. Đây là cách giải thích về độ an toàn của stablecoin theo lý thuyết.

Vậy còn thực tế thì như thế nào? Thực tế, độ an toàn của đồng tiền ổn định hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chức phát hành. Có bao giờ bạn nghĩ đến trường hợp tổ chức phát hành rút hết toàn bộ số tiền bảo chứng? Nếu thực sự xảy ra, lúc này, thứ bạn đang sở hữu chỉ là một dãy số không có giá trị.

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ghi nhận trường hợp đồng stablecoin nào lừa đảo. Lâu lâu chúng ta vẫn gặp một số tin đồn liên quan đến số tiền bảo chứng của đồng USDT. Nhưng cho đến hiện tại, mọi thứ xoay quanh đồng tiền này vẫn đang diễn ra bình thường. Tuy vậy, trong tương lai bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra. Đây được xem là điểm yếu chí mạnh của stablecoin so với các đồng coin thông thường như BTC, ETH….

Vai trò của đồng stablecoin trong thị trường crypto

Vai trò của stablecoin trong thị trường crypto
Stablecoin được xem là giải pháp lý tưởng cho thanh toán toàn cầu

Thị trường crypto nổi tiếng về sự biến động; do đó, không một ai có thể lường trước sự thay đổi về giá trị của các loại coin. Chúng có thể tạo ra một sự chênh lệch rất lớn về giá trị chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Do vậy, stablecoin ra đời để khắc phục điểm yếu này của thị trường crypto.

Đối với traders, nó cho phép chuyển tài sản coin thông thường sang stablecoin để tránh biến động mà không cần thông qua tiền pháp định, vừa tốn phí vừa tốn nhiều thời gian.

Đối với doanh nghiệp, rất ít tổ chức nào lại chấp nhận thanh toán bằng một loại coin biến động cao. Do vậy, họ cần đến những đồng tiền điện tử ổn định để việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Nhờ công nghệ blockchain, việc giao dịch, thanh toán trở nên nhanh chóng, minh bạch và bảo mật cao.

Ưu, nhược điểm của stablecoin là gì?

Ở những phần nội dung trên, chúng ta thường đề cập đến tính năng và ưu điểm của stablecoin. Vậy liệu nó có những mặt hạn chế nào không? Dưới đây, mình sẽ tổng hợp lại toàn bộ ưu, nhược điểm về nó để các bạn dễ đánh giá.

Ưu điểm của stablecoin

– Ưu điểm đầu tiên mà chúng ta đã đề cập rất nhiều lần trong bài viết này, giá trị ổn định. Bởi đặc tính ổn định này, stablecoin có thể giúp traders bảo vệ tài sản một cách tối ưu nhất. Khi thị trường crypto biến động mạnh, bạn cũng không cần quá lo lắng.

– Các đồng tiền mã hóa này có đặc tính toàn cầu cao, bạn có thể thực hiện giao dịch trên toàn thế giới. Việc giao dịch này cũng không cần thông qua một ngân hàng tài chính nào.

– Nếu muốn trao đổi, mua bán stablecoin, bạn không cần thông qua trung gian nào cả. Do đó, sẽ tối ưu rất nhiều về mặt thời gian và phí giao dịch. Thông thường, bạn chỉ cần vài phút là đã hoàn thành việc giao dịch trao đổi, mua bán.

– Hiện nay, nó được sử dụng làm giải pháp thanh toán cực kỳ phổ biến trên thế giới.

Nhược điểm của stablecoin

Nhược điểm của stablecoin
Stablecoin bị chi phối bởi lạm phát và các tin tức trên toàn cầu

– Về mặt lý thuyết, đây là đồng tiền điện tử có độ an toàn cao. Nhưng thực tế, nó lại phụ thuộc hoàn toàn vào tổ chức phát hành. Không một ai có thể đảm bảo 100% độ an toàn của stablecoin cả. Thỉnh thoảng chúng ta lại bắt gặp tin tức về số tiền bảo chứng của USDT thì cũng đừng lấy làm lạ.

– Nó được gắn vào đồng tiền pháp định, nên sẽ bị chi phối bởi những tin tức trên thế giới và tỷ lệ lạm phát…

Có những loại stablecoin nào trên thị trường?

Có rất nhiều loại đồng tiền điện tử thuộc nhóm “stable” này, thông thường, chúng được chia làm ba nhóm: nợ, thế chấp và không được thế chấp.

– Tài sản nợ: USDT là loại coin thuộc nhóm này, ngoài ra còn có một số cái tên khác nhau BUSD, USDC, GUSD… Loại stablecoin này được hiểu là tài sản được quản lý bởi một đơn vị trung gian uy tín. Đơn vị này đảm nhận nhiệm vụ quy đổi 1:1 cho người dùng.

– Tài sản thế chấp: Đây là nhóm các đồng tiền mã hóa có thể được thể chấp bởi một loại coin khác trên chuỗi khối. Một số loại coin thuộc nhóm này như Maker, Haven, Augmint…

– Tài sản không được thế chấp: Đây là nhóm các đồng tiền đảm nhận nhiệm vụ điều tiết cơ chế cung cấp. Hiểu một cách đơn giản, thị trường biến động thế nào, chúng sẽ thay đổi để điều chỉnh cung – cầu. Nếu giá trên thị trường giảm thì stablecoin phải giảm cung để cân bằng cung – cầu. Một số loại coin thuộc nhóm tài sản này bao gồm: Kowala, Basecoin, Fragments…

Top 5 đồng stablecoin lớn nhất trên thị trường hiện nay

Dưới đây là top 5 đồng stablecoin lớn nhất, có vốn hóa và tính ổn định cao được đánh giá bởi CoinGecko. Danh sách này không được xếp hạng theo thứ tự nào cả bởi khó có số liệu nào có thể đánh giá chính xác đồng nào tốt nhất.

Đồng Tether (USDT)

Đồng Tether (USDT)
USDT là đồng tiền mã hóa ổn định lớn nhất trên thị trường hiện nay

Cho đến hiện tại, USDT vẫn được cho là đồng tiền mã hóa ổn định nhất. Đồng USDT được gán với đồng tiền tệ pháp định USD, giá trị hai đồng theo tỷ lệ 1:1. Điều này có nghĩa là, giá trị của 1 đồng USDT bằng với giá trị 1 đô la Mỹ. Theo số liệu thống kê vào tháng 9 năm ngoái, vốn hóa thị trường của USDT ở khoảng 69,542,957,594 USD và đứng thứ ba trên thị trường crypto. Mặc dù là stablecoin nổi tiếng nhưng loại coin này vẫn dính phải một số tranh cãi về việc thao túng thị trường. Hiện nay, hầu như các sàn tiền ảo đều niêm yết đồng tiền điện tử ổn định này. Bạn có thể lựa chọn một sàn tiền ảo phù hợp nhất để thực hiện mua bán USDT.

USDT là đồng tiền mã hóa có tính thanh khoản cao, hơn nữa, cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng cho người giao dịch. Tổ chức phát hành cho đến nay vẫn chưa minh bạch bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Phí rút tiền tại các sàn tiền ảo tương đối cao, ở sàn Huobi quy định mỗi lần rút tốn 5 USDT, trong khi đó, sàn Remitano quy định phí rút gấp đôi.

Coinbase (USDC)

Giống với USDT, đồng tiền này cũng được gán với tiền pháp định USD với tỷ lệ giá trị 1:1. Vào tháng 9 năm ngoái, USDC đứng thứ 8 trên thị trường crypto theo đánh giá của CoinGecko. Lúc này, vốn hóa thị trường của đồng tiền này đã đạt đến mức 31,307,526,264 USD. Hiện nay, có rất nhiều sàn tiền ảo hỗ trợ giao dịch USDC như Binance, Huobi, KuCoin, OKEx….

USDC được kiểm toán bởi công ty kiểm toán hàng đầu toàn cầu, Grant Thorton LLP. Do đó, so với loại stablecoin trên, USDC đảm bảo tính minh bạch cao. Traders hoàn toàn có thể kiểm tra số lượng phát hành và đang lưu thông một cách dễ dàng. Hơn nữa, traders có thể quy đổi tiền pháp định sang stablecoin bất kỳ lúc nào. So với giao dịch trên nền tảng truyền thống, việc giao dịch với USDC rẻ và nhanh hơn.

Công ty mẹ của USDC, Circle chỉ hỗ trợ đổi trực tiếp tiền pháp định thành USDC và USDC sang tiền pháp định cho công dân có quốc tịch Hoa Kỳ. Do vậy, những công dân của các quốc gia khác phải thực hiện chuyển đổi trên sàn tiền ảo. Ngoài ra, so với USDT, đồng tiền này hỗ trợ ít cặp giao dịch hơn.

Binance (BUSD)

Binance (BUSD)
BUSD sở hữu tính minh bạch cao

Nghe cái tên, chúng ta đã đoán được nó được phát hành bởi hệ sinh thái Binance rồi đúng không nào? Theo số liệu thống của CoinGecko vào tháng 9 năm ngoái, stablecoin này đứng thứ 13 trên thị trường. Vốn hóa thị trường lúc này của đồng BUSD đạt mức 13,664,799,133 USD. Tính minh bạch của đồng BUSD được đảm bảo bởi Sở Quản Lý Tài Chính New York. Người dùng giao dịch trên hệ sinh thái của chính nó sẽ nhận nhiều ưu đãi. Đây được cho là giải pháp lý tưởng để cộng đồng tiền điện tử tiếp cận với nền kinh tế phi tập trung.

MakerDAO (DAI)

Cái tên tiếp theo trong danh sách top 5 đồng stablecoin lớn nhất thị trường hiện nay là DAI coin. Những đồng tiền điện tử trên thường hỗ trợ và gán vào USD. Còn DAI thì lại khác, nó được hỗ trợ bởi các tài sản đảm bảo crypto, được xem công khai trên chuỗi khối Blockchain Ethereum. Theo thống kê của CoinGecko vào tháng 9 năm ngoái, đồng tiền này đứng thứ 26 trên thị trường crypto. Vốn hóa thị trường lúc bấy giờ đạt mức 6,193,166,039 USD. Trên nền tảng ETH, traders dễ dàng sử dụng các ứng dụng phi tập trung để tạo DAI coin. Đồng tiền điện tử nào luôn ở dạng “tồn tại”, tức là không có tổ chức nào được quyền hủy bỏ loại coin này.

TrueUSD (TUSD)

TrueUSD (TUSD)
TUSD hoạt động và được lưu trữ trên Smart Contract

TUSD là đồng tiền điện tử ổn định được bảo trợ bởi USD, được xây dựng trên nền tảng TrustToken của TrueCoin. Theo thống kê của CoinGecko vào tháng 9 năm ngoái, TrueUSD đứng thứ 77 trên thị trường crypto với vốn hóa thị trường đạt mức 1,468,464,669 USD. Stablecoin này hoạt động và được lưu trữ trên Smart Contract; do đó, tài sản của traders được bảo mật rất cao. Đồng tiền này được quy định bởi chính phủ và được công nhận quyền sở hữu của các traders.

Tham khảo thêm: DAI coin là gì? Các tính năng nổi bật và ưu, nhược điểm

Lời kết

Với những ai yêu thích trading coin, ắt hẳn không thể không biết đến thuật ngữ stablecoin. Mặc dù không phải là nhóm đồng tiền mã hóa để đầu tư, nhưng chúng có vai trò quan trọng trên thị trường crypto. Với những đặc tính của mình, chúng được xem là giải pháp thanh toán vượt trội, khắc phục hạn chế của các đồng coin thông thường và hệ thống thanh toán truyền thống. Hy vọng qua bài viết này, bạn hiểu hơn về stablecoin là gì và lựa chọn được đồng tiền phù hợp!

Tổng hợp: trangtienao.com