Chúng ta hay tóm gọn quá trình đầu tư chứng khoán trong việc theo dõi hai màu xanh – đỏ, số lượng và giá cổ phiếu để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, thực tế, đầu tư chứng khoán có thực sự chỉ đơn giản như vậy? Đương nhiên không phải rồi, để có được cái nhìn chuẩn xác hơn về thị trường này, traders cần nghiên cứu những chỉ số chứng khoán cụ thể. Thông qua chỉ số, traders có thể đưa ra nhận định về xu hướng của thị trường, từ đó, xây dựng một chiến lược đầu tư phù hợp. Vậy chỉ số chứng khoán là gì, việc hiểu được các chỉ số này có tác dụng như thế nào trong đầu tư chứng khoán? Cùng trangtienao.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới.
Mục lục
Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán có tên gọi tiếng Anh là stock index, là chỉ số thể hiện giá trị của một nhóm cổ phiếu, trái phiếu… trên thị trường chứng khoán. Nhóm cổ phiếu/trái phiếu này không có giới hạn cụ thể về số lượng. Chúng có thể được nhóm theo sở giao dịch, mức vốn hóa hoặc lĩnh vực hoạt động kinh doanh… Thông qua nó, nhà đầu tư có thể biết được mức giá bình quân của một loại tài sản chứng khoán cụ thể và đánh giá được thị trường chứng khoán.
Để biết được chỉ số chứng khoán tăng hay giảm, chúng ta phải lấy giá tài sản ở thời điểm muốn so sánh đối chiếu với giá thời điểm gốc. Nếu muốn so sánh chỉ số của nhiều loại cổ phiếu/trái phiếu khác nhau, chúng ta phải dựa theo mức giá bình quân. Lưu ý, phải lấy giá bình quân, tuyệt đối không chọn một loại để đại diện. Bởi như vậy, chỉ số được tính ra không đúng với bản chất thật của nó.
Sau khi so sánh, chúng ta sẽ nhận biết được độ chênh lệch giữa hai thời điểm và giá đã biến động như thế nào qua hai thời điểm đó. Thông qua chỉ số tăng/giảm, traders có thể đưa ra đánh giá về xu hướng biến động của thị trường trong thời gian tới. Thực tế, chỉ số chứng khoán rất quan trọng, nó là yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm: Môi giới chứng khoán là gì?
Các loại chỉ số chứng khoán
Có rất nhiều loại chỉ số chứng khoán, nó được chia nhóm dựa vào loại tài sản chứng khoán, bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh… Chỉ số này được chia thành bốn loại như sau:
- Chỉ số giá cổ phiếu
- Chỉ số giá trái phiếu
- Chỉ số giá sản phẩm phái sinh
- Chỉ số kết hợp cổ phiếu và trái phiếu
Để phân nhỏ từng loại chỉ số ở trên có thể cách khác nhau, chúng ta có thể dựa vào quốc gia/khu vực, lĩnh vực hoạt động…. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích của nhà đầu tư. Theo đó, cách tính càng đa dạng thì đánh giá thị trường càng cụ thể và chính xác. Khi phân tích, traders phải thực hiện phân tích chi tiết để có được kết quả chính xác nhất.
Tại sao nhà đầu tư cần quan tâm đến chỉ số chứng khoán?
Khi đầu tư chứng khoán, ắt hẳn, ai cũng nghe qua về chỉ số chứng khoán. Nhưng thực tế là không phải ai cũng biết được ứng dụng của nó trên thị trường đầu tư thực tế. Chỉ số nằm trên giấy chỉ mang tính lý thuyết, nó sẽ không giúp ích gì cho traders trong quá trình đầu tư. Phải áp dụng vào thị trường thực thì chỉ số mới phát huy được tính ứng dụng của nó.
Điều chỉnh đầu tư
Thực tế, có rất ít nhà đầu tư chỉ tập trung vào một mã cổ phiếu duy nhất. Thậm chí là những nhà đầu tư newbie cũng chọn cho mình vài ba sự lựa chọn. Thông thường, một trader sẽ đa dạng hóa đầu tư bằng cách chia nhỏ nguồn vốn cho nhiều mã cổ phiếu khác nhau. Chiến lược này có thể giúp traders tối đa hóa lợi nhuận mà lại hạn chế được rủi ro thua lỗ toàn bộ.
Khi sử dụng chỉ số, traders có thể xem xét lại danh mục của mình đã tối ưu hay chưa. Đánh giá lại mã nào chưa hiệu quả, mã nào có tiềm năng phát triển tốt; để từ đó điều chỉnh danh mục cho hợp lý. Lúc này, chỉ số chứng khoán là cơ sở để traders đánh giá lại toàn bộ danh mục của mình.
Như đã biết, thị trường không bao giờ đứng yên một chỗ. Nó sẽ luôn biến động không ngừng, đôi khi làm chúng ta phải chóng mặt với biên độ biến động. Nếu việc điều chỉnh này càng diễn ra kịp thời và nhanh chóng thì càng có lợi cho các traders. Lưu ý là sau khi điều chỉnh rồi cũng đừng nên chủ quan nhé. Hãy tiếp tục theo dõi và quan sát danh mục đầu tư xem thử việc điều chỉnh của mình đã hợp lý chưa. Để từ đó, traders có thể rút ra kinh nghiệm cho những lần điều chỉnh sau.
Đo lường mức độ hoàn vốn
Bất kể khi nào thị trường có dấu hiệu bất ổn, traders hoàn toàn có thể hoàn vốn. Mức độ hoàn vốn được hiểu là mức độ sinh lời của danh mục đầu tư so với thị trường. Dựa vào mức độ hoàn vốn, traders có thể nắm bắt được thị trường đang biến động như nào, tăng hay giảm. Mà muốn xác nhận được mức độ hoàn vốn, traders cần dựa vào chỉ số chứng khoán.
Nhận biết sự biến động của thị trường
Chỉ số chứng khoán là cơ sở khoa học để traders tham khảo cho việc cân nhắc, đo lường. Để tính chỉ số, chúng ta phải dựa vào thời điểm gốc trong quá khứ. Dữ liệu trong quá khứ có thể ảnh hưởng và tác động đến thị trường hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, chỉ số phân theo nhóm/ngành cung cấp thông tin về sự dịch chuyển của luồng vốn. Do đó, chẳng có lý do nào mà chúng ta lại bỏ qua yếu tố quan trọng này.
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam và thế giới
Bất kỳ ai tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đều nghe qua ba cái tên VN30, VN100 và HNX30. Đây là top ba chỉ số chứng khoán Việt Nam hàng đầu tại thị trường nước ta.
– VN30: là nhóm chỉ số của 30 doanh nghiệp có vốn hóa cao nhất trên thị trường được niêm yết tại sàn HSX.
– VN100: là nhóm chỉ số của top 100 mã cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường, VN100 bao gồm cả VN30.
– HNX30: là nhóm chỉ số của top 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản hàng đầu.
Thị trường chứng khoán quốc tế cũng sở hữu nhiều chỉ số tiềm năng; có thể kể đến: DOW JONES, DAX30, S&P500, NiKKEI 225, Russell 3000
Xem thêm: Thời điểm mua bán cổ phiếu tốt nhất
Lời kết
Chỉ số chứng khoán được tính dựa theo giá các loại sản phẩm chứng khoán tại thời điểm cụ thể. Từ chỉ số này, traders có thể đánh giá tổng quan thị trường hoặc đánh giá cơ cấu của một ngành/ngách. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng và có tính ứng dụng cao trên thị trường; do vậy, khi đầu tư đừng bao giờ bỏ qua chỉ số này!
Tổng hợp: trangtienao.com