Cổ phiếu blue chip được đánh giá là sự lựa chọn hàng đầu trên thị trường chứng khoán. Là một traders, có lẽ, bạn sẽ không còn xa lạ đối với nhóm cổ phiếu này. Blue chip hầu như luôn có mặt trong danh mục đầu tư của mọi traders chứng khoán. Vậy cổ phiếu blue chip là gì và vì lý do gì mà nó lại có mức độ phổ biến rộng rãi đến vậy? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin về nhóm cổ phiếu này, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Cổ phiếu blue chip là gì?
Blue chip là một thuật ngữ khá quen thuộc, thực chất nó bắt nguồn từ trò chơi poker nổi tiếng tại những sòng bài. Nói đôi chút về trò chơi poker, tiền được quy đổi sang các thẻ nhựa với các màu sắc khác nhau, trong đó thẻ nhựa xanh (blue chip) có giá trị cao nhất, lần lượt đến thẻ vàng và thẻ đỏ.
Thuật ngữ này được dùng để biểu thị các mã cổ phiếu có giá trị cao trong chứng khoán. Ngày nay, để đánh giá một blue chip, ngoài giá trị vốn hóa, cổ phiếu còn phải thỏa mãn nhiều tiêu chí khác: tốc độ tăng trưởng, cổ tức… Thực tế, ở mỗi quốc gia, những tiêu chí đánh giá sẽ có sự thay đổi phù hợp. Tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, cổ phiếu blue chip phải có vốn hóa tối thiểu từ 10 tỷ đô la Mỹ còn ở Việt Nam, cổ phiếu được xếp vào nhóm này phải có vốn hoa từ 10 nghìn tỷ VNĐ.
Nhóm cổ phiếu blue chip có đặc điểm gì?
Toàn bộ các mã cổ phiếu nằm trong nhóm này đều đến từ các công ty, tập đoàn lớn, có hoạt động kinh doanh phát triển bền vững. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật nhất của nhóm cổ phiếu này.
Vốn hóa thị trường
Đây là điều kiện tiên quyết để quyết định xem một mã cổ phiếu có được xếp vào nhóm không. Về vốn hóa thị trường, chúng tôi đã đề cập những con số cụ thể ở trên rồi. Đối với thị trường Hoa Kỳ, vốn hóa tối thiểu từ 10 tỷ USD, đối với thị trường Việt Nam, vốn hóa tối thiểu từ 10 nghìn tỷ VNĐ tuy nhiên, đây chỉ là những con số tối thiểu bởi thực tế cao hơn rất nhiều. Đa số cổ phiếu blue chip Hoa Kỳ có vốn hóa lên đến vài trăm tỷ USD, còn hầu hết cổ phiếu blue chip ở thị trường chứng khoán Việt Nam có vốn hóa lên đến vài trăm nghìn tỷ VNĐ.
Tài chính mạnh, tốc độ tăng trưởng ổn định
Đi kèm với điều kiện vốn hóa thị trường, các công ty niêm yết phải có tiềm lực tài chính vững mạnh. Cụ thể, tài sản tiền mặt mạnh, nợ thấp và có xếp hạng tín dụng cao. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này tăng đều hàng năm. Điều này có thể chứng tỏ hoạt động hiệu quả và bền vững của công ty niêm yết.
Thương hiệu nổi tiếng
Đa số cổ phiếu blue chip đều đến từ những tập đoàn nổi tiếng trên toàn cầu. Chỉ cần nghe đến thương hiệu, mọi người đều biết được tập đoàn kinh doanh sản phẩm gì. Ví dụ như khi nhắc đến Apple, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến điện thoại iPhone và laptop Macbook… Nhắc đến Coca-Cola, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm nước ngọt quen thuộc.
Là công ty dẫn đầu ngành
Hầu hết các mã cổ phiếu thuộc nhóm này luôn nằm trong top ba công ty dẫn đầu ngành. Kèm theo đó là sức ảnh hưởng vượt trội của công ty đến nhóm ngành đó. Đây cũng là nguyên nhân mà cổ phiếu blue chip lại được dùng để đại diện cho một nhóm ngành và tính toán các chỉ số chứng khoán như Dow Jones 30, S&P 500…
Có nên đầu tư vào cổ phiếu blue chip không?
Để quyết định có nên “đổ tiền” vào một cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư cần đánh giá nó qua những ưu, nhược điểm để từ đó, có thể “cân đo đong đếm” cơ hội, rủi ro từ nhu cầu của mình.
Ưu điểm
– Hầu hết các công ty niêm yết đều có vị thế lớn trên thị trường. Do đó, việc họ đưa ra chính sách chi trả cổ tức tốt là điều khá dễ hiểu. Các khoản chi trả cổ tức này có thể giúp traders bù lại các khoản lỗ và giảm thiểu bất lợi do lạm phát.
– Khi thị trường rơi vào tình trạng suy thoái, cổ phiếu blue chip sẽ là sự lựa chọn hơn cả. Bởi các công ty nhỏ khó lòng trụ vững được trước những biến động lớn. Trong khi đó, các công ty lớn lại sở hữu tiềm lực mạnh để đủ khả năng trụ vững trong điều kiện này. Hơn nữa, chúng còn có thể hưởng lợi khi các công ty nhỏ cùng ngành suy yếu.
– Ưu điểm nổi bật của nhóm cổ phiếu này đó là tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Đương nhiên, vẫn xuất hiện các biến động thường xuyên nhưng nhìn chung, chúng không đáng kể và ảnh hưởng lớn đến dài hạn.
Nhược điểm
Ưu điểm thứ ba ở trên cũng là nhược điểm chính của nhóm cổ phiếu này? Tại sao tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững lại được tính là nhược điểm? Bởi mức tăng trưởng có thể bền vững nhưng lại không cao, điều này không hấp dẫn các nhà đầu tư. Lợi nhuận chúng mang lại thường khá thấp hoặc phải trong thời gian rất dài. Trong khi đó, các traders ưa mạo hiểm lại kỳ vọng kiếm nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn.
Nhược điểm thứ hai của cổ phiếu blue chip đó là đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn dồi dào. Như đã biết, các cổ phiếu thuộc nhóm này đều đến từ các công ty hàng đầu. Do đó, giá cổ phiếu thường rất cao, traders phải có một số tiền lớn thì mới có thể mua vào.
Các cổ phiếu blue chip tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam
Blue chip là nhóm cổ phiếu nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng đầu tư trên toàn thế giới. Do đó, việc theo dõi danh sách các cổ phiếu blue chip là điều cần thiết. Không chỉ ở Hoa Kỳ mà tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến các mã hàng đầu này.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ
Một số cổ phiếu blue chip tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ:
– AAPL (Apple)
– GOOGL (Alphabet)
– MSFT (Microsoft)
– FB (Facebook)
– AMZN (Amazon)
– JNJ (Johnson & Johnson)
Thị trường chứng khoán Việt Nam
Một số cổ phiếu blue chip tại thị trường chứng khoán Việt Nam:
– VIC (Vingroup)
– VCB (Vietcombank)
– VNM (Vinamilk)
– MSN (Masan)
– HPG (Hòa Phát)
Bài viết liên quan: Chỉ số Dow Jones Future
Kết luận
Cổ phiếu blue chip là sự lựa chọn lý tưởng và an toàn dành cho nhà đầu tư chứng khoán. Tính an toàn và ổn định có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất hấp dẫn nhiều traders đầu tư. Tuy nhiên, khi đầu tư vào bất kỳ mã cổ phiếu nào, traders cũng phải thực hiện nghiên cứu công ty phát hành, hoạt động kinh doanh và tiềm năng trong tương lai.
Tổng hợp: trangtienao.com