S&P 500 là gì? Định nghĩa và công thức tính S&P 500 Index

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về chỉ số Dow Jones 30 và ưu, nhược điểm của nó. Bài viết dưới đây sẽ tiếp tục giới thiệu cho nhà đầu tư thêm một chỉ số tiêu biểu khác của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, S&P 500. Có thể các nhà đầu tư đã từng nghe qua nhóm chỉ số chứng khoán này rồi nhưng không phải ai cũng biết S&P 500 là gì! Nhiều chuyên gia đánh giá S&P 500 có nhiều đặc điểm nổi bật hơn và có thể giải quyết được các điểm bất cập của Dow Jones. Bài viết dưới đây của trangtienao.com sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về chỉ số S&P 500 là gì, cùng tìm hiểu nhé!

Chỉ số S&P 500 là gì?

Chỉ số S&P 500 là gì
S&P 500 là nhóm chỉ số chứng khoán của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ

S&P 500 chính thức ra mắt thị trường thế giới vào tháng 3 năm 1957. Chỉ số này được phát hành bởi công ty xếp hàng tín dụng lớn nhất toàn cầu, Standard & Poor’s. S&P 500 được lấy từ hai chữ cái đầu tiên của tên công ty; có tên gọi đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Stock Index (Chỉ số chứng khoán S&P 500). Đến năm 1966, tập đoàn toàn cầu McGraw-Hill Cos đã mua lại công ty Standard & Poor’s; nhưng chỉ số vẫn được giữ nguyên như cũ. Vậy thực chất S&P 500 là gì?

Nếu Dow Jones được tính toán dựa trên giá 30 mã cổ phiếu hàng đầu; thì S&P 500 lại được tính toán dựa trên tiêu chí giá trị vốn hóa. Số lượng mã cổ phiếu của nhóm chỉ số này cũng lớn hơn rất nhiều. Con số 500 trong tên gọi thể hiện 500 công ty được niêm yết trên hai sàn chứng khoán lớn nhất Hoa Kỳ là NYSE và NASDAQ.

Tiêu chí đánh giá công ty niêm yết thuộc S&P 500 là gì?

Đương nhiên, không phải công ty nào được niêm yết trên hai sàn chứng khoán trên cũng thuộc nhóm S&P 500. Những công ty niêm yết sẽ được đánh giá và lựa chọn bởi Ủy ban. Ủy ban này bao gồm những nhà phân tích, kinh tế của công ty sở hữu. Dưới đây là toàn bộ tiêu chí đánh giá và lựa chọn các công ty thuộc nhóm chỉ số S&P 500:

Tiêu chí đánh giá công ty niêm yết
Trong nhóm chỉ số này, hầu hết đều là các công ty niêm yết hàng đầu

– Tiêu chí đầu tiên cũng là tiêu chí quan trọng nhất. Đó là giá trị vốn hóa thị trường của công ty niêm yết đạt tối thiểu 4 tỷ USD.

– Sở hữu tính thanh khoản cao, cụ thể tỷ lệ USD giao dịch trên vốn hóa được điều chỉnh thả nối > 1.

– Có trên một nửa tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành trên thị trường tài chính.

– Nhóm chỉ số S&P 500 dành cho các công ty ngành iT, Y tế, Dịch vụ truyền thống; Bất động sản, Tài chính; Công nghiệp, Năng lượng, Tiêu dùng. Trong đó, số lượng công ty niêm yết thuộc nhóm ngành iT chiếm tỷ trọng lớn nhất.

– Công ty niêm yết có kết quả BCTC tốt trong cả 4 quý gần nhất trước thời điểm đánh giá.

– Ngoài ra, Ủy ban này còn dựa vào một số tiêu chí đánh giá khác như mã cổ phiếu, thời gian niêm yết….

Giống với Dow Jones, danh sách sẽ bị thay đổi thường xuyên và không có tính cố định. Có một số công ty lớn như Google, Facebook, Apple, Amazon, Microsoft luôn có mặt trong danh sách. Nhưng cũng có một số công ty nhỏ hơn bị thay đổi thường xuyên.

Công thức tính của chỉ số S&P 500 là gì?

Như đã đề cập, nhóm chỉ số này được tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường; do đó, nó sẽ được tính theo công thức sau:

S&P 500 Index = Sum (Market Capitalization) / Divisor

Như vậy S&P 500 Index thực chất là tỷ lệ giữa tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty và ước số. Thông thường, ước số Divisor không phải là một hằng số cố định mà nó được điều chỉnh trong một số trường hợp nhất định. Thông thường, Divisor có giá trị khoảng 8.9 tỷ. Market Capitalization (viết tắt là Market Cap) chính là giá trị vốn hóa thị trường, tổng giá trị của toàn bộ mã cổ phiếu lưu hành trên thị trường.

Ví dụ: S&P 500 có tổng giá trị vốn hoá thị trường là 30 nghìn tỷ USD, Divisor có giá tị 8.9 tỷ. Lúc này, S&P 500 Index được tính theo công thức và có kết quả: 30 x 8.9 = 3370.79.

Tầm quan trọng của S&P 500

Tầm quan trọng của S&P 500
S&P 500 phản ánh thị trường chứng khoán Hoa Kỳ

Có thể thấy so với số lượng 30 công ty của Dow Jones thì con số 50 của S&P khá lớn. Trong 500 công ty niêm yết này có rất nhiều công ty hiện đang dẫn đầu các nhóm ngành của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chúng chiếm gần 80% giá trị thị trường chứng khoán của quốc gia này. Đây chính là lý do S&P 500 được đánh giá cao hơn nhiều so với Dow Jones.

S&P 500 phản ánh các sự kiện kinh tế – chính trị quan trọng của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Bất kỳ chính sách kinh tế nào được đưa ra cũng có thể chi phối giá trị của chỉ số. Bất kỳ sự thay đổi nào của một công ty niêm yết cũng ảnh hưởng đến giá trị S&P 500.

Việc theo dõi chỉ số giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Đặc biệt là các nhà đầu tư đang giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Để từ đó, có thể xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp với diễn biến thị trường.

Xem thêm bài viết liên quan: Cổ phiếu blue chip là gì?

Lời kết

Là một nhà đầu tư chứng khoán, bạn không thể không biết S&P 500 là gì! Tại sao chúng tôi lại đưa ra lời khẳng định này? Bởi S&P 500 phản ánh chân thực nền kinh tế của Hoa Kỳ. Mà Hoa Kỳ lại là cường quốc lớn nhất thế giới. Chính vì thế, chỉ số này có thể sẽ tác động đến tâm lý, hành vi của tất cả nhà đầu tư trên thị trường. Có cái nhìn tốt về sự biến động giá trị S&P 500 có thể mở ra nhiều cơ hội tốt cho bạn!

Tổng hợp: trangtienao.com

1 thoughts on “S&P 500 là gì? Định nghĩa và công thức tính S&P 500 Index

  1. Pingback: S&P 500 là gì? Định nghĩa và công thức tính S&P 500 Index – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *