Đáo hạn không còn là thuật ngữ xa lạ nữa, ví dụ như đáo hạn hợp đồng, tức là ngày cuối cùng còn hiệu lực của hợp đồng. Vậy thuật ngữ đáo hạn phái sinh được sử dụng trong lĩnh vực chứng khoán được định nghĩa như thế nào? Mặc dù đây không phải thuật ngữ mới mẻ đối với traders lâu năm nhưng nhiều nhà đầu tư mới có lẽ vẫn chưa hiểu hết đáo hạn phái sinh là gì. Bài viết dưới đây của Trang Tiền Ảo sẽ giúp nhà đầu tư làm rõ hơn về thuật ngữ này, cùng tìm hiểu!
Mục lục
Đáo hạn phái sinh là gì?
Đáo hạn phái sinh (tên tiếng Anh là Expiration date) là thuật ngữ dùng để miêu tả ngày cuối cùng còn hiệu lực của hợp đồng phái sinh (Derivative Contract). Đây là thời hạn mà traders cần đưa ra quyết định với vị thế đang giữ. Thuật ngữ này được sử dụng trong các giao dịch với Option Contract, Future Contract. Sau ngày đáo hạn này, hợp đồng sẽ không còn giá trị nữa. Cho nên, nếu traders không hoàn tất vị thế giao dịch trong thời gian này, hợp đồng hết hạn và trở nên vô giá trị.
Có thể bạn quan tâm: Cổ phiếu thủy sản năm 2023
Phiên đáo hạn phái sinh
Thực tế, không có phiên đáo hạn nào dành cho tất cả các công cụ giao dịch. Tức phiên này sẽ phụ thuộc vào công cụ phái sinh mà traders lựa chọn. Mỗi hợp đồng trong chứng khoán phái sinh sẽ được quy định phiên đáo hạn cụ thể. Điều này là hoàn toàn khác biệt so với khi traders đầu tư vào cổ phiếu cơ sở.
Ở thị trường chứng khoán Mỹ, phiên đáo hạn phái sinh là vào thứ Sáu thứ ba trong tháng. Sau thời điểm này, hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu niêm yết sẽ đáo hạn và không còn còn giá. Ở thị trường châu Âu, đối với Option Contract, ngày đáo hạn được quy định là ngày trước ngày đáo hạn. Ví dụ: Nếu hợp đồng quy định ngày đáo hạn là thứ Sáu, ngày đáo hạn thực sự là thứ Năm (trước ngày trong hợp đồng một ngày).
Đáo hạn chứng khoán phái sinh là khi nào?
Theo quy định, thứ Năm lần ba trong tháng sẽ được chọn làm ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh định kỳ. Lưu ý, thời điểm đáo hạn này chỉ dành riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên thị trường phái sinh, luôn tồn tại bốn Future Contract được giao dịch ở bất kỳ thời điểm nào. Các tháng đáo hạn phái sinh bao gồm tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.
Thị trường chứng khoán có bị chi phối bởi đáo hạn?
Đương nhiên là có rồi, thị trường luôn bị chi phối bởi đáo hạn phái sinh. Dễ thấy rằng thị trường thường biến động dữ dội vào thời điểm trước đáo hạn. Liệu bạn có biết nguyên nhân tại sao lại có sự chi phối này? Nguyên nhân rất dễ hiểu, trước ngày đáo hạn, traders bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình. Nếu không đóng thực hiện vị thế, sau ngày đáo hạn, hợp đồng sẽ không còn hiệu lực và vô giá trị. Đáo hạn chính là thời điểm mà traders có thể biết được kết quả giao dịch của mình. Tức các giao dịch phái sinh này có mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư hay không.
Lấy một ví dụ mới đây tại thời điểm cuối năm 2021 – đầu năm 2022. Mã VN30 F2201 có ngày bắt đầu từ 20 tháng 11 năm 2021 đến ngày 21 tháng 01 năm 2022. Ở giai đoạn đầu, tức là sau ngày 20/11/2021, thị trường không có nhiều thay đổi so với ngày bắt đầu. Tuy nhiên, đến ngày 15/12, thị trường dần trở nên nhộn nhịp hơn và có nhiều sự thay đổi so với trước đó. Thị trường luôn trong trạng thái biến động mạnh cho đến ngày 19/1, tức là gần đến ngày đáo hạn.
Một số câu hỏi về đáo hạn chứng khoán phái sinh
Chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi của traders về đáo hạn phái sinh. Trong nội dung dưới đây, trangtienao.com đã tổng hợp lại 3 câu hỏi được đặt nhiều nhất để giải đáp. Đây có lẽ cũng là thắc mắc của rất nhiều traders khi đầu tư chứng khoán phái sinh. Hãy cùng tìm hiểu thêm để nắm rõ hơn về thuật ngữ này trong chứng khoán nhé!
Không đóng vị thế khi đến ngày đáo hạn có thể xảy ra chuyện gì?
Chúng tôi sẽ lấy một ví dụ cho nhà đầu tư dễ hiểu hơn về vấn đề này. Ví dụ, bạn đang có vị thế mua của một Future Contract. Tức là bạn có quyền mua hoặc không mua khi giao dịch. Đến ngày đáo hạn (T) nhưng bạn vẫn chưa đóng vị thế của mình. Lúc này bạn không có quyền mua hoặc không mua theo vị thế đó nữa. Đương nhiên, bạn vẫn được giữ Future Contract, chỉ là không có quyền này thôi. Để giữ vị thế, bạn bắt buộc phải bán Future Contract này và mua một Future Contract mới vào tháng liền kề.
Nếu không đóng vị thế, giá được tính như thế nào?
Ví dụ: Bạn đặt lệnh mua Future Contract VN30F2106 với mức giá 1550, hợp đồng quy định ngày đáo hạn là 17 tháng 6. Mức giá cuối phiên đóng cửa là 1555, chỉ số VN30 cuối phiên là 1560. Trong trường hợp, bạn thực hiện lệnh trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, lãi/lỗ sẽ được thanh toán theo mức giá đóng cửa 1555. Còn nếu bạn không thực hiện vị thế của mình, hợp đồng sẽ thanh toán theo mức giá của chỉ số VN30 cuối phiên là 1560.
Xem thêm: Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán
Lịch đáo hạn phái sinh 2023
Chỉ số VN30 năm 2023:
Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 | Ngày đáo hạn |
VN30F2305 | 18/05/2023 |
VN30F2306 | 15/06/2023 |
VN30F2309 | 21/09/2023 |
VN30F2312 | 21/12/2023 |
Trái phiếu Chính phủ năm 2023:
Hợp đồng tương lai | Ngày đáo hạn |
GB10F2306 | 23/06/2023 |
GB10F2309 | 25/09/2023 |
GB10F2312 | 25/12/2023 |
GB05F2306 | 15/06/2023 |
GB05F2309 | 15/09/2023 |
GB05F2312 | 15/12/2023 |
Lời kết
Đáo hạn phái sinh là một thuật ngữ vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư phái sinh. Nắm rõ các nguyên tắc và quy định đáo hạn, traders mới có thể thành công tại thị trường này. Hy vọng qua bài viết này, traders đã hiểu được đáo hạn phái sinh là gì để đưa ra quyết định vị thế cho chính xác.
Tổng hợp: trangtienao.com