FOMO là gì? Cách đánh bại FOMO trong đầu tư chứng khoán

FOMO là một thuật ngữ hay gặp trong đầu tư chứng khoán. Từ này dùng để chỉ hiệu ứng tâm lý sợ bỏ qua cơ hội, sợ mình “đứng ngoài cuộc chơi” khi thị trường chứng khoán đang có xu hướng uptrend từng ngày. Bài viết hôm này sẽ giúp nhà đầu tư nắm được cách đánh bại FOMO để vượt qua nỗi sợ tâm lý và có được cái đầu lạnh khi tham gia thị trường chứng khoán.

>>> Cách xem MBS bảng giá chứng khoán trực tuyến

FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của “Fear of Missing Out”. Nghĩa là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội khi không tham gia vào một trào lưu đang thịnh hành. Trong thị trường chứng khoán, hiện tượng này xảy ra khi bạn theo dõi một cổ phiếu mà giá của nó liên tục tăng. Các nhà đầu tư khác bàn tán sôi nổi về cổ phiếu đó. Điều này khiến bạn có tâm lý muốn mua cổ phiếu này dù giá đã tăng cao. Vì bạn lo sợ trở nên “lạc hậu” hoặc “đứng ngoài cuộc chơi” khi thị trường đang trong xu hướng tăng.

Ví dụ gần đây, mã cổ phiếu HPG đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư do giá liên tục tăng. Nhiều nhà đầu tư sợ rằng nếu không đầu tư vào HPG, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời lớn. Một số người thậm chí sẵn sàng mua ở mức giá đỉnh. Ngay sau đó, khi giá HPG giảm mạnh, họ hoảng loạn bán tháo, dẫn đến thua lỗ nặng.

Hậu quả khôn lường nếu mắc bẫy FOMO

Hậu quả khôn lường nếu mắc bẫy cảm xúc
Hậu quả khôn lường nếu mắc bẫy cảm xúc

Isaac Newton cũng không tránh khỏi FOMO, đến mức ông từng thốt lên rằng. “Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh. Nhưng không thể tính toán được sự điên rồ của con người.”

Câu chuyện kể rằng vào năm 1720, Newton đã đầu tư vào cổ phiếu của South Sea Company. Đây là một công ty rất nổi tiếng ở Anh thời bấy giờ với quyền độc quyền buôn bán tại Nam Mỹ. Sau một thời gian, cổ phiếu South Sea tăng mạnh. Newton đã chốt lời, thu về khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.

Tuy nhiên, vài tháng sau khi Newton bán cổ phiếu, giá cổ phiếu South Sea tiếp tục tăng. Không thể kiềm chế được sự cám dỗ, ông lại mua lại cổ phiếu này với giá cao hơn nhiều so với thời điểm chốt lãi trước đó. Không may cho Newton, ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường, giá cổ phiếu South Sea sụt giảm mạnh.

Kết quả là Newton mất cả vốn lẫn lãi, tổng cộng khoảng 20.000 bảng Anh. Đây là một con số rất lớn vào thời điểm đó. Kể từ đó, ông cấm bất kỳ ai nhắc đến từ “South Sea Bubble” trước mặt mình.

Đây chỉ là một ví dụ về hậu quả của việc mắc bẫy FOMO. Và thực tế, nó có thể khiến nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số vốn mình đang có và lâm vào tình trạng trắng tay.

Tại sao nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO?

Nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO
Bhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi hội chứng FOMO
  • Thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và có xu hướng làm theo số đông.
  • Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội.
  • Kỳ vọng quá mức vào sự tăng trưởng của thị trường.
  • Quá tự tin hoặc tự ti, thiếu kiên nhẫn với bản thân.
  • Mong muốn đạt được những thắng lợi lớn.
  • Những lần thất bại trong quá khứ càng làm tăng khát khao chiến thắng.

Cách đánh bại FOMO trong đầu tư chứng khoán

Để vượt qua hội chứng này, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản và chuyên sâu, xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng và học cách kiềm chế cảm xúc tránh chạy theo số đông.

Tích lũy kiến thức về thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư cần tìm hiểu và nắm vững kiến thức về thị trường. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định mua bán sáng suốt hơn.

Hiểu rõ về doanh nghiệp

Đây là chiến lược của các nhà đầu tư thành công như Warren Buffett, Filip Fisher, và Peter Lynch. Với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định, lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược phát triển bền vững, giá cổ phiếu của họ sẽ tăng trưởng đều đặn qua các năm. Ngay cả khi mua cổ phiếu ở giá cao, nhà đầu tư vẫn có thể có lãi trong dài hạn.

Xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng

Cách đánh bại FOMO
Cách đánh bại FOMO

Nhiều nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi FOMO đưa ra quyết định mua bán dựa trên biến động thị trường. Họ có xu hướng mua khi giá tăng nhẹ. Mua mạnh khi giá tăng mạnh. Lo lắng khi giá giảm. Rồi lại hoảng loạn bán tháo khi giá giảm sâu. Để tránh điều này, nhà đầu tư cần xây dựng một chiến lược đầu tư rõ ràng và tuân thủ nguyên tắc đề ra:

Đầu tư giá trị: Chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều đặn và tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi giá giảm và kiên nhẫn nắm giữ chờ tăng giá.

Đầu tư tăng trưởng: Chọn cổ phiếu có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán ở giá cao hơn.

Xác định đúng thời điểm cắt lỗ

Nhà đầu tư nên mạnh dạn đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Việc cắt lỗ sớm giúp bảo toàn vốn và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tích cực hơn. Thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy dù chọn chiến lược đầu tư giá trị hay tăng trưởng, nhà đầu tư vẫn cần có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết.

Học cách kiềm chế cảm xúc

Học cách kiềm chế cảm xúc
Học cách kiềm chế cảm xúc để vượt qua

Warren Buffett từng nói: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Trước khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư nên dành thời gian xem xét liệu quyết định đó có bị chi phối bởi cảm xúc hay không.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về FOMO là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn biết được hội chứng FOMO và có thể khắc phục nó khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

>>> Đánh giá nền tảng web định giá Simplize.vn

Tổng hợp: trangtienao.com