Con người có thể tự trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt để đáp ứng nhu cầu ăn uống của bản thân nhưng đương nhiên là con người không thể tự sản xuất ra tất cả mọi thứ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bản thân. Do vậy, hàng hóa (goods or commodities) ra đời là cần thiết, nó đáp ứng nhu cầu trao đổi và sử dụng của con người. Vậy hàng hóa là gì? Sản xuất hàng hóa là gì? Hàng hóa có những thuộc tính nào? Mối quan hệ giữa các thuộc tính như thế nào? Chúng ta sẽ làm rõ trong bài viết sau!
Mục lục
Khái niệm hàng hóa là gì theo định nghĩa của Karl Marx
Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất.
Trên thị trường hàng hóa, có rất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Vậy theo định nghĩa hàng hóa là gì ở trên, một đồ vật/sản phẩm như thế nào mới được coi là hàng hóa? Một đồ vật được xem là hàng hóa thì phải thỏa mãn các yếu tố sau.
Thứ nhất, đồ vật đó phải là sản phẩm của lao động, tức là nó được sản xuất/trồng trọt/chăn nuôi/chế biến… Thứ hai là sản phẩm/đồ vật đó phải đáp ứng một/những nhu cầu cụ thể của con người và xã hội. Nếu không thì nó không được tính là hàng hóa đâu nhé. Thứ ba, đồ vật đó phải dùng để trao đổi và mua bán. Nếu bạn trồng lúa để ăn, không phải để trao đổi/mua bán thì lúc đó, lúa không phải là hàng hóa. Mà nó chỉ là sản phẩm do bạn làm ra và tự sử dụng mà thôi.
Thuộc tính của hàng hóa là gì cho ví dụ
Hàng hóa có 2 thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Tại sao lại có hai thuộc tính này và hai thuộc tính của hàng hóa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở phần nội dung dưới đây.
Giá trị sử dụng
Thuộc tính đầu tiên đó là giá trị sử dụng, vậy thì nó được định nghĩa như thế nào? Hiểu một cách đơn giản, giá trị sử dụng của một hàng hóa tức là dùng để đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội nói chung. Có thể là nhu cầu về vật chất như quần áo mặc, thức ăn, nhà ở… Nhu cầu tinh thần như học tập, giải trí, nghệ thuật… Nhu cầu cá nhân riêng tư… Nhu cầu sản xuất như nguyên vật liệu, linh kiện điện tử, vật tư xây dựng….
– Giá trị sử dụng do thuộc tính quyết định. Ví dụ: thức ăn thì có giá trị để ăn; quần áo thì có giá trị để mặc; và nhà ở thì đương nhiên là nơi cư trú….
– Hàng hóa có thể có nhiều giá trị sử dụng. Ví dụ: một cái khăn thời gian, không chỉ dùng để quàng cổ, đội đầu mà còn có thể làm áo. Sự phát triển ngày càng cao, cùng với đó là nhu cầu và sự sáng tạo của con người cũng tăng. Do đó, hàng hóa có thể được làm ra cho nhiều mục đích khác nhau.
– Sản phẩm/đồ vật được sản xuất với mục đích tiêu dùng. Cụ thể chúng thông qua hoạt động mua bán, đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, hàng hóa phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hay nói cách khác, nó phải đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Giá trị hàng hóa
Thuộc tính tiếp theo là giá trị hàng hóa. Nói một cách lý thuyết có thể sẽ rất khó hiểu. Hãy xem hàng hóa là gì cho ví dụ để có thể hình dung như thế nào là giá trị hàng hóa nhé.
Hàng hóa là gì cho ví dụ, bạn lấy một con vịt đổi lấy 10 kg cam. Như vậy, vịt và cam chính là hai đồ vật có giá trị trao đổi. Lúc này, sẽ có hai câu hỏi được đưa ra.
1. Hàng hóa là gì cho ví dụ: Hàng hóa ở đây chính là con vịt và quả cam. Chúng là 2 loại hàng hóa khác nhau và có giá trị sử dụng khác nhau. Vậy thì tại sao hai hàng hóa này có thể trao đổi qua lại với nhau?
2. Tại sao hai hàng hóa này không được trao đổi theo tỷ lệ ngang nhau 1:1 và lại trao đổi theo tỷ lệ 1:10?
Đầu tiên, bạn cần biết là bất kỳ đồ vật nào là hàng hóa thì đều có thể trao đổi được với nhau. Thứ hai. thời gian để một người nông dân nuôi một con vịt bằng với thời gian trồng được 10 kg cam. Vậy thì lúc này, một con vịt có giá trị hàng hóa bằng 10 kg cam.
Giá trị hàng hóa được định nghĩa theo lao động xã hội mà người sản xuất/trồng trọt/chăn nuôi… bỏ ra để có được thành quả. Giá trị chính là cốt lõi của hàng hóa; được thể hiện bằng việc có thể được trao đổi với hàng hóa khác.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính trên của hàng hóa là gì?
Sau khi tìm hiểu hàng hóa là gì, sản xuất hàng hóa là gì và các thuộc tính của nó. Tiếp theo, chúng ta cần làm rõ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa này có mối quan hệ như thế nào!
Về mặt thống nhất, một sản phẩm/đồ vật phải có đủ cả hai thuộc tính trên thì nó mới được xem là hàng hóa. Như vậy, hai giá trị này cũng tồn tại đồng thời trong hàng hóa và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Về mặt mâu thuẫn, người trồng trọt/chăn nuôi/sản xuất/chế biến làm ra hàng hóa với mục đích là bán cho người khác. Vì vậy, đương nhiên mục đích của họ là thu được lợi nhuận (tức giá trị hàng hóa), chứ không phải giá trị sử dụng. Còn ngược lại, bên phía người mua/người tiêu dùng, họ cần giá trị sử dụng của hàng hóa. Nhưng để có được cái họ muốn thì người mua/tiêu dùng cần phải thực hiện giá trị hàng hóa. Sau đó, người mua/người tiêu dùng mới có thể chi phối được giá trị sử dụng mà họ muốn.
Tóm lại thì hai thuộc tính này vừa mang tính thống nhất lại vừa có mối quan hệ mâu thuẫn với nhau.
Bản chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?
Hàng hóa có 2 thuộc tính, đó là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa. Nguyên nhân hình thành hai giá trị này là do lao động có bản chất hai mặt. Vậy bản chất hai mặt của sản xuất hàng hóa là gì?
Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là đang nói đến các loại hình lao động cụ thể riêng biệt. Loại hình lao động này có nghề nghiệp và chuyên môn nhất định. Theo đó, nó sẽ tạo ra các sản phẩm cụ thể, riêng biệt. Ví dụ: làm nông nghiệp thì cho ra nông sản; làm may mặc thì cho ra quần áo… Mỗi lao động cụ thể như vậy cho ra một giá trị sử dụng cụ thể. Mỗi lao động có công cụ và đối tượng riêng biệt. Chính điều đó đã làm nên sự khác biệt giữa các lao động. Người thợ may thì cần vải may, máy may, kim chỉ…. Để sản xuất ra các sản phẩm may mặc thời trang. Người thợ mộc thì lao động cụ thể cho ra các sản phẩm gỗ như bàn, ghế, cửa gỗ…
Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng đang nói đến mặt hao phí của lao động nói chung. Ví dụ, người thợ may, thợ mộc sẽ có mặt hao phí về sức lực, thần kinh trong việc sản xuất. Dựa vào yếu tố lao động trừu tượng mà chúng ta có thể so sánh giá trị cơ bản của hai hàng hóa với nhau.
Hàng hóa là gì cho ví dụ, để sản xuất một chiếc điện thoại thông minh, người sản xuất có mức hao phí cao hơn nhiều so với việc nuôi một con vịt. Vì vậy, điện thoại thông minh có mức giá cao hơn nhiều so với giá vịt. Chính vì điều đó, một con vịt không thể đổi lấy một chiếc điện thoại thông minh. Lúc này, người ta sẽ sử dụng lượng hàng hóa có mức hao phí lao động như nhau để trao đổi. Ví dụ, một chiếc điện thoại thông minh đổi lấy 20 con vịt.
Có thể bạn quan tâm: Giá vàng tăng do đâu?
Lời kết
Có thể nói, hàng hóa ra đời như điều tất yếu cho sự phát triển của xã hội văn minh. Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc sản xuất hàng hóa càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn để đáp ứng toàn diện cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Như vậy là chúng ta đã hiểu định nghĩa hàng hóa là gì cho ví dụ, sản xuất hàng hóa là gì và những thuộc tính cũng như tính chất hai mặt của lao động hàng hóa rồi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại ở ô comment bên dưới nhé!
Tổng hợp: trangtienao.com