Bollinger bands được xem là chỉ báo phân tích kỹ thuật “thần thánh” hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng chiến lược giao dịch. Ắt hẳn ai đã từng giao dịch ngoại hối cũng đã nghe đến thuật ngữ này rồi. Nhiều traders còn xem việc sử dụng chỉ báo này như một phần thiết yếu trong quá trình giao dịch của mình. Vậy Bollinger bands là gì, chỉ báo này có những đặc điểm nào vượt trội so với các chỉ báo khác? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về chỉ báo phân tích kỹ thuật này thì hãy cùng tham khảo bài viết này. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về cách sử dụng chỉ báo Bollinger bands trong Forex và các thông tin liên quan.
Mục lục
Tìm hiểu Bollinger bands là gì?
Bollinger bands được đặt tên theo nhà phát minh của chính nó, nhà phân tích tài chính John Bollinger. Vào năm 1983, John đã giới thiệu chỉ báo phân tích kỹ thuật này ra cộng đồng đầu tư toàn cầu thông qua cuốn sách mang tên Bollinger on Bollinger bands. Cho đến thời điểm hiện tại, Bollinger bands đã được cộng đồng đầu tư sử dụng rộng rãi và được xem như một trong các chỉ báo quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Ngoài được sử dụng riêng lẻ, traders còn có thể sử dụng chỉ báo này với các chỉ báo khác.
Bollinger bands được chia thành ba phần chính như sau.
– Thứ nhất là Middle Band, đường trung bình động SMA20 ở dải giữa, dữ liệu được sử dụng ở dải này chính là mức giá đóng cửa.
– Thứ hai là Upper Band, dải di động trên, với độ dài = Middle Band + 2 x Độ lệch chuẩn
– Thứ ba là Lower Band, dải di động dưới, với độ dài = Middle Band – 2 x Độ lệch chuẩn
Khoảng cách giữa Upper Band và Lower Band sẽ mở rộng ra khi thị trường biến động mạnh. Ngược lại, khoảng cách giữa Upper Band và Lower Band sẽ bị thu hẹp lại khi thị trường biến động nhẹ.
Chỉ báo Bollinger bands được sử dụng để nhận biết xu hướng chuyển động của thị trường. Dựa vào xu hướng này, các traders có thể đưa ra dự đoán và quyết định giao dịch hợp lý.
Xem thêm: Nến Pin bar – Tìm hiểu đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger bands
Như đã đề cập, đây là chỉ báo phân tích kỹ thuật vô cùng quan trọng, nhờ nó mà các traders có thể xác định được xu hướng của thị trường và vào lệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của chi báo này trong giao dịch.
Sự thu hẹp
Khi thị trường giảm biến động thì khoảng cách giữa hai dải trên-dưới bị thu hẹp lại và tiến sát đường SMA20. Biến động càng thấp thì khoảng cách càng bị thu hẹp. Đây được xem là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ biến động tăng trong tương lai gần. Đồng thời, cũng là thời điểm hoàn hảo để nhà đầu tư vào lệnh.
Sự thu hẹp luôn tồn tại song song với sự mở rộng. Khi hai dải càng chuyển rộng ra thì tỷ lệ % thoát vị thế càng lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần biết rằng, điều này không dự báo được xu hướng chuyển động của giá. Do vậy, nó không được xem như là một tín hiệu giao dịch.
Điểm break out
Bất kể sự phá vỡ nào ở hai dải trên-dưới của chỉ báo Bollinger bands cũng nhận được sự chú ý của các traders. Tuy nhiên, điểm break out này không được xem là một tín hiệu giao dịch đâu nhé. Hầu hết các traders đều nhầm lẫn điều này, họ cho rằng khi giá break out ra khỏi hai dải đó là tín hiệu hoàn hảo để tham gia thị trường. Nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải, nó không cho thấy một dấu hiệu rõ ràng nào về xu hướng của giá cả.
Bollinger bands cung cấp những thông tin đắt giá về việc mức giá di chuyển trong vùng cụ thể nào. Nếu đã di chuyển trong vùng đó thì rất khó để thoát ra được vùng đó. Do vậy, traders có thể sử dụng chỉ báo này để đánh giá các xu hướng ngắn/trung/dài hạn. Bất kể là giao dịch ở những khung giờ nào, chỉ báo cũng có thể cho traders kết quả khá chuẩn.
Một số hạn chế của việc sử dụng chỉ báo Bollinger bands
– Chỉ báo này không giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng phá vỡ của giá. Đây là nhược điểm lớn nhất của chỉ báo trong phân tích kỹ thuật đầu tư tài chính. Tuy là nó cho ta thấy được sự biến động của thị trường nhưng lại không có dấu hiệu nào rõ ràng về xu hướng break out của giá. Để xác định được xu hướng break out thì các traders nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác.
– Chỉ báo Bollinger bands có thể cho chúng ta biết thị trường đang diễn ra tình trạng quá sức mua/bán. Nhưng tiếc là nó không cho chúng ta biết được khi nào tình trạng này kết thúc. Do đó, bạn không biết được thời điểm nào là cắt lỗ tốt nhất. Chỉ có cách là đặt lệnh cắt lỗ để bảo vệ số dư tài khoản của bạn.
– Chỉ báo này chỉ “xài” tốt trong trường hợp thị trường biến động nhẹ và trong một phạm vi cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại thì độ chính xác không còn cao nữa.
Cách sử dụng chỉ báo Bollinger bands trong giao dịch
Sau khi tìm hiểu xong khái niệm, ý nghĩa và hạn chế thì tiếp theo chúng ta cùng xem hướng dẫn sử dụng Bollinger bands như thế nào nhé. Muốn trở thành một nhà giao dịch chuyên nghiệp, ắt hẳn bạn không thể bỏ qua phần này.
Chiến lược mua thấp, bán cao
Đây là một chiến lược quá quen thuộc với các nhà đầu tư nói chung. Bạn hãy hình dung Upper Band là đường kháng cự trên, còn Lower Band là đường hỗ trợ dưới. Về bản chất thì vai trò của chúng khá giống nhau đấy. Tương tự với chiến lược áp dụng trong các mô hình có đường kháng cự và hỗ trợ. Khi giá chạm đến Upper Band thì nhà đầu tư thực hiện việc bán. Còn khi giá chạm đến Lower Band thì nhà đầu tư thực hiện việc mua vào. Nói chung, chiến lược này khá đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả khá cao, đặc biệt là khi thị trường đang ở trong giai đoạn sideway.
Chiến lược “nút thắt cổ chai”
Trường hợp giá biến động liên tục trong một phạm vi khá hẹp và thời gian dài, đó là dấu hiệu cho sự biến động mạnh mẽ trong thời gian tới. Thông thường, sẽ thật khó nếu muốn xác định được dấu hiệu này. Nhưng với chỉ báo Bollinger bands thì mọi chuyện lại đơn giản. Chỉ báo này giúp các traders dễ dàng xác định được dấu hiệu này thông qua “nút thắt cổ chai”. Hình dáng này xuất hiện chính là thời điểm thị trường sắp có những di chuyển mạnh mẽ. Cũng tức là thời điểm hoàn hảo để các nhà đầu tư vào lệnh. Khi giá tăng break out khỏi vùng tích lũy thì nhà đầu tư đặt lệnh BUY. Khi giá giảm break out khỏi vùng tích lũy thì nhà đầu tư đặt lệnh SELL.
Sử dụng Bollinger Band chuyên sâu
Chiến thuật 1: Bollinger bands phá vỡ
Đây là một chiến thuật giao dịch khá đơn giản với xu hướng “dài hơi”. Giá đóng cửa vượt khỏi dải Bollinger là lúc sự phá vỡ được hình thành. Tuy nhiên, để giao dịch trong trường hợp này thì lại không dễ dàng đâu nhé. Traders nên sử dụng sử dụng Bollinger bands với các chỉ báo khác để gia tăng độ chuẩn xác.
– Giá phá vỡ khỏi đường kháng cự trên thì các nhà đầu tư thực hiện mua vào.
– Giá phá vỡ khỏi đường hỗ trợ dưới thì các nhà đầu tư thực hiện bán ra.
Chiến thuật 2: Giao dịch theo biến động
– Trường hợp mức giá chỉ dao động nhẹ với kỳ vọng tăng thì nhà đầu tư nên mua. Hầu hết sau các biến động nhẹ đều là dấu hiệu rõ rệt của một xu hướng biến động mạnh sắp sửa xảy ra. Khi dải Bollinger bị thu hẹp và có giá mức giá đóng cửa gần nhau thì việc mua vào là hợp lý.
– Trường hợp giá dao động mạnh với kỳ vọng giảm thì nhà đầu tư nên bán ra. Sự biến động mạnh cho thấy khoảng cách giữa Upper Band và Lower Band ngày càng rộng. Do đó, thị trường sẽ cần một đợt điều chỉnh để kiềm chế sự biến động của giá. Đây là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện việc bán ra.
Lời kết
Hiện nay, Bollinger bands không còn là công cụ quá xa lạ đối với các nhà đầu tư nữa. Nó cung cấp nhiều thông tin thực sự hữu ích về sự biến động của giá trên thị trường. Trên đây là toàn bộ những thông tin về Bollinger bands mà mình muốn chia sẻ với các traders. Hy vọng qua bài viết này, các traders có thể nắm vững Bollinger bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này một cách hiệu quả.
Tổng hợp: trangtienao.com