Giá xăng dầu tăng phi mã sau đợt điều chỉnh chiều ngày 1/3

Vào 15h ngày 1/3/2022, giá xăng dầu Việt Nam lại một lần nữa tăng phi mã, đây cũng là lần thứ ba liên tiếp xăng giá tăng giá trong 30 ngày đầu của năm Nhâm Dần. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng hơn 540 VNĐ, chạm mức 26.070 VNĐ/lít. Giá xăng RON 95 tăng hơn 550 VNĐ, chạm mức 26.830 VNĐ/lít. Như vậy là lại một lần nữa, giá xăng dầu phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, việc tăng phi mã làm thúc đẩy lạm phát và làm xói mòn niềm tin người tiêu dùng.

Giá xăng dầu lập đỉnh mới vào 15h ngày 1/3

Giá xăng dầu lập đỉnh mới vào 15h ngày 1/3
Giá xăng dầu lập đỉnh mới vào 15h ngày 1/3

Mới đây, liên bộ Công thương – Tài chính đã công bố sự điều chỉnh mới về giá xăng dầu toàn quốc. Ngoài hai mặt hàng là xăng RON 92 và RON 95 như đã đề cập ở trên thị các mặt hàng dầu diesel, dầu hỏa và mazut đều đồng loạt tăng. Cụ thể, giá dầu diesel vào chiều ngày 1/3 chạm mức 26.071 VNĐ/lít, đồng nghĩa với việc tăng hơn 510 VNĐ. Giá dầu hỏa cũng tăng lên con số 19.979 VNĐ/lít, tức tăng hơn 470 VNĐ so với giá trước đó. Còn giá dầu mazut sau điều chỉnh có mức giá 18.460 VNĐ/kg, tức tăng hơn 530 VNĐ so với đợt điều chỉnh trước.

Đây là lần thứ ba liên tiếp giá xăng dầu Việt Nam liên tiếp phi mã trong năm Nhâm Dần và là lần thứ năm liên tiếp trong năm 2022 (Dương lịch). Đồng thời, đợt điều chỉnh này là mức giá tăng cao nhất trong vòng tám năm trở lại đây, cụ thể là từ tháng 7/2014. Tình hình chính trị căng thẳng của hai nước Nga và Ukraine gần đây đã gây áp lực mạnh mẽ lên giá xăng dầu. Giá dầu hiện tại đã vượt qua con số 100 USD/ thùng. Theo dự báo của các chuyên gia toàn cầu, giá dầu sẽ tiếp tục leo thang. Điều này tạo sức ép đáng kể lên toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Sàn giao dịch vàng uy tín tại Việt Nam

Nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng phi mã

Theo nguồn thông tin từ tờ báo New York Times thì nguyên nhân chính của giá xăng dầu tăng cao là do sự chênh lệch của cung-cầu và tình hình chính trị đang cực kỳ căng thẳng.

Sự chênh lệch của cung-cầu

Sự chênh lệch của cung-cầu ảnh hưởng đến giá
Sự chênh lệch của cung-cầu ảnh hưởng đến giá

Hơn hai năm vừa qua, thế giới chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19. Cụ thể, dịch bệnh đã làm giá năng lượng lao dốc vào năm 2020. Thậm chí, đã có lúc chỉ số giá dầu Hoa Kỳ có khi rơi xuống con số 0. Tuy nhiên tình hình sau đó đã thay đổi đáng kể. Rất nhanh, giá đã tăng trở lại và nguyên nhân chính là do nguồn cung không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng toàn thế giới. Để kiềm chế sự gia tăng của nguồn cung thì các công ty mỏ châu Âu đã hạn chế khoan dầu. Một phần là họ đã phải chịu áp lực từ các nhà đầu tư và môi trường toàn cầu. Để tránh tình trạng giá dầu lao dốc trong quá khứ, họ không bơm quá nhiều dầu lúc giá tăng cao.

Còn ở một số nước bị tác động bởi thiên tai và nền chính trị bất ổn như Ecuador, Kazakhstan và Libya thì đã thực hiện giảm sản lượng dầu. Do vậy, nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu trong thời kỳ đại dịch lại không hề giảm đi. Để học cách đối phó và thích nghi với dịch bệnh, người dân có xu hướng mua sắm và du lịch, thưởng ngoạn nhiều hơn. Họ hạn chế sử dụng các phương tiện công cộng vì e ngại tính lây nhiễm cao của virus. Do đó, họ chọn lái xe riêng thay vì phương tiện công cộng như hàng ngày.

Tình hình chính trị căng thẳng

Tuy nhiên, yếu tố then chốt làm giá xăng dầu tăng phi mã năm lần liên tiếp trong năm 2022 là do chính trị. Tình hình chính trị cực kỳ căng thẳng giữa Nga và Ukraina là nguyên nhân trực tiếp. Nếu tình trạng này càng kéo dài thì thị trường dầu mỏ chẳng mấy chốc mà rơi vào nguy khốn.

Theo số liệu thống kê, nước Nga sản xuất tổng cộng 10 triệu thùng dầu/ngày. Nhưng Nga chỉ xuất khẩu khoảng 700 ngàn thùng sang Hoa Kỳ mỗi ngày. Con số này không lớn, cộng với Hoa Kỳ có thể thay thế dùng dầu Nga sang dầu Canada hoặc một số nước khác… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự vận chuyển từ Nga sang Ukraina đã bị gián đoạn. Hơn nữa, chiến tranh xảy ra làm phá hoại các đường ống ở Bắc Âu. Điều này có thể làm tê liệt chuỗi cung ứng năng lượng trên toàn thế giới.

Trường hợp các chuyến hàng này không bị gián đoạn thì sao? Có thể Hoa Kỳ và phe đồng mình sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt và kiểm soát năng lượng từ Nga. Do đó, sản lượng sản xuất năng lượng của Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam

Giá xăng dầu tăng cao
Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Như đã biết, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ nguồn nguyên/nhiên liệu nhập khẩu. Nếu giá xăng dầu thế giới tăng phi mã thì giá trong nước cũng đương nhiên tăng theo. Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Bởi hầu hết các hoạt động này đều sử dụng xăng/dầu. Theo số liệu thống kê, chi phí cho nguồn năng lượng này chiếm hơn 3% tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Cũng có thể hiểu, giá xăng dầu tăng sẽ làm giá thành sản phẩm tăng theo.

Việt Nam là một nước có đường biên giới biển dài. Do vậy, ngành đánh bắt thủy sản và vận tải là thế mạnh. Giá xăng dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai ngành thế mạnh này. Ngoài chi phí sản xuất kể trên thì chi phí trong lưu thông cũng tăng đáng kể. Điều này làm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước bị giảm sút.

Bao giờ giá dầu giảm?

Đây ắt hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Giá tăng dầu tăng giảm đều có chu kỳ riêng của nó. Có thể giá xăng dầu sẽ giảm trong vài tháng tới nữa. Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, hơn nữa, đất nước tỷ dân lại đang thực hiện đóng cửa một số thành phố. Còn bên nước Nga và các nước phương Tây thời gian tới có thể đạt được một số thỏa thuận chung để ngăn ngừa xung đột. Một yếu tố nữa là My và phe đồng minh có thể đạt thỏa thuận về việc bán dầu của Iran. Cụ thể nếu Iran có thể sản xuất và bán dầu “tự do” hơn thì có thể nguồn cung sẽ tăng. Bởi nước này có thể xuất khẩu hơn 1 triệu thùng/ngày.

Yếu tố cuối cùng phải kể đến là nhu cầu tiêu dùng xăng dầu toàn cầu. Có thể giá tăng quá cao làm người dân giảm nhu cầu sử dụng. Nhờ vậy, sự chênh lệch giữa cung-cầu bị thu hẹp lại làm tác động đến giá. Giải pháp cho việc giảm cầu có thể là người dân chuyển qua dùng ô tô/xe máy điện. Hiện nay, các phương tiện chạy bằng điện cũng ngày càng phổ biến và được tin dùng.

Bài viết liên quan: Yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới

Lời kết

Thời gian qua, giá tăng dầu tăng phi mã đã làm nhiều người dân hoang mang. Cứ mỗi lần nghe tin tức xăng sắp tăng giá thì mọi người lại kéo nhau đi đổ đầy bình. Theo các chuyên gia, giá xăng dầu có thể sẽ còn tăng cao nữa trong thời gian tới. Có thể, sau đợt điều chỉnh giá vào chiều ngày 1/3, có lẽ, ai cũng lường trước được điều này. Hy vọng chính phủ sẽ có biện pháp và những đợt điều chỉnh phù hợp.

Tổng hợp: trangtienao.com