Giá dầu thế giới bị chi phối bởi những yếu tố nào?

Dầu là một trong các loại năng lượng chủ chốt của ngành công nghiệp toàn cầu. Giá của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ sẽ bị chi phối bởi giá dầu thế giới. Bởi vậy, loại năng lượng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy vậy, giá dầu thế giới thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nó có thể thay đổi liên tục chỉ vì một tin tức hay một sự biến động nào. Vậy có những yếu tố nào chi phối giá dầu thế giới tăng giảm? Trong bài viết này, trangtienao.com sẽ giúp bạn làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới.

Lịch sử của giá dầu thế giới

Ngành công nghiệp khai thác dầu
Ngành công nghiệp khai thác dầu

Ban đầu, con người chỉ ưa chuộng tìm ra nguồn nước hoặc mỏ muối để đáp ứng nhu cầu sơ khai lúc bấy giờ. Còn việc tìm kiếm các mỏ dầu vào lúc đó hầu như không được coi trọng lắm. Phải đến tận năm 1857 thì giếng dầu thương mại đầu tiên mới được xuất hiện. Cụ thể, giếng này được khoan ở Romania, đông nam châu Âu. Hai năm sau, ngành công nghiệp dầu khí Hoa Kỳ mới được hình thành. Nguyên nhân cho sự ra đời này phải kể đến vụ khoan trộm giếng dầu ở Titusville, thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Không có đa dạng về năng lượng dầu như bây giờ, ban đầu, nhu cầu tiêu dùng chủ yếu chỉ là dầu hỏa và đèn dầu. Mãi đến năm 1901, một giếng dầu ở Texas, Hoa Kỳ đạt sản lượng hơn 10 ngàn thùng/ngày. Con số này nhiều hơn toàn bộ số lượng khai thác được ở tất cả các giếng dầu khác tại Hoa Kỳ. Đây cũng là bước tiến đầu tiên trong lịch sử của ngành công nghiệp khai thác dầu. Chính vì vậy, nhiều người đã lấy cột mốc này (1901) đánh dốc cho sự ra đời của ngành công nghiệp khai thác dầu. Đó cũng là thời điểm dầu bắt đầu thay thế than, trở thành nguyên liệu chủ chốt trên toàn thế giới.

Trong lịch sử, cụ thể là vào năm 2008, giá dầu thế giới từng đạt đỉnh điểm, chạm mức 147 USD/thùng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, giá dầu đã giảm xuống đáng kể đến con số 30 USD/thùng. Vào năm 2018, giá dầu chỉ “luẩn quẩn” quanh mức 70 USD mà không có quá nhiều sự biến động.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới

Giá dầu thế giới bị chi phối bởi nhiều yếu tố, như đã đề cập, chỉ một tin tức cũng làm giá dầu lên xuống đột ngột. Do vậy, khó ai có thể nắm bắt được sự tăng giảm thất thường của giá dầu. Nhìn chung, những thay đổi của giá dầu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bên dưới.

Giá dầu thế giới tăng giảm do cơ chế cung-cầu

Giá dầu thế giới bị chi phối bởi cơ chế cung-cầu
Giá dầu thế giới bị chi phối bởi cơ chế cung-cầu

Ví dụ về cung và cầu, bất kỳ loại hàng hóa nào cũng vậy, khi cung tăng (sản lượng nhiều) – cầu giảm (nhu cầu thấp) thì giá sẽ giảm theo. Và ngược lại, khi cung giảm (sản lượng ít) – cầu tăng (nhu cầu cao) thì giá sẽ tăng theo. Theo lý thuyết thì có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế có phải luôn như vậy?

Giá dầu thế giới phần lớn được kiểm soát chặt chẽ bởi thị trường giao dịch tương lai. Hiểu một cách đơn giản, tuy thỏa thuận mua-bán dầu ở hiện tại nhưng việc giao hàng lại xảy ra ở một thời điểm trong tương lai. Theo đó, hợp đồng tương lai của loại hàng hóa này sẽ được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hóa được ủy quyền. Và các nhà giao dịch hợp pháp phải sở hữu giấy phép của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai).

Quy định này đã được đưa ra và thực hiện trong hơn 100 năm qua. Hoa Kỳ và OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) mặc dù không kiểm soát giá dầu thế giới. Nhưng thực tế, đây là hai tổ chức chủ chốt, ảnh hưởng đến quyết định đấu thầu giá dầu. Theo quy định của CFTC, chỉ các nhà giao dịch hàng hóa mới thực hiện việc kiểm soát giá dầu.

Nguồn cung sản lượng

OPEC đã đưa ra chiến lược hạn chế nguồn cung xuất khẩu dầu từ 1973 nhưng sản lượng dầu đá phiến ở Hoa Kỳ lại tăng mạnh ở giai đoạn 2011-2014. Điều này vô hình chung đã tạo ra một lượng dư thừa nhất định trong nguồn cung. Đến năm 2014, giá dầu lao dốc mạnh, chỉ còn 45 USD/thùng. Sau đó, đến cuối năm 2015 thì giá dầu lại tiếp tục lao dốc, giảm còn 36,87 USD/thùng.

Tổ chức này muốn giữ giá dầu ở mức 70 USD nhưng kế hoạch này không thành do sản lượng dầu ở Hoa Kỳ. Nguyên nhân OPEC làm vậy cũng khá dễ hiểu. Bởi, dầu đá phiến ở mức 40-50 USD thì họ mới có thể huy động được nguồn vốn đáng kể từ trái phiếu.

Trong tương lai, nguồn cung sản lượng dầu sẽ phụ thuộc vào những nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, nước này đang xem xét chiến lược xây dựng các bồn chứa khổng lồ ngầm. Nếu chiến lược này thành công khi có thể làm tăng thêm nguồn cung sản lượng. Việc dự trữ này thực sự có lợi khi giá dầu thế giới bị đẩy quá cao.

Nhu cầu dầu

Theo số liệu thống kê được từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), nhu cầu dầu thường sẽ tăng cao vào mùa hè. Bởi đây là mùa chính của du lịch và thường xuyên xảy ra các hoạt động vui chơi – giải trí. Vào mùa này, nhu cầu sử dụng xăng cũng tăng. Còn vào mùa đông thì nhu cầu dầu chủ yếu là sử dụng dầu sưởi nhà.

Cuộc khủng hoảng ở các nước sản xuất dầu

Cuộc khủng hoảng ở các nước sản xuất dầu
Cuộc khủng hoảng ở các nước sản xuất dầu cũng tác động đến giá năng lượng này

Đây là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá dầu tăng phi mã. Bởi các cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung sản lượng. Lấy ví dụ ở thời điểm hiện tại, cuộc chiến giữa Nga và Ukraina đã làm giá xăng dầu tăng phi mã từ đầu năm 2022 đến giờ.

Trong quá khứ, Iran đã sử dụng eo biển Hormuz như một vũ khí chống lại Hoa Kỳ. Do đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã đưa ra lệnh trừng phạt đối với đất nước này. Hơn nữa, nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẽ sử dụng đến các biện pháp an ninh, quốc phòng. Sự kiện này đã làm giá dầu tăng mạnh, chỉ từ tháng 11/2011 đến tháng 1/2012, giá dầu đã tăng từ 95 lên 100 USD/thùng. Xa hơn nữa là vào tháng 7/2016, cuộc chiến giữa Israel-Lebanon đã làm giá dầu tăng hơn 10 USD/thùng.

Có thể thấy, các sự kiện chính trị chính là yếu tố then chốt làm giá dầu thế giới biến động mạnh.

Ảnh hưởng của thiên tai đến giá dầu

Ngoài các cuộc khủng hoảng và tình hình chính trị toàn cầu thì yếu tố thiên tai cũng có thể làm giá dầu thế giới tăng mạnh. Ví dụ như cơn bão Katrina vào năm 2005 đã khiến giá xăng dầu tăng cao. Nguyên nhân chính là do cơn bão đã phá hủy 113 dàn khoan và 457 đường ống dẫn.

Các quyết định từ OPEC cũng gây tác động đến giá dầu

Các quyết định từ OPEC
Các quyết định từ tổ chức OPEC cũng ảnh hưởng đến giá dầu thế giới

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm tổng cộng 15 quốc gia. Các quyết định từ tổ chức này có thể tác động đến giá dầu. Kể từ năm 2018, tổ chức đã đưa ra yêu cầu hạn chế sản xuất 39 triệu thùng dầu thô/ngày. Con số này tương đương với 1/3 sản lượng dầu thô trên toàn thế giới. Như đã biết, nguồn cung sản lượng giảm trong khi cầu không thay đổi hoặc tăng thì có thể làm giá tăng.

Có thể bạn quan tâm: Giá dầu tiếp tục leo thang ở phiên chiều 8/3

Tổng kết

Tình hình giá dầu thế giới hiện tại vẫn là chủ đề nhạy cảm trên toàn cầu. Với sự tăng phi mã của giá dầu trong hai tháng đầu năm 2022, nhiều người vẫn còn lo ngại giá dầu vẫn sẽ tiếp tục tăng. Trên đây là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thế giới, hy vọng qua bài viết, bạn có thể bổ sung thêm các kiến thức hữu ích.

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *