Giá dầu tiếp tục leo thang, chạm mốc mới ở phiên chiều 8/3

“Đòn ăn miếng trả miếng” giữa Hoa Kỳ – Liên minh châu Âu và Nga đã đẩy giá dầu lên mức tăng chưa từng có trong vòng 14 năm qua. Trong phiên chiều ngày 8/3/2022, giá dầu Brent lại tiếp tục tăng, chạm mức 126,28 USD/thùng, tăng 2,49% so với mức giá trước đó. Còn giá WTI cũng đã chạm mức 121,69 USD/thùng, tăng 1,92% so với mức giá trước đó. Nguyên nhân của giá dầu tăng “khủng” như hiện tại là do Hoa Kỳ đặt lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu, nhiên liệu của Nga, điều này đã ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn cung dầu trên toàn thế giới.

Giá dầu thế giới lại tiếp tục chạm ngưỡng kỷ lục

Giá dầu thế giới lại tiếp tục chạm ngưỡng kỷ lục
Giá dầu chạm ngưỡng kỷ lục trong vòng 14 năm qua

Nga là quốc gia có sản lượng dầu xuất khẩu chiếm thứ hai trên toàn thế giới. Mỗi ngày, quốc gia này xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ  lại là quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất toàn cầu. Mới đây, Hoa Kỳ đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Nga về xuất khẩu dầu. Nguồn cội của lệnh trừng phạt này đến từ cuộc xung đột mạnh mẽ giữa Nga và Ukraine. Do đó, giá dầu hiện tại lại tiếp tục đà leo thang, Brent tăng đến 2,49%. Còn WTI cũng đã tăng 1,92% so với giá chốt phiên ngày 7/3.

Các chuyên gia thế giới phân tích rằng, nếu việc xuất khẩu của Nga cũng chặn lại. Giá dầu thế giới sẽ không dừng lại ở mức tăng dưới 200 USD/thùng. Thậm chí, Phó thủ tướng Nga còn cho rằng con số này có thể vượt mức 300 USD/thùng. Mohammed Barkindo, Tổng thư ký OPEC cũng cho biết nếu chặn xuất khẩu của Nga thì sẽ không có nguồn cung nào có thể thay thế hoàn toàn.

Trước xu hướng giá dầu thế giới tăng chóng mặt, các chuyên gia đều dự báo về sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ có xu hướng phát triển chậm lại. Theo đó, lạm phát sẽ ngày càng cao hơn vì bị tác động. Trong khi đó, các nước châu Âu của không thoát khỏi tình trạng suy thoái nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Riêng nước Nga, các chuyên gia cũng đưa ra dự báo GDP có thể giảm đến hai con số.

Nguồn cung nào có thể thay thế Nga?

Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu mỗi ngày
Nga xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu mỗi ngày

Hãy tưởng tượng đến trường hợp xấu nhất, liệu có nguồn cung nào có thể thay thế cho năng lượng từ Nga? Chưa nói đến kế hoạch lâu dài vì nó cần rất nhiều thời gian. Nhưng liệu trong trường hợp ngắn hạn thì sao? Đương nhiên là không có nguồn cung nào có thể thay thế cả khí đốt và dầu mỏ xuất khẩu từ quốc gia này. Chỉ nói đến khí đốt thì khu vực châu Âu đa số nhập khẩu nhiên liệu từ quốc gia này. Trong khi đó, các ông lớn như Đức nhập khẩu đến hơn 65%, Ý nhập khẩu 43% và Pháp nhập khoản 20% khí đốt từ Nga.

Còn tại Hoa Kỳ thì sao? Theo số liệu thống kê từ năm 2021, 8% dầu mỏ Hoa Kỳ sử dụng là đến từ Nga. Phần trăm này tương ứng với Mỹ nhập khẩu khoản 672 nghìn thùng/ngày. Thực tế, lượng nhập khẩu này không hề nhỏ chút nào. Hiện tại, giá xăng tại Hoa Kỳ cũng đạt vượt mức kỷ lục. Vậy, kế hoạch nào cho Mỹ nếu chặn đường xuất khẩu dầu từ Nga?

Có thể thấy, lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và châu Âu làm tình hình thêm căng thẳng mà lại không có hướng giải quyết ổn thỏa cho chính họ. Chưa nói đến nhu cầu dầu toàn thế giới bị phụ thuộc nhiều vào Nga. Ngay cả Hoa Kỳ và khu vực châu Âu cũng phụ thuộc rất nhiều vào quốc gia này. “Đòn ăn miếng trả miếng” này chỉ làm giá dầu tăng vọt bởi nguồn cung bị giới hạn.

Nguồn cung bị giới hạn, giá dầu tăng khủng – Giải pháp nào cho châu Âu?

Ngày 10 và 11/3, các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sẽ phải tổ chức Hội nghị thượng đỉnh để đề ra kế hoạch giải quyết vấn đề nguồn cung. Lệnh trừng phạt được đưa ra thì các nước châu Âu sẽ gặp phải vấn đề nguy nan về nguồn cung. Nếu giá dầu cứ tiếp tục leo thang như vậy thì chính Hoa Kỳ và châu Âu sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Nga có thể khóa tất cả các đường ống dẫn khí qua châu Âu bất cứ lúc nào. Do đó, vấn đề cấp thiết nhất lúc này là tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Kế hoạch dài hạn

Trong giải pháp dài hạn, châu Âu có thể đầu tư vào năng lượng tái tạo và đa dạng nguồn cung năng lượng. Điều này có thể ứng phó được phần nào tình trạng thiếu hụt năng lượng. Nhưng vấn đề, đó là kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn nhất là trung hạn. Hơn nữa, để đa dạng hóa năng lượng cũng chẳng phải điều dễ dàng. Châu Âu phải nhập lượng khí hóa lỏng lớn đến từ nhiều nước khác như Hoa Kỳ, Úc hay Qatar.

Kế hoạch ngắn hạn

Châu Âu tức tốc tìm nguồn cung thay thế Nga
Châu Âu tức tốc tìm nguồn cung thay thế Nga

Đương nhiên, để đa dạng hóa nguồn cung thì phải cần thời gian dài. Kế hoạch này sẽ không phù hợp trong ngắn hạn. Vậy thì giải pháp lúc này là gì? Các quốc gia châu Âu như Đức, Slovenia, Áo, Hungary và Slovakia đều nhập khẩu số lượng lớn khí đốt từ Nga, cụ thể là hơn 50%. Giải pháp ngắn hạn là các quốc gia này có thể nhập khẩu khí đốt từ chính những quốc gia khác trong khu vực như Hà Lan, Anh, Đan Mạch hay Na-Uy.

Ngoài ra, châu Âu cũng đang hướng đến hoàn thành sớm nhất dự án đường ống MidCat để giải quyết vấn đề này. Nếu đường ống này hoàn thành, Tây Ban Nha sẽ có thể cung cấp nhiên liệu khí đốt được nhập khẩu từ Algeria cho các quốc gia trong Liên minh châu Â.

Có thể bạn quan tâm: Giá gas mới nhất 9/3

Lời kết

Các lệnh trừng phạt được đưa ra đã làm cho giá dầu tăng mạnh. Hơn nữa, cũng tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả của một cuộc chiến tranh thật không nhỏ, không ai có thể lường trước hoàn toàn. Trong lịch sử, cũng đã từng có nhiều cuộc chiến tranh khốc liệu làm giá hàng hóa liên tục leo thang. Đương nhiên, trong thời gian tới, giá dầu được dự đoán vẫn sẽ biến động mạnh mẽ nhưng cái giá của nó là quá đắt. Người hứng chịu trực tiếp vẫn còn người dân. Do vậy, hy vọng trong tương lai, các vấn đề có thể được giải quyết và giá dầu sẽ được sự điều chỉnh tích cực.

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *