Giá gas thế giới và giá bán lẻ trong nước cập nhật 9/3

Không những giá xăng, giá dầugiá gas cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình chính trị bất ổn, cụ thể là cuộc chiến giữa hai nước Nga và Ukraine. Cả giá gas thế giới và trong nước đều đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể giá gas thế giới tăng 1% so với mức giá cũ, chạm mức 4,59 USD/mmBTU. Còn giá gas trong nước cũng đuổi kịp mức tăng này khi tăng hơn 42,000 VNĐ/bình 12 kg. Tình hình chiến tranh làm nguồn cung toàn cầu không ổn định, dẫn đến mức giá liên tục leo thang. Điều này đã làm nhiều người dân không khỏi khốn đốn và phải tìm cách ứng phó.

Giá gas thế giới tăng mạnh

Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên giảm 30,6 cent/ngày
Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên giảm 30,6 cent/ngày

Trong phiên điều chỉnh ngày 9/3/2022, hợp đồng khí gas tự nhiên đã chạm ngưỡng 4,59 USD/mmBTU, trong khi đó, hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên lại được đà giảm 30,6 cent/ngày, giá loại nhiên liệu này đang ở mức 4,527 USD/mmBTU. Như vậy, giá gas tự nhiên lại tiếp tục đà tăng của mình. Còn giá khí đốt lại tiếp tục giảm trong bối cảnh cuộc chiến vẫn đang diễn ra phức tạp và giá hàng hóa được đẩy “vùn vụt”.

Trước đó một ngày, Tổng thống Hoa Kỳ đã ban lệnh cấm nhập khẩu dầu và nhiên liệu từ Nga. Lệnh này được đưa ra nhằm trừng phạt Nga trong bối cảnh chiến tranh. Theo đó, không chỉ giá hàng hóa và giá các loại năng lượng cũng sẽ rơi vào cảnh khủng hoảng. Sau khi ban lệnh cấm, Hoa Kỳ đã đảm bảo chắc nịch họ sẽ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu để thay thế cho năng lượng nhập từ Nga. Nga được biết đến là quốc gia sản xuất khí đốt lớn thứ 2 trên toàn cầu. Quốc gia này cung cấp khoảng 40% tổng khí đốt cho cả khu vực châu Âu. Vậy liệu lời đảm bảo của Kỳ có thể trở thành hiện thực? Khi chính Hoa Kỳ cũng phụ thuộc không ít vào nhiên liệu từ Nga.

Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh
Giá bán lẻ trong nước tăng mạnh, vượt mức 500,000 VNĐ/bình 12 kg

Từ đầu tháng 3/2022. các doanh nghiệp kinh doanh gas cũng đã đồng loạt tăng giá bán lẻ hơn 3,5000 VNĐ/kg. Như vậy, đối với bình 12kg thì mức giá phải tăng hơn 42,000 VNĐ/bình, chạm mức 502,000 VNĐ/bình. Mức giá này được cập nhật từ giá bán lẻ của Saigon Petro. Vậy còn giá gas Pacific Petro thì sao? Đương nhiên, mức tăng của nó cũng không hề kém cạnh so với Saigon Petro. Đối với bình 6kg, giá tăng hơn 21,000 VNĐ. Đối với bình 12kg, giá tăng hơn 42,000 VNĐ. Còn đối với bình 45kg thì giá tăng hơn 157,000 VNĐ.

Giá gas nhập khẩu tăng nên giá trong nước có mức tăng như thế này cũng không có gì dễ hiểu. Nhưng đối với việc giá xăng, giá dầu, giá gas đều đồng loạt tăng đã tạo thêm không ít áp lực cho người tiêu dùng. Bởi giá gas tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa/dịch vụ. Do đó, giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng sẽ theo đà tiếp tục tăng lên.

Nhiều gia đình “xoay sở” tìm cách ứng phó

Mức 500,000 VNĐ/bình 12kg có lẽ đã chạm đến ngưỡng chịu đựng của nhiều gia đình Việt Nam. Theo số liệu thống kê, giá gas năm ngoái cũng tăng mạnh, với hơn 9 lần leo thang. Trong khi đó, năm 2022 chỉ vừa trải qua vài tháng, gas đã tăng liên tiếp hai lần, mà lại là tăng vọt vượt mức 500,000 VNĐ.

Không ít người muốn đặt gas nhưng khi thấy giá thì không ngần ngại hủy. Họ đối phó tạm thời bằng cách sử dụng bếp từ, bếp điện. Giá xăng, giá dầu giờ lại đến giá gas tăng vọt khiến tài chính của nhiều gia đình bị bào mòn. Có lẽ, việc chuyển từ dùng gas sang dùng bếp từ hay hồng ngoại cũng là cách đối phó tối ưu lúc này. Ngoài mặt tối ưu về chi phí thì các loại bếp này cũng an toàn hơn nhiều.

Có thể bạn quan tâm: Giá cà phê tăng, giảm do đâu?

Vì sao giá gas tăng liên tục?

Giá gas bán lẻ trong nước phụ thuộc vào giá nhập khẩu
Giá bán lẻ trong nước phụ thuộc vào giá nhập khẩu

Đa số gas được nhập khẩu, cho nên, giá sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá nước ngoài. Ai cũng hiểu rằng, giá gas nhập khẩu tăng thì giá bán lẻ trong nước đương nhiên cũng tăng theo. Nhưng vấn đề ở đây là mức tăng của giá bán lẻ trong nước lúc nào cũng cao hơn so với mức tăng nhập khẩu.

Nếu giá nhập khẩu tăng gần 1,800 VNĐ/kg thì giá trong nước chỉ vụt lên đến 2,000 VNĐ/kg. Nếu giá nhập khẩu tăng 3,000 VNĐ/kg thì giá trong nước tăng 3,500 VNĐ/kg. Tuy nhiên, lượng gas bán ngoài thị trường trong tháng này đã được nhập từ trước đó ít nhất một tháng. Như vậy, các doanh nghiệp nhập được giá thấp nhưng lại bán ra theo giá nhập hiện tại. Nếu giá gas tăng cao thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ mức chênh lệch “khủng” này.

Thực tế, qua tay nhiều trung gian, giá gas đến tay người tiêu dùng đã phải “đội” con số lớn hơn. Nếu doanh nghiệp bán cho các tổng đại lý giá 350,000 VND thì các tổng đại lý bán cho cửa hàng mức giá khoảng 360,000 đến 370,000 VNĐ. Do đó, mức giá từ cửa hàng đến tay người tiêu dùng phải cao hơn so với cửa hàng lấy từ tổng đại lý. Vậy tại sao gas không được bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng để giảm các đợt phí trung gian? Gas là một trong các sản phẩm hàng hóa đặc thù nên giải pháp bán trực tiếp sẽ khó triển khai.

Lời kết

Đây là lần thứ hai liên tiếp giá gas tăng khủng, với mức giá 502,000 VNĐ/bình có lẽ đã đủ gây khó khăn trong cuộc sống của không ít gia đình. Tuy nhiên, giá bán lẻ trong nước lại phụ thuộc hoàn toàn vào giá nhập khẩu. Nếu giá nhập khẩu không giảm thì giá gas trong nước có lẽ vẫn còn tiếp tục tăng.

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *