Sóng Elliott là gì? Cách giao dịch theo sóng Elliott mở rộng

Khi tham gia giao dịch tại thị trường Forex, ắt hẳn bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ sóng Elliott (Elliott wave). Nó được biết đến là một trong các công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật tài chính. Tuy nhiên, thực tế, không ít nhà đầu tư vẫn còn “lơ tơ mơ” về nguyên lý sóng Elliott. Vậy thì sóng Elliott là gì? Sóng Elliott mở rộng là gì? Và làm thế nào để giao dịch theo sóng Elliott mở rộng một cách hiệu quả nhất? Trong bài viết hôm nay, trangtienao.com sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những vấn đề xoay quanh sóng Elliott, cùng tìm hiểu!

Tìm hiểu khái niệm sóng Elliott là gì?

Các mẫu sóng lặp đi lặp lại dự báo hành vi của đám đông
Các mẫu sóng lặp đi lặp lại dự báo hành vi của đám đông

Nguyên lý sóng Elliott được đặt tên theo người phát minh, Ralph Nelson Elliott, một kế toán viên người Mỹ. Lúc đó, ai cũng cho rằng thị trường luôn biến động “hỗn loạn” mà không theo bất kỳ quy luật nào. Nhưng Ralph Nelson Elliott lại suy nghĩ theo hướng ngược lại. Ông nhận ra rằng, thị trường chuyển động liên tục nhưng theo quy luật có tính chu kỳ. Nhờ đó mà ông đã phát minh ra nguyên lý sóng Elliott này. Ở thời điểm hiện tại, bất kể các “nhánh” của thị trường tài chính đều có thể sử dụng lý thuyết này để giúp các nhà đầu tư nhìn rõ hành vi thị trường.

Lý thuyết này được thể hiện qua các mẫu sóng lặp đi lặp lại theo 5 điểm sóng, dùng để dự báo hành vi của đám đông. Thực tế, trong đầu tư, hành vi tâm lý của người giao dịch được thể hiện qua nhiều “nấc”, có sợ hãi, có hi vọng, có cố chấp và có cả tham vọng. Tâm lý là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hành động và quyết định giao dịch. Bởi khi, khi phân tích trên một biểu đồ với tâm lý giống nhau thì hành động giao dịch cũng giống nhau. Toàn bộ các hành động giao dịch này đều được thể hiện trên đường giá. Đó là nguyên nhân mà sóng Elliott lặp đi lặp lại tương tự nhau.

Xem thêm: Đồ thị nến Nhật là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết

Cấu trúc sóng Elliott

Thị trường di chuyển qua hai giai đoạn, sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Sau khi hiểu được khái niệm thì tiếp theo chúng ta sẽ xem thử cấu trúc sóng Elliott ở hai giai đoạn này như thế nào nhé.

Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy
Mô hình sóng đẩy gồm 5 điểm sóng như hình

Ở giai đoạn sóng đẩy, mô hình được biểu thị qua 5 điểm sóng theo thứ tự tứ 1 đến 5. Theo đó, các sóng ở vị trí lẻ là sóng tăng còn sóng ở vị trí chẵn là sóng giảm. Hơn nữa, các con sóng phải có độ dài bằng nhau, cụ thể đặc điểm của 5 sóng như sau.

– Sóng 1: Giai đoạn thị trường mới bắt đầu nhưng giá tăng cao. Nguyên nhân là do nhiều traders ồ ạt đặt lệnh Buy vì cảm thấy mức giá đang phù hợp để mua.

– Sóng 2: Điểm sóng này được hình thành khi traders ngưng vào lệnh Buy. Điều này sẽ tác động đến giá, làm giá giảm nhưng không giảm xuống quá sâu đến mức chạm đáy 1.

– Sóng 3: Điểm sóng này được hình thành khi giá có xu hướng tăng nhẹ. Đây cũng là thời điểm nhiều người bắt đầu tham gia thị trường giao dịch. Động thái này khiến giá tăng vọt. Sóng 3 cũng là điểm sóng mạnh và có độ dài lớn nhất trong sóng Elliott.

– Sóng 4: Ở điểm sóng này, nhiều nhà đầu tư bắt đầu có động thái chốt lời. Tuy nhiên, so với các sóng trước thì sóng 4 vẫn bị đánh giá là yếu hơn. Vì trên thực tế, nhiều traders vẫn đặt kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng vọt nên chưa vào lệnh Sell.

– Sóng 5: Đây là thời điểm mà nhiều người đổ xô đặt lệnh Buy khiến giá bị đẩy lên mức cao ngất ngưởng.

Mô hình sóng điều chỉnh

Sau mô hình sóng đẩy, mức giá được điều chỉnh, thường là chuyển động ngược lại với xu hướng hiện tại. Khi thị trường trên đà đi lên thì tại mô hình này, những đợt sóng sẽ đi xuống hoặc đi ngang. Không giống với mô hình sóng đẩy, các điểm sóng ở mô hình này được đánh dấu bằng các chữ cái a,b,c… Thông thường, cấu tạo mô hình này bao gồm 3 sóng a,b,c.

Mô hình sóng điều hình thường ở ba dạng cơ bản, đó là mô hình Zig-zag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

Các dạng cơ bản của mô hình sóng điều chỉnh
Các dạng cơ bản của mô hình sóng điều chỉnh

– Ở mô hình Zig-zag, sóng a và sóng c thường có độ dài lớn hơn so với sóng giữa b. Trong một đợt điều chỉnh như vậy thì thị trường không chỉ xuất hiện 1 mẫu hình zig-zag. Thông thường, nó sẽ xuất hiện đến hai ba mẫu hình nối tiếp nhau.

– Ở mô hình phẳng, ba điểm sóng a,b,c có độ dài tương đối giống nhau. Trong đó, sóng a,c cùng chiều với nhau còn sóng giữa b ngược chiều với 2 sóng này.

– Ở mô hình tam giác, nó được hình thành bởi đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới. Hai đường này có thể hội tụ hoặc phân kỳ. Nó không giống với mô hình giá tam giác mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước đâu nhé. Trong mô hình này, 5 điểm sóng sẽ chuyển động trong giới hạn của đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới.

Những quy tắc chính của nguyên lý sóng Elliott mở rộng

Quy tắc đầu tiên, mình có đề cập trong phần cấu trúc rồi. Đó là điểm sóng 3 luôn có độ dài lớn nhất trong 3 sóng ở vị trí số lẻ (sóng đẩy). Thứ hai, điểm sóng 2 không thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1. Nghĩa là mức giá ở điểm sóng 2 dù giảm nhưng không bao giờ giảm đến đáy của sóng 1. Thứ 3, đáy của sóng 4 bao giờ cũng phải cao hơn so với đỉnh sóng 1.

Trên đây là ba quy tắc chính của nguyên lý sóng Elliott mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng cần phải biết. Tuy nhiên, khi giao dịch theo sóng Elliott mở rộng, traders cần biết một vài đặc điểm sau. Trong một số trường hợp, có thể đỉnh sóng 5 sẽ không vượt qua đỉnh sóng 3 nhưng trường hợp này cũng khá hi hữu. Thông thường, đỉnh sóng 5 vẫn là cao nhất. Một số sóng 3 quá mở rộng. Do đó, độ dài của nó có thể chênh lệch khá nhiều so với các sóng còn lại.

Có thể bạn quan tâm: Nến Pin bar – Tìm hiểu đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả

Hướng dẫn nhà đầu tư giao dịch theo sóng Elliott mở rộng

Cách giao dịch hiệu quả
Cách giao dịch theo sóng Elliott mở rộng hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm, cấu trúc và quy tắc thì có lẽ phần hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott là nội dung mà các traders mong chờ nhất. Để giao dịch theo sóng Elliott mở rộng một cách hiệu quả thì traders cần thực hiện ba bước sau.

1. Phân tích thị trường

Bạn cần phân tích thị trường đang chuyển động theo xu hướng tăng hay xu hướng giảm. Lấy ví dụ, thị trường chuyển động theo xu hướng giảm. Lúc này, sóng Elliott cũng sẽ di chuyển theo xu hướng giảm. Khi đó, ba điểm sóng điều chỉnh a,b,c chuyển động trong giai đoạn sideway và tạo thành một mô hình phẳng đặc trưng. Lúc này, bạn đang mong chờ vào một sóng đẩy được hình thành? Chỉ khi sóng c kết thúc thì sóng đẩy mới được hình thành.

2. Vào lệnh

Traders cần vào lệnh Sell ngay khi sóng c bắt đầu. Bởi đây là thời điểm giúp bạn bắt kịp xu hướng của một sóng đẩy mới được hình thành.

3. Cắt lỗ

Traders vào lệnh cắt lỗ cách đỉnh 4 một vài pips. Đây được đánh giá là điểm cắt lỗ tối ưu, giúp các nhà đầu tư hạn chế rủi ro ở mức cao nhất.

Tóm lại, bạn cần nhớ một số đặc điểm sau. Sóng điều chỉnh là công cụ giúp traders xác định thời điểm vào lệnh. Đồng thời, đây cũng là lúc một đợt sóng đẩy bắt đầu chuyển động mạnh mẽ. Sóng điều chỉnh chuyển động theo xu hướng giảm là thời điểm vào lệnh Sell. Chuyển động theo xu hướng tăng là thời điểm vào lệnh Buy.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức về sóng Elliott là gì, cấu trúc sóng, quy tắc và hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott mở rộng mà chúng tôi muốn thông tin đến bạn. Hi vọng qua nội dung trên, bạn sẽ biết cách ứng dụng nguyên lý sóng Elliott vào giao dịch đầu tư tài chính. Điều cuối cùng mà mình muốn lưu ý là, về bản chất, nguyên lý này chỉ là lý thuyết không hơn không kém. Nó hoàn toàn không phải là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Do vậy, để giao dịch thành công trên thị trường ngoại hối, ngoài ứng dụng thành công nguyên lý này, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *