Ngoài những đồ thị nến Nhật mà chúng ta đã tìm hiểu ở các bài viết trước, người Nhật còn phát triển thêm một loại nến khác cũng phổ biến không kém trong phân tích kỹ thuật, đó là Heiken Ashi. Mặc dù vẫn là một mô hình nến nhưng chức năng của nó giống một chỉ báo hơn là biểu đồ giá. Ưu điểm của mô hình này so với các đồ thị nến Nhật khác nằm ở khả năng xác định xu hướng. Vậy nến Heiken Ashi là gì, mô hình này có những đặc điểm nào nổi bật, cách giao dịch thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mô hình nến Heiken Ashi.
Mục lục
Nến Heiken Ashi là gì? Cấu tạo và đặc điểm của nến
Khi giao dịch trên thị trường tài chính, có thể bạn đã từng gặp qua mô hình này rồi. Vậy có bao giờ bạn tò mò Heiken Ashi là gì? Mô hình này là một dạng thanh trung bình có nguồn gốc từ “Xứ sở mặt trời mọc”, được sử dụng phổ biến trong mô hình biểu đồ kết hợp với các xu hướng khác. Trong tiếng Nhật Bản, Heiken có nghĩa là trung bình còn Ashi nghĩa là nhịp độ, thuật ngữ này có nghĩa thanh giá trung bình.
Giá trị của Heiken Ashi được tính toán dựa vào dữ liệu quá khứ; do đó, độ mượt của nến khá giống với MA. Khả năng xác định xu hướng thị trường của nến có độ chính xác tương đối cao. Hơn nữa, nó còn có khả năng loại bỏ tín hiệu sai lệch từ thị trường.
Mô hình này được phát triển từ những năm 1700 bởi Munehisa Homma – cha đẻ của đồ thị nến Nhật. Đây cũng là nguyên nhân chính mà mô hình nến này có hình dáng khá giống với đồ thị nến Nhật cổ điển.
Có thể bạn quan tâm: Spinning Top là gì? Ý nghĩa của mô hình nến con xoay
Cấu tạo của nến Heiken Ashi
Mô hình nến được được tạo ra từ dữ liệu của nến trước đó và nến hiện tại, cho nên, nó cũng bao gồm bốn thành phần như các đồ thị nến Nhật khác.
– Giá mở cửa là mức giá trung bình của giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Công thức: [Mở (Của thanh trước) + Đóng (Của thanh trước)]/2
– Giá đóng cửa là mức giá trung bình của cả bốn mức giá mở cửa, đóng cửa cao nhất và thấp nhất của phiên giao dịch hiện tại. Công thức: (Mở + Cao + Thấp + Đóng)/4
– Giá cao nhất là giá trị lớn nhất của giá mở cửa, đóng cửa và mức giá cao nhất của phiên giao dịch hiện tại.
– Giá thấp thấp là giá trị nhỏ nhất của giá mở cửa, đóng cửa và mức giá thấp nhất của phiên giao dịch hiện tại.
Đặc điểm của nến Heiken Ashi
– Như đã đề cập, Heiken Ashi được tạo ra từ dữ liệu trong quá khứ và hiện tại, chính vì vậy, các mô hình nến sẽ tác động trực tiếp lẫn nhau. Điều này sẽ gây ra một mức độ trễ nhất định của mô hình. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này.
– Tín hiệu của mô hình có độ chính xác cao, xu hướng thị trường được thể hiện một cách rõ ràng, các nhà đầu tư có thể tin cậy từ tín hiệu này.
– Biểu đồ có tính trực quan cao, hơn nữa, cũng không có quá nhiều thông tin phức tạp. Ngay cả những nhà đầu tư mới cũng không gặp khó khăn lớn khi giao dịch với mô hình này.
Sự khác biệt giữa nến Heiken Ashi và nến Nhật
Hai mô hình này có hình dáng khá giống nhau, tuy nhiên, chúng lại không liên quan gì với nhau. Để tránh nhầm lẫn hai mô hình này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa chung.
Nến Heiken Ashi:
– Các thanh nến dày, nằm gần nhau, nến sau bắt đầu từ giữa nến trước đó. Mô hình này hoàn không không xuất hiện khoảng trống GAP.
– Do giống với đường MA nên độ mượt, mịn cao và ít khả năng gây nhiễu tín hiệu.
– Xác định xu hướng thị trường rõ ràng, xu hướng tăng/giảm được phân biệt rạch ròi.
– Heiken Ashi hoàn toàn không thể hiện mức giá của thị trường hiện tại; do đó, nó được xem là một chỉ báo chứ không phải biểu đồ nến.
Nến Nhật cổ điển:
– Các thanh nến trong mô hình thường nằm cách xa nhau do giá mở cửa của phiên giao dịch sau bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Mô hình này có thể xuất hiện khoảng trống GAP.
– Mô hình nến Nhật cổ điển có tính gây nhiễu tín hiệu cao.
– Xu hướng thị trường thường không rõ ràng, đôi khi trong xu hướng tăng vẫn tồn tại nến giảm hoặc ngược lại trong xu hướng giảm vẫn xen kẽ nến tăng.
– Khác với Heiken Ashi, nến Nhật cổ điển thể hiện mức giá của thị trường hiện tại.
Ưu, nhược điểm của mô hình nến Heiken Ashi
Dù là nến Nhật cổ điển hay Heiken Ashi thì vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm riêng biệt. Nắm vững những ưu, nhược điểm của mô hình giống nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác cho việc sử dụng.
Ưu điểm
– Độ mượt, mịn của nến Heiken Ashi giúp nhà đầu tư xác định xu hướng dễ dàng. Ít khả năng gây nhiễu tín hiệu nên traders có thể an tâm giao dịch trước những biến động ngắn hạn.
– Màu sắc của nến cũng góp phần giúp nhà đầu tư xác định xu hướng dễ dàng hơn.
– Heiken Ashi có thể được sử dụng với nhiều khung thời gian khác nhau, ưu điểm này giống hoàn toàn với các đồ thị nến Nhật.
Nhược điểm
– Nhà đầu tư không thể sử dụng chỉ báo để đặt lệnh bởi nó không thể hiện mức giá của thị trường hiện tại.
– Không phát huy được đặc tính của một biểu đồ giá thông thường, hơn nữa tín hiệu của mô hình không hiệu quả trong việc chốt lời.
– So với mô hình nến Nhật truyền thống, tín hiệu từ Heiken Ashi chậm hơn do còn phụ thuộc với dữ liệu trước đó.
– Không thể áp dụng chỉ báo này cho các chiến lược giao dịch với mô hình nến đảo chiều/tiếp diễn.
– Dự báo xu hướng với các khung thời gian nhỏ thường không đạt hiệu quả cao.
Ứng dụng của mô hình nến Heiken Ashi trong giao dịch
Có thể thấy, Heiken Ashi phát huy tốt nhất với chức năng nhận diện xu hướng và cung cấp tín hiệu dự báo xu hướng của thị trường. Ngoài ra, chỉ báo này còn giúp nhà đầu tư nhận diện mô hình giá dễ dàng hơn. Cụ thể về từng ứng dụng của chỉ báo này trong giao dịch, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung dưới đây:
Heiken Ashi nhận diện xu hướng thị trường
Thực tế, chúng ta có thể nhận diện xu hướng thị trường thông qua cấu trúc chuyển động giá. Chỉ cần dùng mắt thường là bạn đã có thể nhận diện và xác định được xu hướng. Trong xu hướng tăng, giá tạo các đỉnh/đáy mới cao hơn đỉnh/đáy trước. Còn ngược lại, trong xu hướng giảm, giá tạo các đỉnh/đáy mới thấp hơn đỉnh/đáy trước đó.
Heiken Ashi sẽ giúp nhà đầu tư nhận định xu hướng rõ ràng hơn thông qua đặc điểm nến. Trong xu hướng tăng, số lượng nến xanh nhiều và mang tính đồng đều cao. Nến xanh thường có đặc điểm bóng trên dài, bóng dưới ngắn (hoặc không có). Thông thường, nến đỏ rất ít hoặc không xuất hiện nếu xu hướng tăng diễn ra quá mạnh mẽ.
Ngược lại, trong xu hướng giảm, số lượng nến đỏ chiếm thế áp đảo và nằm đồng đều nhau, đặc điểm bóng trên ngắn (hoặc không có) và bóng dưới dài. Trong xu hướng này, nến xanh xuất hiện ít hoặc có thể không xuất hiện nếu xu hướng giảm quá mạnh.
Heiken Ashi cung cấp tín hiệu dự báo xu hướng
Ngoài ứng dụng nhận diện xu hướng tăng/giảm của thị trường, chỉ báo này còn có thể cung cấp tín hiệu dự báo xu hướng cho nhà đầu tư.
Tín hiệu mua vào
Mô hình xuất hiện ít nhất ba cây nến Heiken Ashi xanh liên tiếp với đặc điểm thân dài, bóng trên dài, bóng dưới ngắn (hoặc không có). Đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và sẽ tiếp diễn xu hướng này, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua (BUY).
Tín hiệu bán ra
Mô hình xuất hiện ít nhất ba cây nến Heiken Ashi giảm liên tiếp với đặc điểm thân dài, bóng dưới dài, bóng trên ngắn (hoặc không có). Đây là tín hiệu dự báo thị trường đang trong xu hướng giảm và sẽ tiếp diễn xu hướng này, nhà đầu tư nên vào lệnh bán (SELL).
Tín hiệu tiếp diễn hoặc đảo chiều
Heiken Ashi xuất hiện trong xu hướng cho thấy thị trường trong trạng thái lưỡng lự. Sẽ có hai khả năng có thể xảy ra vào lúc này. Một, đây là sự tạm nghỉ của thị trường, sau đó, phe áp đảo sẽ tung đòn cực mạnh khiến xu hướng thị trường tiếp diễn. Hai, phe áp đảo dần yếu đi, đây là cơ hội cho phe còn lại tác động đảo chiều xu hướng.
Heiken Ashi nhận diện một số mô hình giá
Nhờ đặc điểm thanh nến dày, nằm gần nhau, hơn nữa, không có nhiều bóng dưới/trên trong xu hướng tăng/giảm và tính chất mượt, mịn. Mô hình nến Heiken Ashi giúp việc nhận diện mô hình giá trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là hai mô hình giá tam giác và cái nêm. Đây là hai mô hình giá thường xuyên xuất hiện trên đồ thị Heiken Ashi.
Mô hình tam giác
Việc nhận diện mô hình giá tam giác trở nên dễ dàng hơn nhờ Heiken Ashi. Để phát hiện ra mô hình tam giác, nhà đầu tư hãy quan tâm đến các trường hợp phá giá. Bởi đây là thời điểm mà mô hình tam giác thường xuất hiện nhất.
– Nếu giá bị phá khỏi mô hình tam giác phía trên, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
– Nếu giá bị phá khỏi mô hình tam giác phía dưới, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
Mô hình cái nêm
Mô hình cái nêm bao gồm hai mẫu hình chính đó là cái nêm tăng và cái nêm giảm. Trong đó, mô hình các nêm tăng là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng đang suy yếu dần. Còn mô hình các nêm giảm xuất hiện là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm đang dần bị suy yếu.
– Nếu giá bị phá vỡ ở cận trên của mô hình cái nêm, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
– Nếu giá bị phá vỡ ở cận dưới của mô hình cái nên, nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
Chiến lược giao dịch với mô hình nến Heiken Ashi
Mặc dù không phải là biểu đồ giá nhưng tính ứng dụng của Heiken Ashi trong giao dịch khá cao. Nguyên nhân là do rất ít tình trạng gây nhiễu tín hiệu xảy ra; do đó, nhà đầu tư không nên bỏ qua chỉ báo này khi giao dịch. Vậy cách giao dịch với nến Heiken Ashi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình:
Xác định xu hướng thị trường
Khi giao dịch với mô hình nến Nhật cổ điển, traders phải sử dụng kết hợp nhiều chỉ báo để tìm ra tín hiệu giao dịch. Bởi tình trạng gây nhiễu tín hiệu khá nhiều, nhà đầu tư sẽ rất khó trong việc tìm tín hiệu. Nhưng với Heiken Ashi, traders không cần sử dụng thêm chỉ báo. Bởi chính nó đã là một chỉ báo cho tín hiệu tin cậy rồi.
– Những cây nến xanh xuất hiện liên tiếp nhau là dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Lúc này, những thanh nến tăng sẽ có đặc điểm thân dài, bóng trên dài, bóng dài ngắn. Đây là thời điểm lý tưởng để nhà đầu tư đặt lệnh mua.
– Những cây nến đỏ xuất hiện liên tiếp báo hiệu thị trường trong xu hướng giảm, đặc điểm thanh nến: thân dài, bóng dưới dài, bóng trên ngắn. Đây là thời điểm lý tưởng để nhà đầu tư đặt lệnh bán.
Xác định tín hiệu đảo chiều
Tín hiệu đảo chiều của thị trường được thể hiện qua nến Heiken Ashi Doji. Đặc điểm của nến này khá giống với nến Doji thông thường, đó là thân ngắn, có bóng trên và bóng dưới. Nếu xuất hiện nến này, thị trường đang trong trạng thái tạm nghỉ, khả năng cao sẽ có sự đảo chiều xảy ra.
– Nếu nến Heiken Ashi Doji là nến xanh, thị trường có thể đảo chiều từ tăng sang giảm, đây là lúc nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
– Nếu nến Heiken Ashi Doji là nến đỏ, thị tường có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng, nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
Cần lưu ý, không phải lúc nào Heiken Ashi Doji xuất hiện cũng là tín hiệu đảo chiều; do vậy, cần sử dụng kết hợp thêm các chỉ báo khác để chắc chắn hơn về tín hiệu.
Kết hợp với Nến Nhật và chỉ báo Stochastic
Mặc dù bản thân Heiken Ashi đã là một chỉ báo nên không cần kết hợp thêm với các chỉ báo khác trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên, nếu kết hợp nến Nhật và Stochastic thì tín hiệu có độ chính xác cao hơn.
– Hai đường Stochastic trên mức 20, hai mô hình nến đều cho tín hiệu đảo chiều tăng. Đây là thời điểm tuyệt vời để traders đặt lệnh mua vào.
– Hai đường Stochastic dưới mức 80, hai mô hình nến cho tín hiệu đảo chiều giảm. Đây là thời điểm tuyệt vời để traders đặt lệnh bán ra.
Xem thêm: Mô hình cái nêm – Khái niệm, phân loại và cách giao dịch
Cách cài đặt nến Heiken Ashi trên Tradingview và nền tảng MT4
Heiken Ashi là một chỉ báo, cho nên, muốn sử dụng bạn phải cài đặt nó trên nền tảng giao dịch của mình. Sau đây, mình sẽ giới thiệu cách cài đặt chỉ báo này trên hai nền tảng, đó là Tradingview và Meta Trader 4. Cách cài đặt cũng khá đơn giản thôi, cùng xem hướng dẫn dưới đây!
Cài đặt Heiken Ashi trên nền tảng Tradingview
Đây là một trong các nền tảng giao dịch khá phổ biến mà có lẽ nhà đầu tư nào cũng biết đến. Thực tế, chỉ báo Heiken Ashi đã được tích hợp sẵn trên nền tảng này rồi. Bạn chỉ cần mở và kích hoạt chỉ báo rồi sử dụng thôi chứ không cần cài đặt nữa. Để việc sử dụng chỉ báo hiệu quả hơn, nhà đầu tư nên thực hiện một số thao tác sau:
– Đầu tiên, bạn truy cập vào trang chủ của nền tảng: tradingview.com, đăng nhập tài khoản của bạn; sau đó, tiến hành nhấp chọn vào biểu tượng hình hai cây nến trên thanh menu.
– Cuối cùng, bạn nhấp chọn vào mô hình nến Heiken Ashi. Chỉ đơn giản vậy thôi là bạn đã mở được chỉ báo trên ứng dụng Tradingview rồi đấy.
Cách cài đặt Heiken Ashi trên nền tảng MT4
Để mở chỉ báo trên nền tảng Meta Trader 4, nhà đầu tư thực hiện theo các bước sau:
– Đầu tiên vào nền tảng Meta Trader 4, trong mục Insert: chọn Indicator => Custom => Heiken Ashi. Như thế là bạn đã mở chỉ báo Heiken Ashi trên nền tảng MT4 rồi.
– Bước tiếp theo, bạn cần điều chỉnh lại Background của chỉ báo. Nếu muốn đổi màu nền thanh hai màu xanh và đỏ (biểu tượng tăng giảm), bạn bấm chuột phải vào cây nến bất kỳ trên biểu đồ, sau đó, nhấn chọn Heiken Ashi Properties. Lúc này, bạn chỉnh màu sửa tại mục Color, chọn màu theo ý muốn rồi nhấn OK. Cuối cùng, bạn cần tắt hết chức năng của Chart on Foreground và chọn mục Line Chart. Như vậy, lúc này trên biểu đồ sẽ chỉ hiển thị nến Heiken Ashi mà thôi.
Kết luận
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về nến Heiken Ashi là gì, cách giao dịch và cách cài đặt trên hai nền tảng Tradingview, MT4 rồi. Mặc dù độ phổ biến của Heiken Ashi trong phân tích kỹ thuật không cao, nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua chỉ báo này. Thực tế, Heiken Ashi vẫn sở hữu nhiều ưu điểm, đặc biệt tín hiệu có độ chính xác khá cao. Hơn nữa, chỉ báo này lại ít có tình trạng gây nhiễu tín hiệu. Đây là ưu điểm vượt trội của nó so với các đồ thị nến Nhật thông thường.
Heiken Ashi được biết đến là công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư yêu thích giao dịch theo xu hướng. Hãy bổ sung ngay chỉ báo này vào hệ thống giao dịch của mình nhé! Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chỉ báo này, hãy để lại comment bên dưới, trangtienao.com sẽ giúp bạn giải đáp nhanh nhất có thể!
Tổng hợp: trangtienao.com