Hedging là gì? Các chiến lược Hedging Forex phổ biến nhất

Forex được biết đến là thị trường tài chính mang lại tỷ lệ sinh lời hấp dẫn cho nhà đầu tư. Nhưng đi kèm với tỷ lệ sinh lời cao chính là rủi ro mà nhiều traders khó lường trước. Nên biết rằng, không một thị trường đầu tư nào sinh lợi cao lại không tiềm ẩn rủi ro cả. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro trước những biến động của thị trường? Lúc này, chúng ta cần đến Hedging, một loại phương pháp phòng ngừa rủi ro. Vậy Hedging là gì, tầm quan trọng của phương pháp này trong Forex là gì? Bài viết hôm nay sẽ làm sáng tỏ, cùng tham khảo nhé!

Hedging là gì?

Hedging là gì
Hedging là phương pháp phòng ngừa rủi ro trong Forex

Đối với các nhà đầu tư Forex chuyên nghiệp, có lẽ không còn xa lạ với thuật ngữ Hedging là gì nữa đúng không nào? Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, có thể đây vẫn còn là thuật ngữ mới mẻ. Hedging được biết đến là phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả trong đầu tư Forex. Như đã biết, thị trường Forex luôn không ngừng di chuyển và thay đổi. Nhà đầu tư khó lòng lường hết được những biến động dữ dội của thị trường. Có Hedging, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ trước những biến động tiêu cực. Chính vì vậy, nó được xem như một hình thức bảo hiểm trong ngoại hối. Đối với một trader muốn kiếm tiền từ Forex, tuyệt đối không thể bỏ qua công cụ này.

Về bản chất, Hedging được định nghĩa như sau:

Hedging là phương thức đặt lệnh mà trong đó các trader sẽ thực hiện giao dịch trên cùng một cặp tiền tệ với cùng một khối lượng nhưng với hai lệnh đối nghịch nhau.

Lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu: Bạn thực hiện mua cặp tiền tệ ngoại hối USD/EUR với volume 1 lot. Lúc này, bạn cũng đồng thời bán ra cặp tiền tệ giao dịch này với cùng khối lượng mua. Khi thị trường đột ngột thay đổi xu hướng, bạn sử dụng Hedging. Nhờ có lệnh này, dẫu thị trường có đảo chiều tăng hay giảm thì vị thế giao dịch của bạn vẫn được bảo đảm cho tới khi có cơ hội lý tưởng.

Có nên sử dụng công cụ này trong Forex?

Có nên sử dụng công cụ này trong Forex
Hedging giúp hạn chế rủi ro hiệu quả, nhà đầu tư nên sử dụng khi thị trường biến động mạnh

Thị trường Forex luôn có tính biến động cao, trong khi đó, Hedging lại giúp hạn chế rủi ro hiệu quả. Có thể thấy, câu hỏi này không khó để trả lời. Nếu muốn hạn chế tối đa rủi ro thì tốt nhất nhà đầu tư nên sử dụng lệnh này. Tuy nhiên, không phải lúc nào Hedging cũng phát huy hiệu quả đâu nhé. Thực tế, chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm mới tận dụng tốt công cụ này. Còn traders mới tham gia vào thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Để tận dụng hiệu quả công cụ này, nhà đầu tư mới cần lưu ý về cách sử dụng của nó. Có khá nhiều không phải là tận dụng mà chỉ đang lạm dụng công cụ để mua bán “loạn xạ”. Việc đặt lệnh mua bán tùy ý không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào chỉ là đang trading “vô ý thức” mà thôi. Hơn nữa, cần biết rằng tất cả các lệnh Hedging đều tốn phí. Nếu đặt quá nhiều lệnh này chỉ làm mức phí giao dịch của bạn bị “độn” cao thêm. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng công cụ này khi đã có chiến lược giao dịch và nền tảng kiến thức vững chắc.

Thực tế, hiệu quả của việc sử dụng Hedging còn phụ thuộc vào điều kiện và mục đích của mỗi nhà đầu tư. Mặc dù nó là phương pháp giảm thiểu rủi ro nhưng traders cũng chớ chủ quan. Đừng bao giờ quên đặt lệnh dừng lỗ và chốt lời để bảo toàn số tiền đầu tư của mình.

Các chiến lược Hedging Forex

Hiện nay, chiến lược Hedging đã được nhiều nhà đầu tư áp dụng hiệu quả. Nếu muốn sử dụng, nhà đầu tư cần lựa chọn sàn Forex cho phép Hedging nhé. Bởi nếu không, sàn sẽ nghi ngờ giao dịch của bạn là gian lận và khóa tài khoản giao dịch của bạn đấy. Dưới đây, mình sẽ giới thiệu ba chiến lược Hedging Forex mà bất kỳ traders nào cũng không thể bỏ qua.

Có thể bạn quan tâm: Swing trading có gì khác biệt so với Day trading, Scalping?

Hedging trực tiếp

Hedging trực tiếp
Đặt lệnh mua và lệnh bán cùng một cặp tiền tệ ngoại hối

Hedging trực tiếp được xem là chiến lược đơn giản nhất, với chiến lược này, nhà đầu tư có thể đặt cả lệnh mua và lệnh bán cùng một cặp tiền tệ ngoại hối cùng thời điểm. Lưu ý là khối lượng giao dịch của hai lệnh mua và bán này có thể khác nhau.

Lấy ví dụ về cặp tiền tệ ngoại hối GBP/USD. Ban đầu bạn dự đoán cặp tiền tệ này sẽ có xu hướng tăng. Vì vậy, bạn quyết định đặt lệnh mua cặp tiền tệ với khối lượng 1 lot. Nhưng do đồng bảng Anh GBP đang gặp một bất lợi có thể ảnh hưởng đến giá. Bạn sử dụng Hedging trực tiếp bằng cách đặt thêm một lệnh bán với volume 0.7 lot.

Trường hợp cặp tiền tệ ngoại hối GBP/USD di chuyển tăng đúng như bạn kỳ vọng ban đầu. Tức là vị thế mua 1 lot có lời còn vị thế bán 0.7 lot bị lỗ. Lúc này, bạn sẽ đóng lệnh bán GBP/USD 0.7 lot. Mặc dù, bạn phải trả một khoản phí nhất định cho lệnh bán này, tuy nhiên bù lại, bạn sẽ nhận được lợi nhuận của lệnh mua 1 lot trong dài hạn.

Trường hợp thị trường biến động không như kỳ vọng, tức cặp tiền tệ ngoại hối GBP/USD giảm giá. Lúc này, lệnh mua sẽ được đóng còn lệnh bán 0.7 lot được khớp. Lúc này, nhờ việc mở thêm một lệnh bán mà bạn giảm được một khoản lỗ lớn.

Hedging với nhiều cặp tiền tệ

Đối với chiến lược này, chúng ta sẽ bảo vệ cặp tiền tệ ngoại hối bằng một cặp tiền khác. Để thực hiện chiến lược Hedging này, trước tiên, traders cần tìm được cặp tiền tệ ngoại hối làm “rào chắn”. Yêu cầu là cặp tiền tệ này phải có mối liên hệ chặt chẽ với cặp tiền tệ traders muốn giao dịch. Mối liên hệ có thể là tương quan cùng chiều hoặc cũng có thể là tương quan ngược chiều. Trường hợp cùng chiều, nhà đầu tư đặt hai lệnh đối nghịch nhau, ngược lại nếu ngược chiều thì nhà đầu tư đặt hai lệnh giống nhau.

Vậy làm thế nào để xác định được các cặp tiền tệ cùng chiều hay ngược chiều? Để xác định, nhà đầu tư thường sử dụng đến ma trận tương quan Correlation Matrix.

Ví dụ: Ban có ý định đặt lệnh mua cặp tiền tệ ngoại hối GBP/USD. Sau khi sử dụng Correlation Matrix, bạn xác định được cặp USD/CAD có mối tương quan ngược chiều với GBP/USD. Do đó, bạn đặt lệnh mua cặp tiền tệ USD/CAD với mục đích làm rào chắn cho GBP/USD.

Hedging với Option Contract

Hedging với Option Contract
Hedging với Option Contract là chiến lược giao dịch phổ biến

Đối với chiến lược Hedging với Option Contract, nhà đầu tư tham khảo cách thực hiện sau:

– Nếu đặt lệnh mua thì nhà đầu tư thực hiện Hedging bằng cách bán Option mua/mua Option bán.

– Nếu đặt lệnh bán thì nhà đầu tư thực hiện Hedging bằng cách bán Option bán/mua Option mua.

Lấy ví dụ minh họa đối với lệnh mua cặp tiền tệ ngoại hối GBP/USD, giá 1.37. Để Hedging, nhà đầu tư bán Option Contract bán cặp tiền tệ này với giá 1.2.

– Trường hợp GBP/USD tăng giá, nhà đầu tư chốt lời lệnh mua, đồng thời bỏ Option bán.

– Trường hợp GBP/USD giảm giá, nhà đầu tư có quyền bán cặp tiền tệ ngoại hối này với mức giá đã thỏa thuận. Đương nhiên, lệnh mua với giá 1.37 bị lỗ, hơn nữa, nhà đầu tư còn chi trả phí Option Contract. Tuy nhiên, lệnh bán với giá 1.2 được thực hiện theo chiến lược Hedging có thể bù lại khoản lỗ và phí Option Contract.

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng

Những sai lầm thường gặp khi sử dụng
Nhà đầu tư cần tránh đặt Hedging “loạn xạ”, “vô pháp”

Thực tế, có không ít nhà đầu tư sử dụng Hedging nhưng không thành công. Nguyên nhân chính là do nhà đầu tư đã mắc phải một số sai lầm khi sử dụng công cụ này.

Sử dụng “loạn xạ”, không xác định được xu hướng

Thông thường, nhà đầu tư mới hoặc thiếu tự tin sẽ gặp phải sai lầm này. Sau khi đặt lệnh mua, giá cặp tiền tệ giảm nên nhiều người thường không dám cắt lỗ vì sợ giá lại tiếp tục lao dốc. Họ quyết định giao dịch theo chiến lược Hedging bằng cách đặt một lệnh bán tương ứng. Khi giá tiếp tục lao dốc, nhà đầu tư sẽ thực hiện đóng lệnh bán này để thu về chút lợi nhuận. Nhưng đôi khí giá lại tiếp tục lao dốc đến khi nhà đầu tư cháy cả lệnh mua ban đầu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Hedging đúng lúc giá sắp đảo chiều tăng.

Với cách đặt lệnh như trên, nhà đầu tư rất dễ bị mất phương hướng, dẫn đến đặt lệnh mua bán “loạn xạ”. Mà mỗi Hedging, nhà đầu tư đều sẽ trả phí, do đó, nếu Hedging “loạn xạ”, traders sẽ mất không ít phí đâu nhé.

Sử dụng “vô pháp”

Không ít nhà đầu tư cũng đang giao dịch theo kiểu “vô pháp” này, tức đặt lệnh mua/bán liên tục mà không dựa vào bất cứ căn cứ nào. Nhà đầu tư “mặc kệ” sự tăng giảm của giá ngoại hối, đặt lệnh liên tục cho đến khi có lãi. Đặt lệnh theo kiểu này mặc dù vẫn có nhiều lệnh thắng nhưng số lượng lệnh chưa đóng cũng không ít. Vậy lợi nhuận thu được từ lệnh thắng liệu có đủ bù đắp cho các khoản lỗ? Đương nhiên là không rồi, kết quả nhà đầu tư sẽ thua lỗ một số tiền không nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sử dụng
Không nên lạm dụng và hoàn toàn phụ thuộc vào công cụ

– Cần lưu ý là không phải sàn Forex nào cũng cho phép nhà đầu tư Hedging. Nếu bạn muốn sử dụng công cụ này cần chọn các sàn môi giới cho phép. Trường hợp lỡ Hedging tại sàn không cho phép, tài khoản giao dịch của bạn sẽ bị khóa ngay lập tức.

– Sự tương quan giữa các cặp tiền tệ ngoại hối không đảm bảo chính xác 100%. Do đó, nếu sử dụng chiến lược Hedging với nhiều cặp tiền tệ, bạn cần hết sức lưu ý. Trước khi bước vào giao dịch thật, bạn nên sử dụng tài khoản demo của sàn Forex để luyện tập trước. Bởi công cụ này không phải dễ sử dụng, nếu sử dụng không tốt, rất có thể bạn sẽ thua lỗ và chi trả nhiều khoản phí giao dịch.

– Sử dụng công cụ này cũng đồng nghĩa với việc bạn mở đồng thời hai lệnh khác nhau. Và đương nhiên, lúc này bạn sẽ chi trả khoản phí chênh lệch spread cho cả hai lệnh. Do đó, hãy lựa chọn các cặp tiền tệ ngoại hối có tính biến động thấp để giảm rủi ro.

– Khi chọn lệnh duy trì, bạn cần quyết đoán và tự tin với chiến lược giao dịch của mình.

– Không nên “ỷ y” lạm dụng và hoàn toàn phụ thuộc vào công cụ này. Chỉ nên sử dụng Hedging khi thị trường có tính biến động cao.

Tham khảo: Forex trading là gì? Ưu điểm và rủi ro khi Forex trading

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về phương pháp giảm thiểu rủi ro trong Forex, Hedging. Thực tế mà nói, rủi ro là yếu tố gần như không thể tránh khỏi khi tham gia thị trường tài chính, đặc biệt là ngoại hối. Việc sử dụng các phương pháp, chiến lược giảm thiểu rủi ro là điều kiện cần thiết. Hedging ra đời nhằm giúp nhà đầu tư Forex hạn chế được các rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, công cụ này được ví như “con dao hai lưỡi”, vì vậy, khi sử dụng, nhà đầu tư phải hết sức thận trọng.

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *