ChainLink là gì? Có nên đầu tư ChainLink Coin (LINK)?

Thị trường tiền điện tử được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tiềm năng phát triển trong năm nay. Theo số liệu thống kê từ các sàn tiền ảo, số lượng người đăng ký tài khoản từ đầu năm đến nay vẫn đang tăng dần đều. Liệu bạn có tìm được một đồng tiền ảo để đầu tư sinh lời chưa? Nếu chưa, bạn có thể tham khảo LINK – đồng tiền điện tử trong mạng lưới ChainLink được phát hành vào cuối năm 2017. Để tìm hiểu chi tiết về ChainLink là gì, LINK là gì, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây!

ChainLink là gì?

ChainLink là gì
ChainLink là chiếc cầu nối giúp liên kết tài nguyên bên ngoài với Smart Contract bên trong Blockchain

Khi Smart Contract được ETH hỗ trợ, Vitalik Buterin (người đồng sáng lập Ethereum và Bitcoin Magazine) đã tiến hành mở rộng mục đích sử dụng vào công nghệ chuỗi khối Blockchain. Tuy nhiên, việc mở rộng của Vitalik Buterin lại liên tục gặp nhiều vấn đề phát sinh. Cụ thể, các Smart Contract chỉ có thể quản lý dữ liệu trên chuỗi khối. Thực tế, có khá nhiều Smart Contract được xây dựng trên nền tảng ETH nhưng dường như thiếu một chiếc cầu nối.

Để giải quyết vấn đề này, nền tảng blockchain trung gian ChainLink ra đời. Sự có mặt của nền tảng này được xem như chiếc cầu nối giúp liên kết tài nguyên bên ngoài với Smart Contract bên trong chuỗi khối. Các tài nguyên và thông tin bên ngoài như API web, nguồn cấp dữ liệu hay các khoản thanh toán tài khoản ngân hàng truyền thống. ChainLink cho phép người dùng sử dụng tài nguyên, thông tin bên ngoài để tích hợp chúng vào chuỗi khối.

Có thể bạn quan tâm: Shiba Inu coin

Cách thức hoạt động và chức năng của ChainLink

Nền tảng blockchain này ra đời đặt ra mục tiêu là thực hiện các giải pháp mở rộng on-chain và off-chain. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể từng chức năng này:

Chức năng On-Chain

Chức năng On-Chain
Chức năng On-Chain trải qua ba bước: lựa chọn hệ quản trị, báo cáo dữ liệu, tập hợp kết quả

Giải pháp mở rộng trực tiếp đề cập đến các Smart Contract được xử lý trực tiếp trên chuỗi khối. Smart Contract được triển khai trên công nghệ chuỗi khối của nền tảng ETH. Chức năng của nó là xử lý yêu cầu của người dùng bằng cách sử dụng phần mềm quản trị data. Cụ thể, nó hoạt động theo cách thức: Người dùng truy cập data bên ngoài chuỗi bằng cách gửi một Contract đến mạng lưới ChainLink. Sau đó, chuỗi khối sẽ là nền tảng xử lý yêu cầu này trong Contract riêng của họ. Một Contract đầy đủ bao gồm:

– Hợp đồng danh tiếng có chức năng kiểm tra hồ sơ theo dõi của nhà cung cấp hệ quản trị. Việc kiểm tra này nhằm mục đích cho quá trình xác minh toàn vẹn.

– Hợp đồng khớp lệnh làm nhiệm vụ ghi lại thỏa thuận mức dịch vụ của người dùng trên mạng lưới. Đồng thời, nó sẽ thu nhập giá thầu từ nhiều nhà cung cấp khác để so sánh, đối chiếu.

– Hợp đồng tổng hợp có chức năng tập hợp tất cả dữ liệu các nhà cung cấp được chọn. Sau đó, thực hiện quá trình so sánh, đối chiếu để tìm ra nhà cung cấp hệ quản trị tối ưu nhất.

Tóm lại, với ba dạng hợp đồng như trên, chức năng on-chain của ChainLink được cụ thể hóa qua ba bước dưới đây:

Lựa chọn hệ quản trị

Lựa chọn hệ quản trị
Người dùng phải gửi một hợp đồng đến mạng lưới ChainLink

Đầu tiên, người dùng phải gửi một hợp đồng đến mạng lưới. Sau khi hợp đồng này được gửi đi, đồng nghĩa với việc người dùng đã xác định được yêu cầu tìm kiếm dữ liệu của mình. Những yêu cầu này có thể bao gồm, số lượng quản trị của nhà cung cấp, độ uy tín hay thông số dữ liệu… Người dùng cũng có thể tự mình chọn lọc các hệ quản trị sử dụng ChainLink.

Việc chọn và tìm kiếm bằng phương pháp thủ công không đem lại hiệu quả cao. Lúc này, bạn nên sử dụng một công cụ tự động để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm. Hệ quản trị có thể đặt giá thầu dựa trên thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) của hợp đồng. Một khi hợp đồng đã nhận được mức giá thầu phù hợp, nhà cung cấp hệ quản trị có mức giá thầu phù hợp sẽ được chọn. Như vậy, mọi thỏa thuận dịch vụ đã được bắt đầu.

Báo cáo dữ liệu

Sau khi lựa chọn hệ quản trị thành công, bước tiếp theo là báo cáo dữ liệu. Cụ thể, các nhà cung cấp hệ quản trị sẽ tiến hành thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, chúng phải truyền tải dữ liệu yêu cầu đến chuỗi khối để các node trên blockchain thực hiện quá trình xử lý.

Tập hợp kết quả

Để đảm bảo tính toàn vẹn cao cho data, hợp đồng tổng hợp sẽ thu thập toàn bộ dữ liệu mà các nhà đầu cung cấp trước đó đã gửi đến. Hợp đồng này sẽ xem xét và đối chiếu toàn bộ dữ liệu được cung cấp để đưa ra một sự lựa chọn tối ưu nhất.

Chức năng Off-Chain

Chức năng Off-Chain
Các nút quản trị Off-chain được kết nối với nền tảng ETH

Giải pháp mở rộng không trực tiếp Off-chain đề cập đến các nút quản trị Off-chain được kết nối với nền tảng ETH. Ở thời hiện hiện tại, nền tảng blockchain ChainLink chỉ kết nối với các Smart Contract của ETH; tuy nhiên, trong tương lai, nền tảng này có đề cập đến việc hợp tác với Smart Contract của nhiều mạng lưới khác ngoài Ethereum.

Các nút quản trị Off-chain này đảm nhận nhiệm vụ thu nhập data từ nguồn Off-chain theo yêu cầu trong hợp đồng mà người dùng gửi đến. Sau đó, chúng sẽ tiến hành xử lý dữ liệu thông qua phần mềm ChainLink Core. Phần mềm này cho phép tài nguyên và CSHT bên ngoài chuỗi tương tác với chuỗi khối bên trong. Sau khi xử lý xong dữ liệu, phần mềm này lại làm công việc truyền tải nó đến hợp đồng quản trị On-chain để tập hợp các kết quả. Dự án sẽ trả công cho các nhà điều hành hệ quản trị Off-chain bằng ChainLink coin (LINK).

Đội ngũ phát triển của dự án ChainLink

Cha đẻ của dự án ChainLink chính là Sergey Nazarov, ông cho biết đây là dự án đầu tiên của ông liên quan đến nền tảng chuỗi khối. Sergey giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng các mạng lưới ngang hàng peer-to-peer. Ông từng làm việc tại FirstMark Capital, tập đoàn đầu tư nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Ngoài Sergey Nazarov, chúng ta không thể bỏ qua các thành viên khác trong đội ngũ phát triển của dự án:

– Steve Ellis đảm nhận chức Giám đốc công nghệ (CTO – Chief Technology Officer) của dự án này. Steve trước đây là kỹ sư phần mềm tại công ty tư vấn phát triển phần mềm Pivotal Labs. Tại Pivotal Labs, Steve chủ yếu đảm nhận công việc bảo mật data và xây dựng phần mềm thanh toán tự động hóa. Steve Ellis từng thừa nhận mình là Fan hâm mộ nhiệt tình của BTC, ETH và DeFi.

– Dimitri Roche đảm nhận chức Kỹ sư phần mềm của dự án ChainLink. Trước đây, ông cũng là kỹ sư phần mềm của công ty tư vấn phát triển phần mềm Pivotal Labs. Ngoài Pivotal Labs, ông còn từng làm việc cho công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey.

– Mark Oblad đảm nhận chức Trưởng phòng điều hành của dự án ChainLink. Mark Oblad bắt đầu sự nghiệp tại Gunderson Dettmer, ông làm quản lý cho các quỹ phòng hộ hàng đầu trên thế giới.

Tìm hiểu về ChainLink Coin (LINK)

ChainLink Coin (LINK)
Đồng coin của dự án

LINK được biết đến là đồng tiền điện tử của mạng lưới phi tập trung của dự án. Đồng tiền điện tử này được phát hành vào cuối năm 2017. Giống với nền tảng của mình, ChainLink coin cũng hoạt động dưới nền tảng chuỗi khối của ETH theo tiêu chuẩn ERC-677.

Loại token của LINk là Utility với nguồn cung một tỷ. Mỗi đợt phát hành sẽ được chia làm ba phần: 30% cho đội ngũ phát triển của dự án; 35% dành cho chính sách khuyến khích các nhà khai thác nút; số còn lại sẽ được bán ra để gọi vốn.

Với việc bán ra khoảng 350,000,000 token để gọi vốn, nền tảng sẽ thu được khoảng 32,000,000 USD thông qua hai vòng: Pre-Sale và Public Sale. Giá ChainLink Coin ở vòng Pre-Sale đương nhiên thấp hơn so với vòng Public Sale. Cụ thể, vòng Pre-Sale chỉ có giá 0.09 USD, hơn nữa, người mua còn được bonus 20%. Còn giá bán ở vòng Public Sale lên đến 0.11 USD. Kế hoạch giải ngân số coin còn lại (khoảng 650,000,000) không được dự án đề cập đến.

Đồng coin này ra đời với mục đích thanh toán cho các nhà khai thác nút (Node Operator). Nhiệm vụ của các Node Operator là truy xuất, định dạng data từ data Off-chain mà mình đã đề cập ở trên.

Mua bán và lưu trữ ChainLink Coin bằng cách nào?

Mua bán và lưu trữ ChainLink Coin
Mua bán và lưu trữ ChainLink Coin

Hiện tại, có khá nhiều sàn giao dịch tiền ảo có cung cấp đồng tiền điện tử này. Ngoài những cái tên lớn như Binance, Huobi, OKEx… bạn có thể tìm đến các sàn nhỏ hơn như Bitrue, Bithumb, Mercatox, Bitkub… Trong đó, Binance vẫn là sàn tiền ảo cung cấp số lượng LINK lớn nhất. Nếu không quá tin tưởng vào các sàn nhỏ lẻ thì bạn vẫn có thể mua bán tại Huobi hoặc OKEx. Đây cũng là hai sàn giao dịch tiền ảo có độ uy tín tương đối cao.

Giống với USD coin, ChainLink cũng là token hoạt động theo tiêu chuẩn ERC-20. Do đó, bạn có thể tạo ví và lưu trữ chúng trên các ví Ethereum có hỗ trợ lưu trữ token ERC-20. Một số cái tên khá phổ biến như Ledger, Trezor, Trust Wallet, MyEtherWallet… Ngoài các ví này, bạn có thể lựa chọn cách lưu trữ trực tiếp tại ví của sàn tiền ảo. Nếu thường xuyên mua bán ChainLink Coin thì mình khuyên nên sử dụng ví này. Nhưng nếu bạn đầu tư LINK lâu dài thì sự lựa chọn an toàn nhất vẫn là ví ngoại tuyến (ví lạnh).

Có nên đầu tư đồng tiền điện tử ChainLink Coin không?

Có nên đầu tư đồng tiền ChainLink Coin
ChainLink Coin giàu tiềm năng, đặc biệt là sau khi MainNet khởi chạy thành công

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ChainLink là dự án rất tiềm năng. Nếu nhìn vào danh sách đối tác của dự án, bạn có thể bị “choáng” bởi toàn những các tên nổi tiếng như Google, Oracle, Polkadot… Hiện tại, trên thị trường tiền điện tử, ChainLink vẫn một mình đơn độc mà không có đối thủ nào. Bởi cho đến nay, vẫn chưa có dự án nào tự tạo ra thị trường riêng và giải quyết đúng nhu cầu của thị trường hiện tại. Cộng vào đó, nhu cầu sử dụng Hợp đồng thông minh trong doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng. Điều này phần nào làm thúc đẩy nhu cầu mua ChainLink Coin.

Hạn chế của dự án này đó là chưa có một lộ trình rõ ràng. Trước đó, dự án cam kết sẽ khởi chạy MainNet vào đầu năm 2018; tuy nhiên, cho đến năm nay, vẫn chỉ đang ở giai đoạn chạy thử. Dẫu vậy, LINK vẫn được đánh giá là đồng tiền điện tử có tiềm năng đầu tư dài hạn. Nhiều chuyên gia dự đoán nếu quá trình chạy thử của MainNet thành công, nhiều khả năng giá trị đồng LINK sẽ tăng mạnh.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong ChainLink là gì và đồng token LINK của dự án này. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định nhưng ChainLink được đánh giá cao trong tương lai; đặc biệt là sau khi MainNet khởi chạy thành công. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về dự án blockchain này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về nền tảng, đừng quên để lại bên dưới bên dưới nhé!

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *