Có lẽ đối với các nhà đầu tư tài chính, thuật ngữ CFD (Hợp đồng chênh lệch – Contract for Difference) không còn xa lạ nữa. Đây là một trong các hình thức đầu tư vô cùng phổ biến trên thị trường tài chính. Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về CFD là gì và cách giao dịch có thể giúp nhà đầu tư chinh phục thị trường đầu tư một cách dễ dàng. Nếu bạn cũng đang dành sự quan tâm cho loại hình thức đầu tư này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích CFD là gì và cách thức hoạt động của nó!
Mục lục
Hợp đồng chênh lệch CFD là gì?
Như tên gọi CFD hay hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference) là một dạng hợp đồng được thực hiện nhờ vào khoảng chênh lệch giá của tài sản tại thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh.
Theo định nghĩa trên, thực chất CFD cũng chỉ là một hình thức giao dịch thông thường như mọi hình thức khác trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư kiếm lời từ phần chênh lệch giá mở – đóng lệnh của một loại tài sản bất kỳ. Giống với cách giao dịch truyền thống, traders sẽ đánh giá xu hướng của một loại sản phẩm và kỳ vọng giá tăng sau khi mua. Nếu giá sản phẩm tăng lên như kỳ vọng, traders bán số sản phẩm giao dịch đó đi. Lúc này, traders nhận được khoản lời là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Ngược lại, nếu giá sản phẩm giảm, nhà đầu tư sẽ thua lỗ một phần chênh lệch tương tự.
Nghe giải thích trên thì thấy hình thức CFD có vẻ khá giống với giao dịch thông thường. Vậy thì điểm khác biệt của chúng là gì? Đó là trong các giao dịch CFD, nhà đầu tư không cần sở hữu sản phẩm, thậm chí không cần có một số vốn lớn.
Cách thức hoạt động của CFD
Hợp đồng chênh lệch tức là thỏa thuận giữa hai bên mua bán về giá của một sản phẩm giao dịch nhất định. Sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc, giá tăng so với thời điểm phát sinh hợp đồng thì người mua có lãi, ngược lại thì thua lỗ. Đương nhiên, số tiền thua lỗ này sẽ được chuyển cho người bán.
Trong giao dịch CFD cổ điển, nhà đầu tư sẽ mua một sản phẩm vì nghĩ rằng giá sẽ tăng trong tương lai. Thực chất, nhà đầu tư cũng có thể tham gia hình thức bán khống. Thay vì mua với kỳ vọng giá tăng, traders bán khi cho rằng giá sản phẩm giao dịch đó sẽ giảm trong tương lai. Như vậy, khi giao dịch với Hợp đồng chênh lệch, traders có thể mua bán trong cả hai xu hướng giá tăng – giảm.
Như đã đề cập, Hợp đồng chênh lệch hoàn toàn phụ thuộc vào mức giá mở và đóng hợp đồng. Tức nhà đầu tư chỉ thật sự lời hay lỗ khi hợp đồng đã được đóng. Nếu nhà đầu tư chưa đóng hợp đồng, không thể chưa ra khẳng định là giao dịch thắng hay thua, lãi hay lỗ được.
Xem thêm: CNY là gì? Có thể đổi Nhân dân tệ sang tiền Việt ở đâu?
Ví dụ về CFD
Chúng ta sẽ lấy ví dụ cụ thể về vàng, một sản phẩm khá phổ biến trong thị trường CFD. Bạn muốn mua vàng để đầu tư, mức giá ở thời điểm hiện tại: 1670 USD/ounce. Bạn tin rằng ba ngày nữa giá vàng sẽ tăng nên đã đặt lệnh mua.
– Ba ngày sau, giá vàng tăng lên đúng như dự đoán của bạn. Giá vàng lúc này tăng 20 USD/ounce, tức đạt mức 1690 USD/ounce. Sau khi thấy mức giá tăng như dự kiến, bạn đóng lệnh. Phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 20 USD/ounce. Đây cũng chính là phần lãi mà bạn thu được sau khi giao dịch thành công.
– Nhưng nếu không may, ba ngày sau, giá vàng giảm xuống chỉ còn 1650 USD/ounce. Lúc này, bạn lo lắng giá vàng sẽ tiếp tục lao dốc thì quyết định đóng lệnh. Phần chênh lệch 20 USD/ounce chính là khoản tiền mà bạn đã thua lỗ.
– Trường hợp giá vàng giảm như trên nhưng bạn tin rằng giá sẽ đảo chiều tăng trong tương lai. Cho nên, bạn không đóng lệnh mà quyết định ôm lệnh. Lúc này, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Nếu giá vàng tăng trở lại, cao hơn mức giá phát sinh hợp đồng, bạn có lãi. Tuy nhiên, nếu giá vàng cứ tiếp tục giảm đến khi tài khoản của bạn không đủ sức ôm lệnh nữa. Số tiền bạn mất không phải chỉ 20 USD/ounce như lúc đầu mà nguy cơ cháy tài khoản rất cao.
Đặc điểm của giao dịch CFD là gì?
Hợp đồng chênh lệch thực chất là một sản phẩm phái sinh trên thị trường tài chính. Vậy sản phẩm phái sinh được hiểu như thế nào? Tức nhà đầu tư kiếm lời dựa trên biến động giá mà không sở hữu sản phẩm thật.
Ví dụ, bạn mua vàng với mức giá 50 triệu/lượng. Bạn sẽ sở hữu 1 lượng vàng nếu đã thanh toán đầy đủ tiền cho cửa hàng kinh doanh. Đây là cách thức giao dịch “tiền trao cháo múc” truyền thống. Nhưng với CFD thì hoàn toàn khác nhau, bạn không hề sở hữu 1 lượng vàng này. Vẫn là mua vàng với mức giá như trên, nhưng thực tế, bạn chỉ mua chỉ số giao dịch của vàng mà thôi. Chỉ khi bạn đóng lệnh, tức hợp đồng hoàn tất, bạn mới có thể kiếm lời nếu giá vàng tăng.
Trong giao dịch CFD, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận của mình. Lưu ý rằng, mặc dù không sở hữu sản phẩm thật nhưng số tiền mất là thật nhé. Vì vậy, hết thật sự cẩn trọng khi tham gia giao dịch với Hợp đồng chênh lệch!
Sản phẩm có thể giao dịch dưới dạng CFD
Thông thường, các sàn Forex sẽ là nơi cung cấp giao dịch CFD. Sản phẩm giao dịch phụ thuộc hoàn toàn vào sàn Forex này. Bởi không phải sàn giao dịch nào cũng cung cấp các sản phẩm khác nhau. Hầu như với tất cả danh mục sản phẩm có mặt trên thị trường Forex đều có thể giao dịch CFD. Đương nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chính sách của sàn giao dịch.
– Ngoại hối: Các cặp tiền tệ phổ biến như EUR/USD, GBP/USD, GBP/JPY, USD/JPY, USD/CHF….
– Cổ phiếu: Đây là sản phẩm được lựa chọn phổ biến trên thị trường CFD. Số lượng mã cổ phiếu sẽ tùy thuộc vào từng sàn giao dịch. Một trong những sàn Forex hỗ trợ giao dịch CFD cổ phiếu tốt nhất là IC Markets. Không chỉ cung cấp số lượng lớn cổ phiếu, IC Markets còn cho phép nhà đầu tư hưởng cổ tức. Để tìm hiểu kỹ hơn về hưởng cổ tức tại sàn ICMarkets, tham khảo bài viết:
- Đánh giá chi tiết sàn IC Markets
– Chỉ số: Một số nhóm chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới như SP500, UK100, US30, AUS220, EU50, UK100… đều có thể giao dịch CFD.
– Tiền điện tử: Có thể giao dịch Hợp đồng chênh lệch trên các loại coin BTC, ETH, XLM, XRP…
– Hàng hóa: Các mặt hành nông sản cà phê, bông, ngô, cao su… và các mặt hàng kim loại: vàng, bạc…
Ai cung cấp hợp đồng CFD?
Sàn giao dịch Forex chính là nơi cung cấp hợp đồng CFD, hay nói chính xác hơn là nơi trung gian nhận lệnh của nhà đầu tư. Để giao dịch CFD tại một sàn Forex bất kỳ, trước tiên bạn cần tìm hiểu broker đó có hỗ trợ giao dịch CFD hay không. Bởi không phải sàn Forex nào cũng cung cấp giao dịch Hợp đồng chênh lệch đâu nhé.
Sau khi đã chọn được sàn Forex và CFD, hãy đăng ký mở tài khoản giao dịch. Hoàn tất thủ tục đăng ký và nạp tiền vào tài khoản, bạn có thể giao dịch tại sàn, cụ thể là đặt lệnh và kiếm lời. Nếu bạn giao dịch thành công, có lãi, số tiền nhận được sẽ được cộng tự động vào tài khoản của sàn. Đương nhiên, bạn có thể rút số tiền này về ví của mình. Ngược lại, nếu giao dịch thất bại, số tiền thua lỗ sẽ bị trừ vào tài khoản giao dịch. Sàn giao dịch chính là người nhận được số tiền bạn đã thua lỗ.
Yếu tố tác động đến CFD là gì?
Khi tham gia đầu tư Hợp đồng chênh lệch, bạn cần nắm vững các yếu tố tác động đến CFD là gì. Có ba yếu tố chi phối một Hợp đồng chênh lệch bao gồm: Đòn bẩy, ký quỹ, spread và commission.
Mức đòn bẩy
Đòn bẩy tài chính là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp traders mở lệnh giao dịch chỉ với số vốn ít ỏi. Không có công cụ này, bạn sẽ phải sử dụng một nguồn vốn lớn để mở lệnh. Nếu vậy thì thị trường CFD đã chẳng còn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa, đúng không nào? Giao dịch CFD mà không sử dụng đòn bẩy chẳng khác nhau “ăn cơm thiếu nước mắm” cả.
Mặc dù là công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng bạn cần lưu ý rủi ro của nó. Như đã biết, nếu sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy càng cao, đồng nghĩa với rủi ro càng cao. Đây là nguyên nhân chính làm nhà đầu tư cháy tài khoản khi giao dịch CFD. Một lời khuyên cho bạn là nên sử dụng đòn bẩy phù hợp.
- Xem thêm bài viết về Đòn bẩy tài chính
Ký quỹ
Hiểu đơn giản là số tiền mà bạn bỏ ra để thế chấp cho broker khi mở lệnh giao dịch dùng đòn bẩy. Mức ký quỹ hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ đòn bẩy mà bạn đã chọn. Tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.
Ví dụ, bạn sử dụng tỷ lệ đòn bẩy 1:50 cho giao dịch Hợp đồng chênh lệch của mình. Bạn đặt một lot giao dịch vàng với giá trị 2.000 USD/ounce. Một lot vàng tương đương 50 ounce vàng, như vậy lúc này, số tiền ký quỹ cả bạn khoảng 3504 USD/lệnh. Nhưng nếu giao dịch với số lot vàng trên nhưng đòn bẩy 1:500, bạn chỉ cần ký quỹ số tiền khoảng 350.4/lệnh.
Spread và commission
Mức spread và commission sẽ phụ thuộc vào mỗi sàn giao dịch. Đây cũng là hai nguồn thu chính của bất kỳ một sàn Forex nào. Sàn là nơi cung cấp các dịch vụ giao dịch Hợp đồng chênh lệch, do đó, sàn sẽ nắm giữ toàn bộ số tiền giao dịch bạn nạp vào tài khoản. Để giảm thiểu rủi ro mất tiền, bạn nên lựa chọn các sàn Forex uy tín.
- Xem thêm các sàn Forex uy tín năm 2022
Trên thị trường chứng khoán, phí giao dịch chỉ bị trừ khi bạn kết thúc lệnh của mình. Nhưng trong thị trường CFD, broker sẽ trừ phí giao dịch ngay khi bạn vừa thực hiện mở lệnh. Một số sàn Forex có cung cấp tài khoản miễn phí commission cho người dùng. Nếu lựa chọn các tài khoản dạng này, bạn sẽ chỉ tốn mức phí spread cho giao dịch. Nếu spread càng lớn thì số tiền sàn kiếm được từ các lệnh giao dịch càng nhiều. Bất kể là giao dịch thắng hay thua, nhà đầu tư hầu như đều mất hai khoản phí này.
Thông thường, cả hai khoản phí spread và commission đều được tính trực tiếp trên giá. Điều này tạo cho nhà đầu tư cảm giác broker cung cấp dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vậy đâu nhé, lời khuyên cho bạn là hãy lựa chọn sàn Forex có spread thấp để giảm thiểu chi phí.
- Xem thêm: Sàn forex có phí spread thấp
Ưu, nhược điểm của giao dịch CFD là gì?
Ưu điểm:
– Nhà đầu tư không cần sở hữu tài sản thật nhưng vẫn có thể kiếm tiền.
– Với đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư không cần bỏ ra nhiều vốn vẫn có thể mở lệnh giao dịch với khối lượng lớn.
– Đối với giao dịch CFD, traders được mua bán cả hai chiều. Ngoài trường hợp mua khi nghĩ rằng giá tăng, traders vẫn có thể thực hiện bán khống như trong chứng khoán.
– Nhà đầu tư có thể giao dịch bất kỳ lúc nào ở bất cứ đâu vì giao dịch không phân biệt đối tượng. Tất cả nhà đầu tư không có hoặc có kinh nghiệm đều có thể kiếm lời từ CFD.
Nhược điểm:
– Hạn chế lớn nhất của giao dịch CFD chính là nó giống như một giao dịch ảo. Nhà đầu tư không sở hữu sản phẩm cũng không cần nhiều vốn tham gia. Mọi hoạt động giao dịch đều thông qua mạng Internet. Điều này làm dấy lên sự hoài nghi về độ an toàn của nó.
Lời kết
CFD là hình thức đầu tư hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn. Với điểm bất cập trên, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát toàn bộ lệnh giao dịch, đặc biệt là trong giai đoạn mới tham gia thị trường. Để tăng hiệu suất sinh lời, hãy trang bị cho mình nền tảng kiến thức CFD là gì thật vững chắc. Thêm vào đó, sàn Forex nào cũng cung cấp tài khoản Demo, hãy tập giao dịch với loại tài khoản này trước khi tham gia vào môi trường thật.
Tổng hợp: trangtienao.com