CJC Markets có uy tín không? Đánh giá sàn CJC Markets 2022

Ở chuyên mục Sàn giao dịch, chúng tôi đã giới thiệu và đánh giá khá nhiều nhà môi giới rồi. Bạn đã tìm được môi trường giao dịch lý tưởng phù hợp với riêng mình chưa? Nếu chưa, hãy tiếp tục tham khảo bài viết này, chúng tôi sẽ “điểm mặt chỉ tên” thêm một sàn giao dịch uy tín nữa, đó là CJC Markets. Đây không phải là sàn giao dịch mới mẻ nữa, bởi vì nó đã ra mắt thị trường từ 18 năm trước rồi. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, nhà môi giới CJC Markets Global chỉ mới nổi lên trong giai đoạn từ cuối 2019 đến nay.

Tổng quan về CJC Markets Global

Tổng quan về CJC Markets Global
CJC Markets bắt đầu tiếp cận thị trường Việt Nam từ năm 2019

CJC Markets là nhà môi giới Forex và chứng khoán thuộc sở hữu của tập đoàn tài chính Carrick Just Capital Markets Limited ở New Zealand. Sàn giao dịch này đã ra đời vào năm 2004 nhưng chưa có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam. Mãi đến cuối năm 2019, CJC Markets Global mới mở rộng quy mô và đưa ra các chiến lược quảng bá rầm rộ nhằm tiếp cận cộng đồng đầu tư Việt.

Cho đến nay, quy mô hoạt động và phát triển của sàn đã khá rộng lớn. Hiện, sàn xây dựng khá nhiều văn phòng giao dịch tại Châu Âu, Châu Á. Tại Việt Nam, sàn CJC Markets cũng sở hữu hai văn phòng giao dịch tại Hà Nội và TP. HCM. Điều này ít nhiều chứng tỏ được sàn đã thành công trong việc mở rộng quy mô tại thị trường Việt.

Có thể bạn quan tâm: BDSwiss là gì? Những nhận định về sàn BDSwiss năm 2022

CJC Markets có uy tín không?

Sàn giao dịch này không sở hữu thế mạnh về hồ sơ pháp lý. Bởi sàn mới chỉ được cấp phép từ hai cơ quan tài chính là FMA và FINTRAC. Có lẽ đối với nhiều nhà đầu tư, hai cơ quan này nghe qua vô cùng xa lạ. FMA chính là cơ quan quản lý tài chính của nước sở tại (New Zealand). Cơ quan này cũng đưa ra yêu cầu về cơ chế tách biệt tài khoản, trong khi đó, số vốn tối thiểu phải được duy trì ở mức 1 triệu USD. Điều đáng nói là FMA không hề đưa ra quy định nào về mức đòn bẩy như ASIC, FCA hay CySEC… Còn FINTRAC được biết đến là Trung tâm phân tích báo cáo và giao dịch tài chính Canada.

Mặc dù hồ sơ pháp lý không có quá nhiều điểm đặc biệt nhưng với sự bảo chứng từ FMA, chúng tôi có lý do để tin tưởng CJC Markets uy tín. Mặc dù sàn không sở hữu các giấy phép “quyền lực” như ASIC, FCA hay CySEC nhưng công ty ký quỹ của sàn lại được cấp phép bởi ASIC. Điều này có thể phần nào chứng minh cho độ tin cậy của sàn giao dịch này.

Sản phẩm giao dịch tại CJC Markets Global

Sản phẩm giao dịch tại sàn
Tài khoản ECN có tốc độ khớp lệnh nhanh, nền tảng thân thiện

Danh mục sản phẩm tại sàn khá đa dạng, bao gồm:

– Forex: 28 cặp tiền tệ

– Crypto: 14 loại coin

– Kim loại: vàng (XAU/USD), bạc (XAG/USD)

– Năng lượng: dầu thô WTI, Brent

– Chỉ số: 13 chỉ số chứng khoán

– Cổ phiếu: Đây là một trong các danh mục sản phẩm đa dạng nhất của CJC Markets. Sàn cung cấp khá nhiều mã cổ phiếu Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Do đó, CJC được đánh giá là môi trường giao dịch chứng khoán tốt với nhiều điều kiện hấp dẫn.

  • Cổ phiếu Hoa Kỳ: 42 mã
  • Cổ phiếu châu Âu: 30 mã
  • Cổ phiếu châu Á: 30 mã

Mặc dù không cung cấp số lượng sản phẩm giao dịch những trải đều ở các danh mục. Trong đó, số lượng cặp tiền tệ ngoại hối, tiền điện tử, chỉ số và cổ phiếu ở mức tương đối. Điểm hạn chế của sàn đó là chưa cung cấp danh mục hàng hóa nông sản, một trong các sản phẩm phổ biến trên thị trường tài chính hiện nay.

Tài khoản giao dịch tại sàn

Giống với VT Markets, sàn giao dịch này chỉ cung cấp hai tài khoản chính bao gồm: Standard và ECN. Cả hai tài khoản này được quy định spread, commission và đòn bẩy khác nhau. Còn các điều kiện giao dịch khác thì hoàn toàn tương tự.

– Đối với tài khoản ECN, nhà đầu tư được khớp lệnh nhanh với mức giá tốt bởi sàn sẽ tham khảo các mức báo giá từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản.

– Đối với tài khoản Standard, commission thường thấp hơn so với ECN (hoặc miễn phí). Tuy nhiên, mức phí chênh lệch spread thường sẽ cao hơn tài khoản ECN. Bởi đối với ECN, nhà môi giới chủ yếu kiếm doanh thu từ commission.

Cả hai tài khoản đều yêu cầu mức nạp tối thiểu từ 100 USD, đòn bẩy tối đa 1:400. Volume lệnh tối thiểu và tối đa lần lượt là 0.01 và 100 lot.

Ngoài hai tài khoản chính, CJC Markets còn cung cấp tài khoản MAM và PAMM, tài khoản copy trade. Tài khoản MAM và PAMM dành cho việc ủy thác và quản lý tài khoản. Còn tài khoản copy trade cung cấp dịch vụ sao chép giao dịch của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tài khoản copy trade thực chất là tài khoản chính Standard hoặc ECN. Nhà đầu tư đăng ký trở thành follower để thực hiện việc sao chép giao dịch người khác. Đăng ký trở thành Master, cho phép người khác giao dịch để kiếm tiền.

Đòn bẩy tối đa tại sàn

Đăng ký tài khoản tại sàn
Bắt đầu đăng ký tài khoản Demo để trải nghiệm giao dịch

Đòn bẩy tối đa tại sàn CJC Markets tương đối thấp, chỉ ở mức 1:400. Mức tỷ lệ đòn bẩy sẽ phụ thuộc vào từng danh mục sản phẩm giao dịch, cụ thể:

– Tỷ lệ tối đa 1:400 dành cho cặp tiền tệ, chỉ số, kim loại và năng lượng

– Tỷ lệ đòn bẩy 1:10 dành cho các mã cổ phiếu châu Âu và châu Á.

– Tỷ lệ 1:5 dành cho các mã cổ phiếu Hoa Kỳ và Crypto.

Lời kết

Với số lượng sàn giao dịch trên thị trường hiện nay, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn. Điều này cũng gây khó khăn khiến traders khó đưa ra quyết định lựa chọn. Thông qua bài viết CJC Markets Review, có thể thấy, so với mặt bằng chung, điều kiện giao dịch của sàn không có gì quá nổi bật. Nếu bạn muốn tham gia giao dịch tại sàn, tốt nhất, nhà đầu tư nên đăng ký tài khoản Demo tại CJC Markets để trải nghiệm trước!

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *