Hỗ trợ và kháng cự là gì? Hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả

Bất cứ traders nào tham gia giao dịch ngoại hối hay chứng khoán đều sẽ biết đến hai thuật ngữ hỗ trợ và kháng cự. Đây là kiến thức cơ bản và là yếu tố không thể thiếu trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật tài chính. Mặc dù vậy, rất nhiều traders vẫn chưa hiểu rõ sự quan trọng của hai thuật ngữ này nên thường tìm hiểu qua loa. Do đó, họ vẫn chưa thể xác định đúng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để vào lệnh chuẩn xác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về hai ngưỡng này cũng như cách xác định chúng.

Có thể bạn quan tâm: Các loại mô hình nến Doji

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là gì
Hỗ trợ kháng cự là kiến thức cơ bản trong phân tích thị trường tài chính

Hỗ trợ và kháng cự là các mức, vùng hoặc ngưỡng nằm ngang kết nối các đỉnh cao của giá hoặc các đáy thấp của giá.

Bạn có thể xem hình minh họa ở trên để có thể xác định được hai đường này. Tại đỉnh cao nhất của đường giá, chúng ta gọi đó là kháng cự. Lúc này thị trường đang uptrend và có xu hướng điều chỉnh giảm. Khi giá chạm vào đỉnh cao nhất này, các traders thường vào lệnh SELL. Ngược lại, tại điểm thấp nhất của đường giá, chúng ta gọi đó là hỗ trợ. Lúc này thị trường đang downtrend và có xu hướng điều chỉnh tăng. Khi giá chạm đến điểm thấp nhất này, các traders thường vào lệnh BUY.

Hỗ trợ và kháng cự được hình thành khi thị trường đảo chiều tăng/giảm và tạo ra các đỉnh/đáy kế tiếp. Chúng hình thành và có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hai ngưỡng này còn được xem là vùng giao đấu giữa hai bên mua-bán. Hai bên đang giằng co với nhau, bên nào mạnh hơn thì sẽ di chuyển theo kỳ vọng của bên đó. Do vậy, qua hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, chúng ta có thể nhận biết được mức độ tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.

Các loại hỗ trợ kháng cự

Khi tham gia phân tích kỹ thuật thị trường tài chính, bất cứ nhà đầu tư nào cũng sẽ phải học cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự. Chúng được xem là công cụ hỗ trợ tốt nhất dành cho các traders trên thị trường này. Dựa theo cách chúng được hình thành và hoạt động, các chuyên gia thường chia hỗ trợ và kháng cự thành các loại như sau:

Hỗ trợ kháng cự theo xu hướng

Loại này được hình thành khi chúng ta nối hai đỉnh – hai đáy kế tiếp nhau tạo thành các đường thẳng song song. Từ các đường thẳng này mới hình thành các đường kênh xu hướng mới. Khi thị trường di chuyển theo hướng đi xuống, tại các đỉnh ở phía sau, traders thực hiện lệnh SELL. Ngược lại, khi thị trường di chuyển theo hướng đi lên, tại các đáy phía sau, traders thực hiện lệnh BUY. Tóm lại, trong xu hướng xuống, traders chỉ nên bán còn trong xu hướng lên, traders chỉ nên mua.

Hỗ trợ kháng cự theo đường MA

Thực chất, traders có thể dùng MA để xác định hai ngưỡng này. Trong xu hướng xuống, các đỉnh có thể bị kháng cự bởi đường MA. Còn ngược lại, trong xu hướng lên, các đáy được hỗ trợ bởi đường MA. Cần lưu ý rằng hai ngưỡng này sẽ không được kẻ thẳng như mô hình trên. Bởi chúng được hình thành do sự biến động của đường MA.

Hỗ trợ kháng cự theo Fibonacci

Nhà đầu tư có thể dựa vào các tỷ lệ của dãy Fibonacci để xác định mức ngưỡng hỗ trợ, kháng cự. Như đã biết, các tỷ lệ của dãy này được quy định tại các mức 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%. Dựa vào các con số này, chúng ta hoàn toàn có thể xác định hai hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Thông thường, tỷ lệ phổ biến nhất của dãy Fibonacci là ở mức 50%.

Hỗ trợ kháng cự theo vùng giao dịch

Hỗ trợ kháng cự theo vùng giao dịch
Hỗ trợ kháng cự theo vùng giao dịch (trading range)

Loại này có đặc điểm khác biệt một chút so với các loại trên. Đó là giá hình thành các đỉnh sau bằng đỉnh trước đó. Từ các đỉnh này có thể kẻ thành một đường thẳng nằm ngang (kháng cự). Tương tự với đáy, giá sẽ hình thành các đáy sau bằng đáy trước. Từ các đáy này có thể kẻ thành một đường nằm ngang (hỗ trợ). Hai đường thẳng nằm ngang sau khi kẻ có đặc điểm song song nhau. Nếu giá chạm đến đường kháng cự thì traders thực hiện lệnh SELL. Giá chạm đến đường hỗ trợ thì traders thực hiện lệnh BUY. Hai đường hỗ trợ và kháng cự được hình thành như vậy cho đến hết vùng giao dịch.

Hỗ trợ kháng cự theo GAP

GAP được biết đến là khoảng trống trong biểu đồ phân tích, nó được hình thành khi giá chốt phiên và mở phiên thay đổi một cách đột ngột. Sau sự thay đổi này, giá sẽ phục hồi đến giữa khoảng trống GAP rồi lao xuống theo xu hướng. Chúng ta có thể dựa vào điểm này để xác định được hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Hỗ trợ kháng cự tại các mức giá tròn

Mức giá tròn được hiểu đơn giản là các mức giá được làm tròn đến hàng chục, hàng trăm hoặc hàng nghìn… Ví dụ như: 1.1550, 1.1500, 1.1000…. Hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ được hình thành tại những mức giá được làm tròn này.

Hỗ trợ kháng cự theo khung thời gian lớn nhỏ kết hợp

Đây là loại hỗ trợ kháng cự cuối cùng và cũng là loại quan trọng nhất. Chúng ta có thể xác định được hai ngưỡng này khi sử dụng trong khung thời gian lớn. Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng khung Daily hoặc Weekly. Ví dụ ở khung Weekly, nhà giao dịch dễ dàng có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường. Do sử dụng khung thời gian lớn nên khoảng cách giữa các đỉnh và đáy sẽ lớn lớn, đồng thời các tín hiệu cũng xa hơn. Từ các đỉnh và đáy này, kẻ các đường thẳng nằm ngang. Lưu ý, các điểm đi qua không cần độ chính xác 100%, chỉ cần tương đối là được rồi.

Tiếp theo, chúng ta thực hiện thu hẹp khung thời gian nhỏ hơn, cụ thể là khung Daily. Đây là khung chính để các nhà giao dịch thiết lập kế hoạch giao dịch của mình. Tại khung này, nhà giao dịch sẽ có cái nhìn chi tiết hơn, thấy rõ các điểm hỗ trợ và kháng cự rõ hơn so với Weekly.

Hướng dẫn cách giao dịch với đường hỗ trợ và kháng cự

Nhà đầu tư có thể sử dụng cách giao dịch cơ bản là đặt lệnh tại vùng hỗ trợ kháng cự. Bên cạnh đó, nếu sử dụng kết hợp thêm một số công cụ khác hoặc chờ giá re-test thì độ chính xác sẽ cao hơn. Chi tiết về các cách giao dịch, chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần nội dung bên dưới!

Đặt lệnh tại vùng hỗ trợ và kháng cự

Đặt lệnh tại vùng hỗ trợ và kháng cự
Đặt lệnh tại vùng hỗ trợ kháng cự là cách giao dịch cơ bản nhất

Để giao dịch hiệu quả, đầu tiên, bạn cần xác định được vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Vậy làm thế nào để xác định được đâu là một vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng? Có thể dựa vào ba yếu tố sau:

– Vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng là vùng gần nhất so với giá ở thời điểm giao dịch.

– Ở vùng tiềm năng, thông thường, mức giá sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.

– Thời gian để hình thành nên hai ngưỡng càng dài thì có khả năng cao là vùng tiềm năng.

Thứ hai, bạn phải xác định xem giá đang di chuyển theo xu hướng nào, là xu hướng tăng hay giảm. Nếu là xu hướng tăng, bạn chờ giá đi xuống ngưỡng hỗ trợ để thực hiện lệnh BUY. Còn nếu là xu hướng giảm, bạn chờ giá đi lên đến ngưỡng kháng cự thì thực hiện lệnh SELL.

Kết hợp một số công cụ khác

Cách giao dịch ở trên là cơ bản và được nhiều nhà đầu tư áp dụng nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách giao dịch kết hợp với một số công cụ khác, chẳng hạn như nến Pin Bar, tín hiệu phá vỡ hay các chỉ báo kỹ thuật… So với cách giao dịch ở trên thì phương án này đem lại hiệu quả tốt hơn. Bởi các công cụ này có thể giúp nhà giao dịch xác định rõ hơn về Price Action và thời điểm vào lệnh chính xác. Hơn nữa, chúng còn giúp các nhà giao dịch stop loss ở điểm gần nhất, hạn chế tối đa rủi ro.

Chờ giá re-test vùng hỗ trợ và kháng cự

Như đã đề cập, giá thử đi thử lại càng nhiều ở vùng nào thì vùng hỗ trợ và kháng cự đó càng tiềm năng. Việc chờ giá re-test có thể giúp nhà giao dịch xác định được vùng tiềm năng nhất. Đặc biệt, đối với các traders giao dịch theo trường phái Price Action, chờ re-test giá nếu xuất hiện các dạng nến Pin Bar hay mô hình Fakey thì lại càng cho tín hiệu rõ ràng hơn.

Một số lưu ý khi giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Lưu ý khi giao dịch
Nhà đầu tư nên chờ giá hình thành rõ ràng hơn để vào lệnh chính xác

– Vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ tiềm năng hơn nếu giá liên tục di chuyển trong khu vực mà không thể phá vỡ ra ngoài.

– Khi giá giảm mạnh, lao xuống phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thì ngưỡng này sẽ trở thành kháng cự trong tương lai. Và ngược lại, nếu giá tăng quá mạnh, dẫn đến phá vỡ ngưỡng kháng cự thì ngưỡng này sẽ trở thành hỗ trợ trong tương lai.

– Muốn vào lệnh chuẩn xác, traders nên chờ giá hình thành rõ ràng hơn. Cần lưu ý trong các trường hợp thị trường cho tín hiệu phá vỡ giả.

– Nếu giao dịch trong ngày, traders chỉ nên tập trung vào những gì đang xảy ra trong ngày. Đừng dành quá nhiều thời gian để tìm ngưỡng hỗ trợ kháng cự trong quá khứ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễu thông tin và gây ra sai lầm khi đưa ra quyết định.

– Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự không hề đơn giản như nhiều traders vẫn nghĩ. Hãy dành một khoản thời gian để demo, chỉ khi thành thạo rồi thì bạn mới có thể kiếm tiền từ cách giao dịch này.

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu xong tất cả các thông tin liên quan đến hỗ trợ và kháng cự. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật và đánh giá tổng thể thị trường. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể học được cách giao dịch với hai ngưỡng này để tìm kiếm cơ hội thu lợi nhuận tốt nhất cho mình.

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *