ICM trading là gì? Đánh giá sàn ICM trading lừa đảo không?

Sàn giao dịch Forex và CFD ICM Trading đã ra mắt hơn một thập kỷ nay. Cho đến thời điểm hiện tại, sàn ICMtrading đã có vị trí vững chắc trên thị trường tài chính. Tuy vậy, hiện vẫn còn xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng ICM Trading lừa đảo. Thực hư thông tin ICM Trading lừa đảo như thế nào?

ICM Trading là một trong các sàn giao dịch Forex và CFD được khá nhiều nhà đầu tư yêu thích. Nhưng với traders Việt, cái tên này vẫn còn khá mới mẻ do đó không ít nhà đầu tư vẫn còn băn khoăn liệu ICM Trading lừa đảo hay uy tín. Khi đánh giá và lựa chọn một sàn giao dịch, nhà đầu tư cần phải dựa trên khá nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin ICM Trading là gì, có uy tín không và các điều kiện giao dịch của sàn.

ICM Trading là gì?

ICM Trading chính thức ra mắt thị trường tài chính vào năm 2009 với vai trò nhà môi giới Forex và CFD. Chủ sở hữu của nhà môi giới này là ICM Holdings SARL, một công ty về tài chính và công nghệ của Anh. Ngoài trụ sở chính được đặt tại Luxembourg, sàn xây dựng thêm nhiều văn phòng giao dịch trải dài các châu lục trên toàn cầu. 

Mặc dù “đánh chiếm” các thị trường châu Âu, châu Á, châu Phi… trong thời gian rất dài. Nhưng cho đến này, ICM Trading vẫn chưa thể tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân đến từ yếu tố pháp lý của sàn, chưa được cấp phép bởi hai cơ quan NFA, CFTC.

Ngoài hai danh mục sản phẩm chính là Forex và CFD, ICMtrading còn cung cấp nhiều sản phẩm khác, như: Cổ phiếu, Hàng hóa, Future Contract… Để đánh giá sàn ICM, chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở những phần nội dung bên dưới.

Có thể bạn quan tâm: DK Trade lừa đảo không?

ICM Trading lừa đảo không?

ICM trading lừa đảo
Với hồ sơ pháp lý bao gồm FCA, FSA, CySEC và FSC Mauritius, ICM trading không phải là sàn lừa đảo

Trước khi quyết định đăng ký tài khoản và giao dịch, nhà đầu tư cần làm rõ ICM Trading lừa đảo không. Để đánh giá độ uy tín của sàn, trước tiên, chúng ta phải quan tâm đến hồ sơ pháp lý. Cho đến nay, ICM Trading sở hữu danh sách giấy phép bao gồm:

  • FCA
  • FSA (Saint Vincent và Grenadines) và FSA (Labuan)
  • CySEC
  • FSC Mauritius

Theo đó, ICM Trading phải đảm bảo cơ chế bồi thường và tách biệt tài khoản:

– Nhà đầu tư được bảo vệ quyền lợi bằng khoản bồi thường lên đến 50 ngàn GBP trong trường hợp phá sản

– Số tiền ký quỹ của nhà đầu tư được lưu trữ trong một tài khoản. Còn số vốn của sàn giao dịch được lưu trữ trong một tài khoản khác. Điều này nhằm đảm bảo độ minh bạch và an toàn cho tiền ký quỹ của nhà đầu tư.

Theo như hồ sơ pháp lý nay, chúng ta có thể phủ nhận thông tin ICM Trading lừa đảo. Vậy liệu đây có phải là một sàn giao dịch an toàn tuyệt đối? Để đánh giá độ an toàn, ngoài pháp lý chúng ta phải tìm hiểu nhiều hơn nữa.

Chi phí giao dịch tại ICM Trading

Chi phí giao dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi nó quyết định lợi nhuận bạn nhận được. Vậy thì ICM Trading cung cấp chính sách mức phí giao dịch như thế nào? Liệu chính sách này có hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giao dịch của bạn? 

Chi phí giao dịch tại ICM Trading hoàn toàn phụ thuộc vào tài khoản giao dịch là gì. Sàn cung cấp hai tài khoản chính là ICM Direct và ICM Zero. 

Tài khoản ICM Direct được miễn phí hoa hồng nhưng bạn phải trả mức chênh lệch khá cao. Cụ thể:

  • Đối với các cặp tiền tệ: 1.3 pip
  • Đối với dầu thô WTI: 4 pip
  • CFD kim loại: 45 pip

Tài khoản ICM Zero không được miễn phí hoa hồng nhưng bù lại, spread cực ưu đãi, chỉ từ 0pip. Hoa hồng cố định đối với tài khoản này là 7 USD/lot hai chiều.

Sản phẩm giao dịch tại sàn ICM

Danh sách sản phẩm giao dịch bao gồm:

– Ngoại hối: 34 cặp tiền tệ giao dịch

– Cổ phiếu: 89 mã cổ phiếu Hoa Kỳ

– Chỉ số: 6 Future Contract chỉ số, bao gồm: Dow Jones, Dow Jones mini, DAX, E-mini NASDAQ, FTSE 100 và E-Mini S&P 500

– Hàng hóa: Future Contract trên các sản phẩm như vàng, Palladium, dầu thô Brent, WTI, E-Mini Henry Hub

– CFD: 11 CFD Spot (9 chỉ số giao ngay, 2 giao ngay dầu)

– Crypto: CFD trên BTCOIL

Mặc dù cung cấp đến 6 danh mục sản phẩm khác nhau nhưng số lượng có phần hạn chế (145). So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như Mitrade, FxPro hay eToro, ICMtrading lép vế hơn. 

Nạp rút tiền tại ICM Trading

ICM Trading hỗ trợ thanh toán nạp rút tiền thông qua thẻ Mastercard ICM, chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng/ghi nợ và ví trực tuyến.

Thẻ Mastercard ICM

Thẻ Mastercard ICM
Thẻ Mastercard ICM độc quyền của sàn giao dịch

Không giống với loại thẻ Mastercard thông thường, đây là thẻ độc quyền được sàn cung cấp. Người dùng có thể giao dịch trực tuyến hay ngoại tuyến đều được. Để thanh toán, nhà đầu tư chỉ cần liên kết với tài khoản giao dịch ICM Trading, chứ không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Cần lưu ý, thẻ Mastercard ICM không được cấp miễn phí đâu nhé. Mức phí tạo thẻ cho mỗi người dùng là 40 đô la Mỹ. Trong khi đó, phí nạp và rút được quy định lần lượt là 1.75% và 1.95%.

Chuyển khoản ngân hàng

Phương thức này được nhiều nhà đầu tư lựa chọn tuy nhiên thời gian nạp rút hơi lâu. Phải mất từ một đến năm ngày (làm việc) thì giao dịch mới được xử lý. Phí rút tiền là 15 bảng Anh, được tính từ lần rút tiền thứ hai trong tháng.

Mastercard/Visa

Nạp tiền với tốc độ cực kỳ nhanh nhưng rút tiền thì hơi lâu. Có trường hợp phải chờ đến 10 ngày (làm việc), người dùng mới nhận được tiền. Ưu đãi của nó là giao dịch rút tiền được hỗ trợ miễn phí 100%. Nếu nạp tiền, người dùng phải tốn mức phí 3% đối với đô la Mỹ, 4.25% đối với bảng Anh hoặc đồng Euro. Giao dịch tối đa 10 nghìn đô la Mỹ, nạp tối thiểu là 200 đô la Mỹ.

Ví trực tuyến

ICM Trading liên kết với một số loại ví trực tuyến như China UnionPay, PayPal, Skrill và Neteller. Phí nạp tiền được quy định trong khoảng từ 1 đến 2.5% (tùy thuộc vào loại ví). Rút tiền mất phí 1% đối với Skrill, 2% đối với Paypal, 5 USD đối với China UnionPay. Nếu rút tiền thông qua ví trực tuyến Neteller, nhà đầu tư không mất phí.

Trước khi quyết định lựa chọn ICM Trading, nhà đầu tư phải nắm vững hình thức và phí nạp, rút của sàn. Có thể thấy, mức phí nạp rút của sàn tương đối cao hơn so với mặt bằng chung. Hơn nữa, tốc độ rút tiền của một số hình thức cũng tương đối chậm.

Các loại tài khoản ICM Trading

Chúng tôi đã đề cập ở phần chi phí giao dịch, sàn ICM trading cung cấp hai tài khoản chính: ICM Direct và ICM Zero. Vậy điều kiện giao dịch của mỗi loại tài khoản được quy định thế nào?

Các loại tài khoản ICM Trading
So sánh hai tài khoản chính ICM Direct và ICM Zero

ICM Direct

Thông thường, nhà đầu tư mới tham gia giao dịch sàn sẽ đăng ký tài khoản ICM Direct.

  • Mức nạp tối thiểu từ 200 USD
  • Đòn bẩy tối đa khá thấp, chỉ có 1:30
  • Commission: Free
  • Spread: từ 1.3pip

ICM Zero

Tài khoản này được cung cấp ưu đãi về mức chênh lệch spread, chỉ từ 0pip. Cho nên, nhiều nhà đầu tư đã có kinh nghiệm thường lựa chọn ICM Zero. Đặc biệt là các traders giao dịch ngắn hạn như Scalper.

  • Mức nạp tối thiểu từ 200 USD
  • Đòn bẩy tối đa 1:30
  • Commission: 7 USD/lot hai chiều
  • Spread: từ 0pip

Ngoài tài chính chính, sàn cũng cung cấp tài khoản Demo như các brokers khác. Nếu hoàn toàn chưa biết cách giao dịch, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký tài khoản Demo trước. Bạn sẽ được trải nghiệm giao dịch trên nền tảng MetaTrader 4, giao dịch với vốn ảo bằng USD, EUR, GBP hay PLZ. Thời gian giao dịch với tài khoản Demo được giới thiệu trong 30 ngày.

Đăng ký tài khoản ICM Trading

Để đăng ký tài khoản ICM Trading.io, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:

  • Truy cập website chính thức thông qua đường dẫn icm.com
  • Lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt cho dễ dàng thao tác
  • Đăng ký tài khoản bằng cách nhấn vào nút Đăng ký ở trang chủ
  • Điền toàn bộ thông tin mà hệ thống ICM Trading yêu cầu trong khung đăng ký => SUBMIT
  • Đến bước xác minh, nhà đầu tư upload các giấy tờ mà sàn yêu cầu để tiến hành xác minh

Sau khi upload thành công, bạn chỉ cần chờ từ 5 đến 10 phút, hệ thống sẽ liên hệ lại với bạn. Sau khi nhận được thông báo đăng ký tài khoản thành công từ hệ thống, bạn có thể vào trang chủ, tiến hành đăng nhập, nạp tiền và bắt đầu giao dịch tại ICM Trading.io được rồi đấy!

ICM Trading hỗ trợ nền tảng giao dịch nào?

Nền tảng giao dịch luôn là yếu tố trọng tâm mà mỗi nhà đầu tư cần phải quan tâm. Tại sao chúng tôi lại khẳng định như vậy? Bởi nó quyết định đến sự thành công của bạn trên chặng đường giao dịch. Nếu chẳng may, chọn phải sàn giao dịch hỗ trợ nền tảng không có tính trực quan cao hoặc hỗ trợ quá ít công cụ, bạn sẽ gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch đúng không nào?

MetaTrader 4,5

Nền tảng giao dịch MetaTrader 4,5
Nền tảng giao dịch MetaTrader 4,5 tại ICM

ICM Trading cung cấp nền tảng giao dịch quen thuộc và phổ biến nhất, MT4 và MT5. Cả hai nền tảng này đều là sản phẩm của tập đoàn MetaQuotes, có tính ứng dụng cao trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ khá nhiều công cụ phân tích kỹ thuật. Một số tính năng có thể kể đến như:

  • Robot giao dịch EA hỗ trợ tự động thực hiện các giao dịch. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể dễ dàng xây dựng và phát triển thuật toán dựa theo chiến lược và mục tiêu của mình.
  • Nhiều chỉ báo, công cụ và biểu đồ chuyên sâu
  • Đa dạng lệnh và timeframes
  • Tính năng quản lý tài khoản bằng nhiều loại tiền tệ
  • Cập nhật tin tức nhanh chóng
  • Lịch kinh tế

Nền tảng Chứng khoán ICM

Nghe tên gọi thôi, chúng ta đã đoán ra được đây là nền tảng độc quyền của sàn ICM rồi đúng không nào? Chứng khoán ICM là nền tảng giao dịch độc quyền, được thiết kế dành riêng cho sản phẩm cổ phiếu. Trên nền tảng này, nhà đầu tư được hỗ trợ bởi biểu đồ nâng cao, chỉ báo để tìm ra các tín hiệu chuẩn xác. Bên cạnh đó, nền tảng này còn tích hợp cả tính năng Tin tức. Do đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng cập nhật nhanh nhất những tin tức trong quá trình giao dịch.

Ctrader

Nền tảng Ctrader
Nền tảng giao dịch Ctrader tại sàn

Một nền tảng khác cũng khá quen thuộc tại ICM Trading đó là cTrader. Nền tảng này cho phép traders giao dịch Forex và các công cụ trên hợp đồng kỳ hạn. Giống với hai nền tảng trên, cTrader cũng cung cấp khá nhiều biểu đồ và công cụ phân tích chuyên sâu. Theo đánh giá của nhiều người dùng trên các diễn đàn đầu tư, cTrader có mức giá và commission hấp dẫn

Dịch vụ khách hàng của ICM Trading

ICM Trading bao phủ khá nhiều thị trường từ châu Âu, châu Á đến châu Phi, Mỹ Latinh. Do đó, sàn giao dịch này hỗ trợ tương đối nhiều ngôn ngữ khác nhau, có cả tiếng Việt. Khung giờ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc và vấn đề của người dùng từ 8:00 đến 18:00 mỗi ngày. Nhà đầu tư có thể liên hệ với đội ngũ CSKH thông qua kênh livechat hoặc Email: [email protected]

Ngoài ra, sàn còn hỗ trợ các chương trình về đào tạo giao dịch. ICM Capital, trung tâm đào tạo của sàn giao dịch này, là nơi cung cấp công cụ giúp người dùng cập nhật tin tức, Economics Calendar và các phân tích… Với các người dùng sở hữu tài khoản ICM Direct, ICM Trading sẽ phân phối tin tức mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng đầu, chương trình đào tạo và kho thư viên của sàn giao dịch chỉ ở mức trung bình. So với các sàn giao dịch lớn trên thế giới thì còn kém khá xa.

Đánh giá sàn ICM: Ưu, nhược điểm

Sau khi tìm hiểu toàn bộ hồ sơ pháp lý và điều kiện giao dịch, bạn đã đưa ra quyết định có nên lựa chọn ICM Trading chưa? Nếu vẫn chưa có câu trả lời, hãy cùng nhìn lại những ưu, nhược điểm để dễ dàng đánh giá sàn ICM hơn nhé!

Ưu điểm

Đánh giá sàn ICM trading
Giao diện trang chủ của sàn ICM trading
  • Hồ sơ pháp lý có thể phần nào chứng minh cho độ uy tín của ICM Trading. Với sự có mặt của giấy phép FCA, nhà đầu tư có thể yên tâm ICM Trading không lừa đảo.
  • Nền tảng giao dịch có độ đa dạng cao, ngoài MT4 và MT5, sàn còn cung cấp cTrader và Chứng khoán ICM dành cho sản phẩm cổ phiếu
  • Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán nạp, rút tiền
  • Mức chênh lệch spread của tài khoản ICM Zero khá thấp

Nhược điểm

  • Mặc dù, độ bao phủ rộng lớn nhưng đến nay, ICM Trading vẫn chưa có mặt tại Mỹ và Bắc Triều Tiên
  • Tài khoản Demo của sàn bị giới hạn trong khoảng thời gian 30 ngày
  • Mặc dù có chương trình đào tạo nhưng chỉ ở mức trung bình, kho thư viện chưa phong phú
  • Sản phẩm giao dịch hạn chế, nạp/rút tiền cao

Xem thêm: FVP Trade là gì? FVP Trade lừa đảo không?

Kết luận

So về điều kiện giao dịch, thực tế, ICMtrading không có gì quá nổi bật trên thị trường Forex và CFD. Với những hạn chế trên, sàn giao dịch này khó lòng cạnh tranh nổi với các broker khác. Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định một điều là hoàn toàn không có chuyện ICM Trading lừa đảo.

Nếu bạn muốn tham gia giao dịch tại ICM Trading thì vẫn có thể cân nhắc.Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc thật kỹ đế yếu tố chi phí giao dịch và phí nạp, rút của sàn. Bởi hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi nhuận thực mà bạn sẽ nhận được trong quá trình giao dịch. Sau khi tìm hiểu toàn bộ thông tin ở trên, chúng tôi tin rằng bạn đã có những đánh giá của riêng mình về ICM Trading để đưa ra quyết định lựa chọn sáng suốt!

Tổng hợp: trangtienao.com

3 thoughts on “ICM trading là gì? Đánh giá sàn ICM trading lừa đảo không?

  1. Pingback: ICM trading là gì? Đánh giá sàn ICM trading lừa đảo không? – Titre du site

  2. Pingback: ICM trading là gì? Đánh gi...

  3. Pingback: ICM trading là gì? Đánh giá sàn ICM trading lừa đảo không? on CFD – at June 20, 2022 at 03:10AM – Dave's Finance Ramblings

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *