Nằm trong top các sàn giao dịch ngoại hối lâu đời có thâm niên hoạt động hơn một thập kỷ, sàn FBS xứng đáng là “sân chơi” lành mạnh cho các nhà giao dịch yêu thích đầu tư Forex. Ngoài việc chi nguồn vốn “khủng” để đầu tư cho truyền thông, sàn giao dịch này còn tập trung vào việc phát triển sản phẩm/dịch vụ và đưa ra những chiến lược hấp dẫn newbie. Đặc biệt, chỉ cần bỏ ra 1 USD là traders đã có thể đăng ký mở tài khoản tại FBS, tham gia giao dịch và nhận nhiều ưu đãi. Nhờ vậy, hiện nay, sàn FBS thu hút lượng lớn nhà đầu tư tham gia. Để tìm hiểu sàn FBS là gì và các thông tin liên quan về broker này, hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới!
Mục lục
Sàn FBS là gì?
Được thành lập vào năm 2009, như vậy là sàn FBS đã có thâm niên hoạt động 13 năm trong lĩnh vực tài chính. Đây là sàn môi giới được cấp chứng chỉ và chịu sự quản lý, kiểm soát bởi hai tổ chức, IFSC và CySEC. Hiện tại, nó đã bao phủ hơn 190 quốc gia trên toàn cầu và sở hữu lượng người dùng khủng, lên đến hơn 13 triệu nhà giao dịch.
Chiến lược tiếp cận của sàn giao dịch được đánh giá là khôn ngoan và có tính toán. FBS xây dựng nhiều trang web nhằm phục vụ cho nhiều quốc gia, khu vực riêng biệt. Thông thường, các broker Forex chỉ có 1 trang web, thông qua IP truy cập mà tự động chuyển đổi ngôn ngữ cho phù hợp. Nhưng chiến lược này của FBS có thể tiếp cận được nhiều người dùng hơn. Hiện tại, sàn giao dịch này đã xây dựng hơn 20 website riêng biệt.
Xem thêm: Hé lộ sự thật về thông tin sàn GGtrade lừa đảo
Giấy phép hoạt động của FBS
Như đã đề cập ở trên, FBS được hai tổ chức IFSC và CySEC cấp giấy phép hoạt động và quản lý trực tiếp. Nếu xét về tổng thể, hai giấy phép này không quá nổi bật so với các broker uy tín trên toàn cầu như ICMarket, Exness, XM, XTB… Nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ uy tín của nó. Bởi sàn FBS sở hữu CySec là quá đủ, bởi đây là cơ quan tài chính khá uy tín trên thị trường.
CySec đưa ra yêu cầu khá khắt khe trong việc kiểm định thường xuyên các broker tham gia. Hơn nữa, những hành vi có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư cũng được kiểm soát sát sao. Nếu sàn giao dịch chẳng may bị phá sản thì các nhà giao dịch vẫn được nhận tiền bồi thường. Đây được xem như bảo hiểm đầu tư cho các nhà giao dịch. Tóm lại, với sự quản lý và kiểm soát của tổ chức này, traders có thể yên tâm tham gia giao dịch tại đây.
Các loại tài khoản tại sàn giao dịch FBS
Giống với sàn HotForex, FBS cung cấp rất nhiều sự lựa chọn trong danh sách tài khoản người dùng. Cụ thể sàn giao dịch này cung cấp đến 6 loại account sau:
Tài khoản Demo
Tương tự với các brokers Forex khác, sàn FBS cũng cung cấp tài khoản Demo cho phép người dùng trải nghiệm dịch vụ free. Đây là loại tài khoản dành cho newbie có cơ hội làm quen với cách thức giao dịch tại đây. Nếu bạn là một newbie thì trước tiên nên đăng ký mở tài khoản này để làm quen trước. Sau khi đã nắm vững được cách giao dịch ở đây thì có thể chọn 1 trong 5 tài khoản chính bên dưới để kiếm lợi nhuận.
Tài khoản Cent
Về cơ bản, nó cũng là loại tài khoản trải nghiệm giống với Demo. Điểm khác biệt là giao dịch với tài khoản này, bạn sẽ tốn phí, chỉ từ 1 đến 5 USD. Mức đòn bẩy cho tài khoản Cent lên đến 1:1000 và mức chênh lệch spread từ 1pip. Nếu tài khoản Demo cung cấp giao dịch miễn phí, không đem lại cảm giác thắng thua. Bạn có thể đăng ký tài khoản này, số tiền giao dịch rất thấp nhưng tỷ lệ đòn bẩy cao. Bạn sẽ trải nghiệm được cảm giác chiến thắng hay thất bại chỉ với số tiền từ 1 đến 5 USD.
Tài khoản Micro
Loại account này quy định số tiền kí quỹ tối thiểu từ 5 USD. Tuy con số này khá thấp nhưng mức đòn bẩy vô cùng cao 1:3000 và mức chênh lệch spread từ 3pips. Đây là tài khoản dành cho các nhà đầu tư muốn chắc chắn hơn về lợi nhuận mà bản thân họ thu về.
Tài khoản Standard
Thông thường, tài khoản này chỉ dành cho các nhà đầu tư lão làng, giàu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường này. Sàn FBS quy định số tiền nạp tối thiểu cho loại tài khoản lên đến 100 USD. Tỷ lệ đòn bẩy 1:3000 và mức chênh lệch spread từ 0,5pip. Ngoài ra, người dùng Standard sẽ được cung cấp nền tảng MT5 để hỗ trợ giao dịch. Nếu bạn muốn đầu tư CFD và cổ phiếu thì nên đăng ký mở tài khoản này.
Tài khoản Zero Spread
Số tiền kí quỹ tối thiểu được quy định là từ 500 USD. Theo đó, mức đòn bẩy tương tự Micro và Standard nhưng mức chênh lệch spread từ 0pip. Nếu 3 loại tài khoản trên được miễn phí hoa hồng thì Zero Spread quy định mức hoa hồng từ 20 USD. Với số tiền nạp và phí hoa hồng cao, đây không phải là loại account được nhiều traders lựa chọn.
Tài khoản ECN
Đây được xem là tài khoản cao cấp nhất của sàn giao dịch này. Nó quy định số tiền kí quỹ tối thiểu là 1000 USD. Mức đòn bẩy là 1:500 và mức chênh lệch spread thả nổi từ -1pip, hoa hồng từ 6 USD. Hạn chế lớn nhất của ECN là cung cấp ít sản phẩm, chỉ 15 cặp tiền tệ ngoại hối. Nếu bạn muốn đầu tư thêm các sản phẩm khác thì phải đăng ký mở đồng thời các loại account khác. Hơn nữa, số tiền kí quỹ tối thiểu cũng cao hơn so với các broker ngoại hối ECN khác.
Nền tảng giao dịch của sàn FBS
Sàn giao dịch FBS hỗ trợ đến 4 nền tảng, đó là MT4, MT5, FBS Trader và FBS Coytrade. Hai nền tảng của MetaTrader thì có lẽ quá thân thuộc rồi. MT4 là nền tảng quốc dân mà hầu hết các broker Forex nào cũng hỗ trợ. Nó cung cấp các tính năng cơ bản, 30 chỉ báo kỹ thuật, 9 khung thời gian, báo giá thời gian thật và cung cấp robot giao dịch Expert Adviors….. Trong khi đó, MT5 lại là phiên bản nâng cấp của nền tảng MT4, do đó, các tính năng của nó cũng được mở rộng hơn.
Còn FBS Trader và FBS Coytrade là hai nền tảng độc quyền của sàn FBS. Ngoài các tính năng tương tự MT4, MT5 thì FBS Trader còn cung cấp các thông tin như loại Contract, Volume giao dịch, khoản lợi nhuận/lỗ lãi của tài khoản. Trong khi đó, FBS Coytrade là nền tảng giao dịch xã hội độc quyền. Nó có chức năng sao chép lệnh giao dịch của những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Traders chỉ cần chọn một nhà đầu tư chuyên nghiệp, nạp tiền vào account và copy lệnh giao dịch. Nếu bạn là một newbie hoặc không có nhiều thời gian thì có thể sử dụng nền tảng này. Mình cảm thấy nó khá là ổn, bởi vừa có thể sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của những traders hàng đầu, vừa học hỏi được cách giao dịch của họ.
Các sản phẩm giao dịch tại sàn FBS
Sàn FBS cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch với bốn nhóm sản phẩm Forex, CFD, cổ phiếu và kim loại. Đương nhiên, đối với mỗi nhóm sản phẩm, FBS sẽ đưa ra cách giao dịch khác nhau.
– Về Forex, đây là sản phẩm chính của sàn giao dịch này. Do đó, nhu cầu giao dịch ngoại hối ở đây rất cao. Tại sàn FBS, người dùng sẽ được phép giao dịch với 37 cặp tiền tệ ngoại hối, mức đòn bẩy tối đa là 1:3000.
– Về kim loại, người dùng có thể thực hiện giao dịch với các sản phẩm vàng, bạc, palladium và bạch kim.
– Về CFS, sàn FBS cung cấp 5 mã giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy là 1:100.
– Về cổ phiếu, sàn giao dịch này cung cấp đến 66 mã khác nhau từ các tập đoàn toàn cầu. Bao gồm cả các công ty lớn như FB, Nike, Coca, Amazon…
Xem thêm: Sàn Exness là gì? Những thông tin bạn cần biết về Exness
Đánh giá sàn FBS: Ưu – nhược điểm
Bất cứ nhà môi giới nào cũng tồn tại những ưu – nhược điểm riêng của mình và FBS cũng không phải là ngoại lệ. Để đánh giá sàn FBS thì chúng ta phải tìm hiểu chi tiết từng ưu điểm và hạn chế của nó. Để từ đó, phân tích và xem xét bên nào nặng bên nào nhẹ để quyết định có nên tham gia giao dịch hay không. Dưới đây, mình đã tổng hợp lại tất cả những ưu – nhược điểm của sàn giao dịch này, cùng tham khảo!
Ưu điểm
– Sàn giao dịch FBS cung cấp đến 6 loại tài khoản khác nhau. Do đó, traders sẽ dễ dàng tìm được loại tài khoản phù hợp nhất với mình. Hơn nữa, bên cạnh Forex, FBS cũng cung cấp các sản phẩm giao dịch khác. Việc đa dạng này có thể giúp FBS tiếp cận được số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.
– Sàn được cấp chứng chỉ và giấy phép hoạt động của hai tổ chức, IFSC và CySEC. Trong đó, phải đề cập đến tổ chức CySEC. Về cơ bản, nó là cơ quan tài chính khá uy tín. Traders có thể đặt niềm tin khi lựa chọn sàn FBS.
– Đăng ký tài khoản nhanh chóng, người dùng chỉ cần vài thao tác cơ bản là hoàn hoàn thành.
– Mức chênh lệch spread so với mặt bằng chung là khá thấp. Trong khi đó mức đòn bẩy là vô cùng hấp dẫn, có thể lên đến 1:3000.
– Đội ngũ CSKH chuyên nghiệp, nhiệt tình trong việc hỗ trợ, tư vấn và giải quyết các vấn đề của người dùng.
– Cung cấp nhiều phương thức thanh toán, liên kết với nhiều ngân hàng. Nhà giao dịch có nhiều sự lựa chọn trong khâu nạp/rút tiền.
Nhược điểm
– Sàn FBS không cung cấp sản phẩm giao dịch crypto. Như đã biết, hiện nay, crypto đang “làm mưa làm gió” trên thị trường tài chính. Trong thời gian gần đây, giá các loại coin tăng chóng mặt. Nếu nắm bắt được xu thế phát triển crypto và bổ sung sản phẩm này thì tin chắc rằng FBS sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nữa.
– Thời gian rút tiền chưa được tối ưu, người dùng có thể mất từ 30 phút đến một tuần. Nếu đang cần tiền thì hãy lên kế hoạch rút trước vài ngày để tránh trường hợp phải chờ quá lâu nhé. Hơn nữa, sàn giao dịch đôi khi cũng gặp phải một số lỗi và hoãn việc rút tiền của người dùng do lỗi xác minh.
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong sàn FBS là gì và các thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có những đánh giá sàn FBS một cách khách quan nhất. Có thể thấy, sàn FBS đã làm rất tốt trong việc hỗ trợ và tối ưu trải nghiệm người dùng. Đối với riêng cá nhân mình, đây là sàn giao dịch uy tín và đem lại tài nguyên cho các traders. Nếu bạn muốn tìm một “sân chơi” lành mạnh thì có thể cân nhắc đến sàn giao dịch này! Chúc bạn thành công khi giao dịch ngoại hối tại FBS!
Tổng hợp: trangtienao.com