Inside bar, Pin bar và mô hình Fakey là ba mẫu hình nến cực kỳ quan trọng trong trường phái giao dịch Hành động giá. Trangtienao.com đã giới thiệu khái niệm, cách giao dịch với Inside bar và Pin bar, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình còn lại, Fakey. Nếu muốn thành công trong lĩnh vực ngoại hối thì bạn cần phải hiểu rõ và biết cách giao dịch với mô hình này. Để tìm hiểu chi tiết về mô hình Fakey là gì, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách giao dịch với Fakey, mời bạn theo dõi phần nội dung bên dưới!
Mục lục
Tìm hiểu mô hình Fakey là gì?
Fakey được biết đến là một biến thể của Inside bar theo dạng mô hình phá vỡ giả. Bởi vì đặc điểm có hơi đặc biệt này nên nó được tách riêng thành một mô hình riêng. Nó còn được biết đến với nhiều tên gọi khác chẳng hạn: mô hình bẫy giá, bull trap hay bear trap… Như đã biết, Inside bar có tần suất xuất hiện rất nhiều. Là một biến thể của nó, mô hình Fakey cũng thường xuyên trên thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, ngoài ngoại hối, mô hình còn phổ biến ở cả các thị trường tài chính khác như chứng khoán và tiền điện tử. Đây cũng là một trong các mô hình được các traders giao dịch theo trường phái Price Action yêu thích.
Mô hình Fakey được định nghĩa là sự kết hợp giữa Inside bar và một cú phá vỡ giả; do đó, cấu tạo của nó sẽ bao gồm: một Inside bar (một nến mẹ – một nến con), một nến phá vỡ và một nến đảo chiều. Sau khi mô hình này hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của cây nến thứ tư.
Có thể bạn quan tâm: Hỗ trợ và kháng cự là gì?
Đặc điểm của nến Fakey
Vì là một biến thể của Inside bar nên đặc điểm của Fakey cũng sẽ có một vài điểm tương tự như Inside bar. Đầu tiên, thị trường hình thành hai cây nến đầu tiên (nến mẹ và nến con); tiếp theo sẽ là sự xuất hiện của cây nến thứ ba, cây nến này thể hiện giá tăng lên. Do vậy, nhiều nhà đầu tư sẽ lầm tưởng sự hình thành của Inside bar thông thường mà đặt lệnh BUY. Nhưng thực tế, sau đó, cây nến thứ tư xuất hiện, giá đột nhiên giảm mạnh. Như vậy, mẫu hình phá vỡ giả đã được hình thành và cũng là sự hình thành của Fakey. Bởi sự xuất hiện của Fakey, giá sẽ giảm mạnh mẽ, đây được cho là thời điểm hoàn hảo giúp nhà giao dịch thu lời.
Trường hợp mô hình Fakey tăng, cây nến phá vỡ đóng cửa ở mức giá cao hơn đỉnh của nến con (Inside bar), ngược lại, nếu là Fakey giảm, cây nến phá vỡ sẽ đóng cửa ở mức giá thấp hơn đáy của nến con (Inside bar).
Phân loại mô hình nến Fakey
Mô hình này bao gồm hai mẫu hình cơ bản, đó là Fakey tăng và Fakey giảm. Fakey tăng còn được biết đến với cái tên Bullish Fakey, được hình thành khi thị trường tăng theo hướng của nến đảo chiều. Còn Fakey giảm được biết đến với cái tên Bearish Fakey, được hình thành khi thị trường giảm theo hướng của nến đảo chiều. Thực ra, nếu là một trader, bạn không cần phân biệt quá rạch ròi hai mẫu hình này. Chỉ cần nhìn vào đặc điểm của các cây nến, bạn có thể dễ dàng xác định được xu hướng giá.
Ngoài ra, mô hình Fakey còn bao gồm một biến thể khác, đó là sự kết hợp của Fakey với Pin bar. Đặc điểm của mô hình biến thể bao gồm một Inside bar và một Pin bar. Như vậy nến phá vỡ và nến đảo chiều của một Fakey thông thường được thay thế bằng Pin bar.
Đối với biến thể này, chúng ta cũng sẽ phân tích theo hai trường hợp Fakey tăng và giảm. Nếu Fakey tăng, sau khi hình thành Inside bar, giá có xu hướng giảm; lúc này, bên bán sẽ nỗ lực kéo giá giảm mạnh, sao cho vượt ra khỏi mô hình. Sau đó, giá không đi theo nỗ lực của bên bán vì bên mua tạo áp lực quá lớn, kết quả là giá đảo chiều tăng lên. Nhưng đây vẫn chưa phải là kết quả cuối cùng bởi hai bên tiếp tục cuộc tranh đấu. Kết quả chung cuộc thuộc về “phe bò” (bên mua), thể hiện rõ qua nến Bullish Reversal Pin bar. Đối với Fakey giảm (Bearish Fakey) thì chúng ta có thể phân tích ngược lại.
Mô hình Fakey có ý nghĩa như thế nào trong giao dịch Forex?
Nguyên nhân hình thành mô hình nến Fakey có thể là từ sự thao túng của các “ông lớn”, hoặc cũng có thể là từ một tin tức, sự kiện quan trọng. Để hiểu được ý nghĩa, chúng ta phải giải thích từ hai nguyên nhân này.
Sự thao túng từ các “ông lớn”
– Trường hợp mô hình Fakey tăng: Sau khi Inside bar được hình thành, giá vượt ra phạm vi đáy của nến mẹ, là dấu hiệu của mô hình phá vỡ. Lúc này, các nhà giao dịch “thi nhau” đặt lệnh SELL bởi nghĩ rằng sự phá vỡ này là thật; tuy nhiên, đó chỉ là một “cú lừa” từ các “ông lớn” thôi. Sau khi traders đặt lệnh SELL theo đúng kế hoạch của họ làm giá bị đẩy xuống. Họ sẽ bắt đầu tung nguồn lực vào để mua tài sản với giá thấp, kết quả là giá lại tăng cao. Thêm lần nữa, nó trở thành động lực cho “phe bò” mua vào với khối lượng lớn, như vậy, giá lại càng được đà tăng cao hơn.
– Trường hợp mô hình Fakey giảm: Ngược lại, sau khi Inside bar hình thành, giá vượt khỏi phạm vi đỉnh của nến mẹ. Lúc này, các nhà giao dịch thực hiện lệnh BUY, lượng mua vào quá nhiều làm giá tăng lên đáng kể. Các “ông lớn” cũng lợi dụng thời điểm này để đặt lệnh SELL, thu lợi khủng. Kết quả là làm cho giá đột ngột đảo chiều giảm vì lệnh SELL quá nhiều.
Hai trường hợp này được xem là sự thao túng giá của các “ông lớn”. Thực tế, các trường hợp bị thao túng này hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có. Trong lịch sử giao dịch Forex đã từng ghi nhận nhiều trường hợp bị thao túng như thế này rồi.
Một tin tức, sự kiện quan trọng
Bên cạnh sự thao túng của các “ông lớn”, mô hình Fakey còn xuất hiện do sự xuất hiện của một tin tức, sự kiện quan trọng nào đó. Mà cụ thể, tin tức/sự kiện này có thể tác động mạnh mẽ đến đồng tiền tệ của quốc gia.
Sự xuất hiện của một tin giả chưa được đính chính cố tình bị tung ra bên ngoài. Tin tức này có thể tác động đến tâm lý của các nhà giao dịch. Họ nghĩ tin tức này là thật và bắt đầu thực hiện giao dịch theo tin tức đó. Sau khi các traders bị “lừa”, tin giả này được đính chính. Kết quả là thị trường di chuyển mạnh theo chiều ngược lại và hình thành nên mô hình Fakey.
Một trong các ví dụ kinh điển nhất có thể nói đến vụ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000. Lúc đó, hầu hết các tờ báo lớn nhất Hoa Kỳ đều đưa tin Al Gore sẽ đăng cử làm thị trường tài chính bị kéo về một phía. Nhưng kết quả đính chính sau đó là George W.Bush thắng cử. Lúc này, thị trường phản ứng theo tin tức, bị giật mạnh theo chiều ngược lại, tạo nên Fakey.
Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình nến Fakey
Cách giao dịch với mô hình này khá đơn giản, bạn chỉ cần tuân thủ đúng nguyên tắc là được.
– Đầu tiên, bạn cần xác định xem thị trường đang trong xu hướng nào; như đã biết ba xu hướng chính là thị trường là tăng, giảm hoặc sideway. Sau đó, bạn cần xác định đâu là vùng giá trọng yếu có khả năng đảo chiều. Đây là bước quan trọng, bởi khi mô hình Fakey hình thành, bạn sẽ vào lệnh ở vùng này.
– Nếu mô hình được tạo ra bởi Pin bar, bạn đặt lệnh SELL/BUY ở mức giá cách phía trên đỉnh Pin bar 2 pip.
– Còn việc đặt lệnh stop loss sẽ phù hợp vào khung thời gian giao dịch. Trường hợp giao dịch theo tuần, đặt stop loss cách mức giá thấp nhất của nến cuối cùng 100pip. Nếu là giao dịch theo ngày thì đặt tương tự nhưng cách 50pip. Khung H4, H1 và khung 15p lần lượt cách mức giá thấp nhất 30, 20, 15pip.
– Đặt lệnh take profit, bạn cứ tuân theo nguyên tắc tỷ lệ R:R là 1:2.
Xem thêm: Nến Morning Star – Khái niệm, ý nghĩa và cách giao dịch
Lời kết
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong mô hình Fakey là gì, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình nến này. Đây là một trong ba mô hình nến cực kỳ quan trọng trong trường phái Hành động giá. Do vậy, việc nắm vững cách giao dịch với mô hình Fakey là cực kỳ quan trọng và cần thiết trong giao dịch Forex.
Tổng hợp: trangtienao.com