Sàn OTC: Ưu, nhược điểm và những rủi ro có thể gặp phải

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì ắt hẳn không còn lạ lẫm gì với sàn OTC rồi đúng không nào? Sàn giao dịch chứng khoán OTC đã và đang phát triển mạnh mẽ, số lượng thành viên tham gia vào sàn cũng tăng lên đáng kể. OTC sở hữu khá nhiều ưu điểm nhưng đi kèm với nó cũng là những rủi ro không thể lường trước. Muốn tham gia vào sàn này thì chắc chắn bạn phải trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết.

Vậy sàn OTC là gì, những rủi ro nào có thể xảy đến trong quá trình giao dịch? Những thông tin quan trọng về sàn OTC sẽ được chúng tôi nêu chi tiết trong bài viết này, cùng tham khảo nhé!

Sàn OTC là gì?

Sàn OTC là gì? OTC là từ viết tắt của cụm Over The Counter, được hiểu theo nghĩa ‘giao dịch tại quầy’. Đây là sàn giao dịch phi tập trung, nó hoàn toàn không dựa vào bất kỳ nền tảng giao dịch cố định nào. Khi bạn muốn giao dịch trên thị trường chứng khoán, bạn phải cần đến các sàn HOSE, HNX để thực hiện các lệnh mua/bán đúng không? Nhưng ở thị trường OTC thì hoàn toàn không giống vậy.

Sàn OTC là gì?
OTC là sàn giao dịch phi tập trung

Nó vận hành không hề bị phụ thuộc vào bất kỳ sàn nào. Vậy thì bạn đặt lệnh mua/bán như thế nào? Đó là thông qua các nhà trung gian, môi giới, hội nhóm, diễn đàn,… Theo đó, các nhà môi giới và traders sẽ tự thỏa thuận trực tiếp với nhau. Từ giá cổ phiếu, số lượng mua/bán, tài sản và các vấn đề liên quan. Họ “giao tiếp” với nhau nhờ vào thiết bị đầu cuối và internet. Thông qua nền tảng trung gian do các công ty chứng khoán cung cấp, chẳng hạn như hội nhóm, diễn đàn, website.

Mặc dù sàn OTC không hề có văn phòng giao dịch riêng như các sàn HOSE, HNX. Nhưng không vì thế mà độ nhộn nhịp của nó lại kém cạnh hơn đâu nhé. Ngược lại, thị trường này lại vô cùng đông đúc và nhộn nhịp. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thị trường này có thể mang lại lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các traders cũng nên nhớ, lợi nhuận hấp dẫn đồng nghĩa với rủi ro tiềm ẩn cũng rất lớn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Sàn Upcom: Khái niệm, đánh giá và hình thức giao dịch

Tổng quan thị trường OTC tại Việt Nam

Trong quá khứ, thị trường OTC phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn là một traders lâu năm thì chắc chắn có thể nắm bắt được độ phát triển của nó rồi. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nhiều năm trước có vẻ đã “dịu” đi bớt phần nào. Tuy nhiên, cổ phiếu của nó thì vẫn được các traders đặc biệt quan tâm đến. Lý do là vì loại cổ phiếu này có thể đem lại lợi nhuận cao hơn so với các loại khác trên thị trường.

OTC sở hữu số lượng công ty, doanh nghiệp, tổ chức tham gia đông đảo. Đối với các traders có khả năng phân tích, phán đoán tốt thì việc kiếm lời từ thị trường này là điều dễ dàng. Thậm chí, việc sinh lời từ OTC còn được đánh giá cao hơn so với các cổ phiếu truyền thống khác. Nhiều traders đã thừa nhận điều này. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu tài chính là ngân hàng, đây là hai nhóm cổ phiếu đem lại lợi nhuận rất cao cho các traders Việt.

Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể để chứng minh điều này. Cổ phiếu VPB chỉ có giá 15 ngàn VNĐ/stock, khi được niêm yết trên sàn OTC thì giá cổ phiếu lúc này là 70 ngàn. Như vậy, giá trị của nó đã tăng gần 5 lần so với con số lúc đầu. Tương tự với cổ phiếu OCB, ban đầu chỉ có giá 6 ngàn VNĐ/stock, sau khi được niêm yết trên sàn OTC đã nâng lên 70 ngàn.

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của sàn OTC

Bạn cần biết rằng không tồn tại sàn giao dịch hoàn hảo. Bất kỳ sàn giao dịch nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Và sàn giao dịch OTC cũng vậy. Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của sàn giao dịch này.

Ưu điểm của sàn OTC

Sàn OTC đang ngày càng phát triển và số lượng người tham giá cũng ngày càng đông đảo. Vậy sàn giao dịch này có những ưu điểm gì mà lại thu hút giới đầu tư đến vậy?

Cơ hội để mua cổ phiếu tiềm năng với giá thấp

Nếu các sàn giao dịch truyền thống chỉ cho phép giao dịch các cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn thì OTC lại không hạn chế điều này. Đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư mua được cổ phiếu tiềm năng với mức giá “rẻ bèo”. Ngoài ra, sàn OTC còn giúp traders tiết kiệm được khoản phí giao dịch. Các nhà môi giới tiết kiệm được khoản phí quản lý.

Cho phép giao dịch bằng crypto

OTC cho phép các giao dịch bằng crypto như BTC, ETH
OTC cho phép các giao dịch bằng crypto chẳng hạn như BTC, ETH

Bên cạnh đó, ngoài giao dịch chứng khoán thì sàn OTC còn cung cấp nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như crypto. OTC hoàn toàn cho phép các giao dịch bằng crypto như BTC, ETH. Đây được đánh giá là ưu điểm cực kỳ lớn. Đặc biệt là với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, thị trường crypto phát triển mạnh mẽ. Vì vậy hầu như, nhà đầu tư chuyên nghiệp nào cũng sở hữu số lượng lớn crypto.

Là sàn giao dịch cao cấp, hệ thống bảo mật nhiều lớp

Nếu trước kia, OTC chỉ được đánh giá là loại sàn thứ cấp. Thì giờ đây, với sự tối ưu, tự động hóa và liên tục được cải tiến, phát triển, sàn giao dịch OTC đã trở thành một trong những sàn giao dịch cao cấp. Ở thời điểm hiện tại, nó đã đạt được khá nhiều thành tựu trong nhiều hoạt động. Từ đầu tư cho đến thương mại, nó đều góp mặt.

Không những vậy, OTC còn sở hữu hệ thống bảo mật cấp cao với nhiều lớp. Cho nên độ an toàn trong giao dịch rất cao. Thêm vào đó, các nhà môi giới cũng là được ủy quyền từ các tổ chức uy tín trên toàn cầu với độ chuyên nghiệp cao.

Thông tin được cập nhật liên tục

Để giao dịch thành công, các traders cần nhất là thông tin đúng không nào? Từ những thông tin, traders mới có thể phân tích và vạch ra chiến lược đầu tư đúng đắn. Ưu điểm của sàn chứng khoán OTC là các thông tin về chứng khoán nói riêng và tài chính nói chung đều được update liên tục, kịp thời. Nó được đánh giá là nơi thu thập thông tin, kiến thức uy tín hàng đầu.

Tự do thỏa thuận, giao dịch

Như đã đề cập, sàn giao dịch OTC không phụ thuộc vào bất kỳ nền tảng cố định nào. Vì vậy, các traders hoàn toàn tự do thỏa thuận và giao dịch. Traders không cần tuân thủ theo bất kỳ quy định về thời gian và địa điểm nào giống như các sàn giao dịch tập trung. Bạn có số vốn cực kỳ hạn hẹp thì cũng không cần quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường này. Bởi vì bản chất của thị trường OTC chính là thỏa thuận giữa người bán và người mua. Miễn là hai bên thỏa thuận có tiếng nói chung thì bất kỳ ai cũng có thể đầu tư.

Nhược điểm của sàn OTC

Sàn giao dịch OTC sở hữu nhiều ưu điểm là thế nhưng vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Về nhược điểm thì chúng ta phải nói đến việc các cổ phiếu đôi khi không được minh bạch. Thông tin trên sàn cũng chưa được cụ thể. Từ đó có thể gây ra một số rủi ro không thể lường trước cho các traders. Thêm một nhược điểm nữa, đó là sàn giao dịch này có độ rủi ro cao hơn các sàn chứng khoán thông thường.

Những rủi ro nào có thể gặp phải khi giao dịch trên sàn OTC?

Như đã đề cập, sàn giao dịch càng có khả năng sinh lời hấp dẫn thì độ rủi ro càng cao. Để tránh những thiệt hại thì các traders cần nắm vững những thông tin cần thiết, từ đó phân tích và đo lường sao cho hợp lý. Dưới đây là top 4 rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi giao dịch trên sàn OTC.

Sàn giao dịch OTC có khả năng sinh lời và độ rủi ro cao
Sàn giao dịch OTC có khả năng sinh lời và độ rủi ro cao

Rủi ro từ các công ty phát hành cổ phiếu

Trong thị trường OTC, các công ty phát hành cổ phiếu không thuộc sự quản lý của sàn giao dịch. Mà thực tế, nó lại chịu sự quản lý của trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty quản lý. Vì vậy, có thể bạn sẽ không biết đầy đủ thông tin của công ty phát hành cổ phiếu. Nếu công ty phát hành có vấn đề thì sao? Rất khó cho bạn để phân tích hay thẩm định thông tin đúng không nào? Rủi ro từ các công ty phát hành cổ phiếu khá phổ biến và thường xuyên xảy ra. Do đó, bất kỳ traders nào, dù là newbie hay giàu kinh nghiệm, cũng nên lên phương án đề phòng rủi ro này.

Rủi ro thị trường

Thứ hai, chúng ta phải nói đến những rủi ro từ chính thị trường. Trên sàn giao dịch OTC, các traders sẽ gặp bất lợi trong việc thu thập thông tin để phân tích và đưa ra quyết định. Nếu bạn đầu tư vào các cổ phiếu chưa được niêm yết thì có rất ít thông tin về chúng. Do đó, việc dự đoán xu hướng và phân tích thị trường gặp rất nhiều khó khăn.

Rủi ro lừa đảo

Dù giao dịch hình thức nào và trên bất cứ sàn nào thì rủi ro về lừa đảo luôn là vấn đề muôn thuở. Ai cũng biết rằng sàn OTC là hợp pháp, nó đã được cấp phép hoạt động. Do vậy, việc giao dịch, mua bán cổ phiếu trên sàn giao dịch này không có gì là bất hợp pháp cả. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở sàn, mà là ở những công ty ma, bất hợp pháp. Các traders cần phải thật cẩn trọng trong giao dịch. Bởi các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, khó nhận biết. Có thể, ta không phân biệt được đâu là công ty hợp pháp, đâu là công ty ma.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro cuối cùng mà mình muốn nhắc đến đó là tính thanh khoản. Bạn phải hiểu rằng, sàn OTC hoạt động theo cơ chế tự do thỏa thuận thì tính thanh khoản thấp. Ở các sàn chứng khoán truyền thống, chúng đã liên kết với người tổ chức hoặc đơn vị có nhu cầu mua cổ phiếu. Cho nên bạn không cần phải tự tìm người mua. Còn ở sàn OTC, nếu bạn muốn bán cổ phiếu thì phải tự mình tìm người có nhu cầu mua.

Những sai lầm thường gặp khi giao dịch trên sàn OTC

Khi đầu tư chứng khoán, không ai muốn gặp phải những sai lầm không đáng có đúng không nào? Vậy để tránh những sai lầm thường gặp khi giao dịch, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Liên hệ với nhiều nhà môi giới

Bạn chỉ nên khảo giá của một vài nhà môi giới
Bạn chỉ nên khảo giá của một vài nhà môi giới

Thông thường, nếu bạn muốn giao dịch thì sẽ liên hệ với nhiều nhà môi giới để tham khảo giá cả trước đúng không? Điều này ũng là dễ hiểu. Vì như thế, bạn có thể dễ dàng so sánh, xem nơi nào có mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, trường hợp bạn gặp phải nhà môi giới liên doanh thì sao nhỉ? Lúc này, bạn đã gặp phải rắc rối lớn rồi đấy. Họ sẽ tìm đối tác giao dịch. Sau đó, các đối tác này sẽ loại bỏ lệnh mua khỏi thị trường để đẩy giá xuống mức thấp hơn. Lời khuyên dành cho bạn là bạn chỉ nên khảo giá của một hoặc hai công ty trên sàn giao dịch OTC thôi nhé.

Giao dịch trong lúc thị trường đang biến động mạnh

Nhiều nhà đầu tư thường dính phải sai lầm tai hại này. Bởi vì ai cũng biết rằng thị trường biến động là lúc thị trường đang mạnh, mức hoạt động cũng cao hơn. Tuy nhiên, các traders cần biết đây là lúc các nhà môi giới sẽ tính phí bảo hiểm rủi ro rất cao. Do đó, chúng ta sẽ rất khó để biết được thực hiện một giao dịch sẽ mất bao nhiêu.

Nói cho người khác biết ý định đầu tư của bản thân

Tuyệt đối đừng bao giờ nói cho người khác biết được ý định đầu tư và bước đi tiếp theo của bản thân bạn. Hoặc thậm chí, những hành vi đầu tư quá dễ đoán cũng là một sai lầm nên tránh. Bởi vì như vậy thì bạn rất dễ bị dắt mũi. Bạn có từng nghĩ đến trường hợp các nhà môi giới biết được những thông tin này chưa? Họ có thể dễ dàng đi trước thị trường và điều chỉnh giá. Cho nên tuyệt đối đừng phạm phải sai lầm tai hại này nhé.

Xem thêm bài viết: Sàn OANDA: Tổng hợp thông tin và đánh giá chi tiết

Lời kết

Ắt hẳn qua những thông tin được trình bày ở trên, bạn đã hiểu cặn kẽ về sàn OTC là gì, những ưu và nhược điểm của sàn, những rủi ro, sai lầm cần tránh khi giao dịch trên OTC rồi đúng không nào? Đây là một trong những sàn chứng khoán có khả năng sinh lời cao, đáng để tham gia. Chỉ cần bạn nắm vững kiến thức về thị trường và tìm được nhà môi giới uy tín thì có thể tự tin tham gia sàn giao dịch rồi.

Sàn OTC được đánh giá nhiều tiềm năng, là kênh đầu tư nóng hổi. Không có lý do gì để từ chối một sàn giao dịch hấp dẫn thế này. Mình sẽ luôn nhắc điều quan trọng này: sinh lời càng hấp dẫn, rủi ro càng cao. Nhớ nhé! Chúc bạn thành công khi tham gia vào sàn giao dịch này!

Tổng hợp: trangtienao.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *